Tài liệu: Trung Quốc - Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trung Quốc có nhiều đến mức đáng ngạc nhiên các loại địa hình chủ yếu, các đới khí hậu và các kiểu thực vật.
Trung Quốc - Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu

Nội dung

Cảnh quan thiên nhiên và khí hậu

            Trung Quốc có nhiều đến mức đáng ngạc nhiên các loại địa hình chủ yếu, các đới khí hậu và các kiểu thực vật. Mỗi vùng miền đều có khí hậu và thực vật khác biệt mang lại cho nó một tính chất riêng so với các khu vực khác của đất nước.

            Phong cảnh miền núi

            Hầu như 213 diện tích Trung Quốc là cao nguyên và núi cao ở phía tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng chiếm hơn 1/4 diện tích đất nước. Tuy độ cao trung bình của cao nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề mặt có các hồ nằm rải khắp đó đây các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m. Trong số 12 đỉnh núi cao nhất thế giới, Trung Quốc có tới 8 đỉnh. Dọc theo ven rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy núi Côn Luân. Ven rìa phía nam là dãy Himalaya, tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nêpan. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Everest, cao 8. 849m. Các đỉnh núi cao có tuyết phủ quanh năm. Băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kỳ thú. Núi cao cũng chiếm phần lớn diện tích miền Đông Trung Quốc. Các sườn núi bị nhiều dòng sông chảy dọc theo các núi ăn sâu vào.

            Các vùng đất thấp và sa mạc

            Chỉ gần 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nằm ở độ cao dưới 500m. Đồng bằng Hoa Bắc, chủ yếu nằm thấp hơn 100m, là khu vực đất thấp rộng nhất ở Trung Quốc. Đồng bằng này được tạo thành bởi phù sa lắng đọng của sông Hoàng Hà. Các đồng bằng thấp khác của Trung Quốc chỉ có ở dọc trung lưu, hạ lưu sông Dương Tử và ở một vùng châu thổ có diện tích nhỏ hơn nhiều là châu thổ sông Châu Giang.

            Khu vực tây bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc, chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklimakan. ''Con đường tơ lụa'' chạy ven rìa phía bắc và phía nam sa mạc này. Những trận bão cát lớn đã làm cho các lữ hành trên ''con đường tơ lụa'' bị mất phương hướng và nhiều người trong số họ đã bị chết trên hành trình của mình.

            Những dòng sông

            Trung Quốc có nhiều sông nhưng cho đến nay Dương Tử và Hoàng Hà vẫn là những con sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng và có dòng chảy nhìn chung đổ về phía đông.

            Dương Tử là sông dài nhất Trung Quốc, 6.380km. Đoạn phát sinh từ cao nguyên chảy xuống của nó bị dốc và do chảy nhanh qua các hẻm núi sâu, hẹp nên có nhiều ghềnh. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi tiếng con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Nó trở thành một dòng sông rất rộng, trôi quanh co, uốn khúc qua những đổng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của sông trải rộng từ Nam Kinh đến Biển Hoa Đông.

            Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, 5.464km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu. Sau đó, ở một đoạn trung lưu, nó chảy thành một đường vòng khổng lồ quanh cao nguyên Hoàng Thổ, cuốn theo những lượng đất vàng rất lớn trên hành trình của mình. Đây là con sông giàu phù sa nhất thế giới, mỗi năm nó tải tới 1,6 tỷ tấn phù sa này. Ở một số vùng hạ lưu, đáy sông Hoàng Hà thậm chí còn cao hơn đồng bằng xung quanh đến 10m. Những con đê chạy dọc theo các đoạn sông dài 700km qua Đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà đổ ra biển Bột Hải, tuy nhiên, sau những trận lụt nghiêm trọng, con sông đã mấy lần thay đổi dòng chảy. Những trận lụt như vậy đã làm cho rất nhiều người bị chết đuối và gây ra nạn đói do nước lũ tàn phá cây trồng. Vì nguyên nhân này mà sông Hoàng Hà được gọi là “Nỗi buồn của Trung Hoa”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2835-02-633547551865790000/Canh-quan-thien-nhien-va-khi-hau/Gioi-thi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận