Thảm họa thiên nhiên
Có hai loại thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của Trung Quốc. Lũ lụt và động đất là các hiện tượng thường xuyên và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh kế của người dân Trung Quốc. Trung Quốc đã phải phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động của các thảm họa thiên nhiên này.
Lũ lụt
Từ tháng Sáu đến tháng Mười Hai là thời gian dễ xảy ra lũ lụt nhất ở Trung Quốc. Có nhiều sông gây ra lũ lụt, trong đó sông Dương Tử và sông Hoàng Hà gây tàn phá nhiều nhất. Năm nào sông Dương Tử cũng gây lũ lụt, nhưng có những năm lũ lụt tàn phá khủng khiếp hơn năm khác. Trong thế kỷ XX đã có bốn trận lụt đặc biệt tàn hại: 1931, 1935, 1954 và 1998. Hơn 50 năm qua, tình trạng ngập nước qui mô lớn ở thượng lưu sông Dương Tử đã bóc đi các lớp thực bì ở sườn của các thung lũng mà chúng có tác dụng ngăn không cho đất bị nước mưa rửa trôi vào sông. Hiện tại, mưa lớn rửa trôi đất có kết cấu rời rạc vào lòng sông khiến nó trở nên nông hơn và làm giảm lượng nước mà sông có thể chuyển tải. Điều này cũng có nghĩa là lũ sông dễ xảy ra hơn.
Từ năm 1949, các đê chính dọc theo trung lưu và hạ lưu những con sông chủ yếu đã được đắp và gia cố. Các công trình phân lũ được xây dựng như là một phần của công tác xử lý lũ. Tuy nhiên, những biện pháp như vậy dọc sông Dương Tử, đặc biệt ở đoạn Tĩnh Giang, tại vùng trung lưu của sông, không thể đối phó được với các đợt lũ dâng rất cao thường xảy ra mười năm một lần. Đây là lý do cơ bản khiến phải xây dựng Đập Tam Hiệp (xem trang 21) và chọn địa điểm cho con đập ở đoạn ngay trước khi con sông chảy ra khỏi vùng núi và nhập vào phần trung lưu. Hàng năm, vào cuối tháng Năm, mức nước ở hồ chứa có chiều dài 60km sẽ giảm xuống mức 145m, nhờ đó nó có thể chứa được nước lũ đổ xuống từ thượng lưu. Trong tháng Mười, khi hiểm họa lũ đã qua, mức nước sẽ lên cao đến 175m.
Lụt ở Vũ Hán
Mùa đông 1997 – 1998, tại cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng tuyết rơi cực kỳ nhiều. Vì thế, đến mùa xuân, lượng nước mà tuyết tan tạo ra cũng hơn bình thường. Đồng thời, các trận mưa cũng bắt đầu sớm hơn. Mỗi trận mưa giông lại làm cho dòng sông dâng cao hơn một đợt. Tình hình lũ lụt tệ hại nhất như thông thường đã diễn ra ở trung lưu và hạ lưu sông. Đến giữa tháng Bảy, Vũ Hán (một thành phố nơi mà các mực nước lũ đạt mức đỉnh) đã trải qua cao điểm lũ thứ ba. Nghiêm trọng hơn là Vũ Hán đã bị ngập bởi một trận giông trút gần một nửa mét nước mưa xuống trong vòng 12 giờ. 1/5 thành phố đã bị ngập lụt. Tiếp theo là các tuần đầy lo lắng.
Các đê bao ngăn lũ suy yếu sau các tuần mưa lớn và mọi người được thông báo phải trợ giúp gia cố chúng. Bất chấp các nỗ lực này, một số lớn đê bao rút cuộc đã bị vỡ.
Đây là một trải nghiệm đáng sợ đối với những ai phải chịu cảnh lũ. Nước sông dâng nhanh và mọi người buộc phải rời khỏi nhà cửa, chỉ mang theo được một ít đồ đạc. Những chứng bệnh, như bệnh tả phát sinh. Các doanh nghiệp và phân xưởng buộc phải đóng cửa, giao thông bị gián đoạn và các nguồn cung cấp năng lượng bị cắt. Các vùng thôn quê cũng bị ảnh hưởng. Cây trồng và gia súc bị mất. Ở trung lưu và hạ lưu sông, trên 1 triệu hécta đất bị ngập lụt và 1.542 người bị chết. Thiệt hại tài chính là 80 triệu đô la.
Động đất
Động đất thường xuyên xảy ra ở nhiều vùng của Trung Quốc do đất nước nằm trên những tuyến đứt gãy địa chất chủ yếu nằm ở nơi mà một số mảng kiến tạo của trái đất gặp nhau. Ví dụ, dãy Himalaya đánh dấu miền trượt, nơi mảng kiến tạo Indian (Ấn Độ) dịch chuyển về phía bắc, gặp mảng kiến tạo Eurasian (Ấn - Âu).
Khi các trận động đất xảy ra ở những vùng đông dân, chúng có thể gây ra tổn thất tàn hại về sinh mạng và sự đau khổ kéo dài cho những người còn sống sót. Ví dụ, năm 2001, thành phố Đường Sơn kỷ niệm 25 năm trận động đất tàn khốc thông qua các hoạt động tưởng niệm. Việc xây dựng lại thành phố chỉ hoàn thành vừa mới đây và kinh tế của thành phố đã được tái kiến thiết.
Nhiều nghiên cứu về hoạt động của động đất đang được tiến hành tại Trung Quốc.Ví dụ, mũi khoan thăm dò khoa học đầu tiên trên lục địa của Trung Quốc được thực hiện tại tỉnh Giang Tô. Mũi khoan này được khoan xuống một vùng là nơi hội tụ của các tấm mảng tạo lục địa để khảo sát hoạt động địa chấn.
Động đất ở Gia Sư
Ngày 24 tháng Hai năm 2003, vào 10 giờ 3 phút sáng, giờ địa phương, một trận động đất lớn (6,8 độ Richter) xảy ra tại hạt Gia Sư mà không hề có dấu hiệu báo trước. Ngày hôm sau, lại có hai đợt động đất nữa (5 độ Richter). Tổng số đã có 734 dư chấn, cứ một giờ có 40 dư chấn. Thiệt hại khá nghiêm trọng. 268 người chết, 4.000 người bị thương, 8.861 ngôi nhà (trong đó có nhiều nhà làm từ gạch đất phơi) và 17 trường phổ thông bị hư hỏng. Nhiệt độ thấp ban đêm vào thời gian này trong năm gây nhiều cam go cho những ai phải ngủ ngoài trời. Khoảng 1.300 quân nhân, 12 đội nhân viên y tế và 200 cảnh sát đã đến khu vực xảy ra thảm họa để làm công tác cứu hộ trong ngày 24 tháng hai. Ngày hôm sau, lại có nhiều người đến cứu hộ hơn. Nhiều người đã bị vùi dưới những đống đổ nát ngổn ngang.
Vào cuối tháng Ba, hoạt động núi lửa lại diễn ra trong khu vực này, tạo ra 5 trận động đất và hầu như là 400 dư chấn. Khoảng từ 60.000 đến 70.000 người bị mất nhà cửa.
Động đất núi Côn Luân
Không phải mọi trận động đất đều gây tổn thất nghiêm trọng. Ngày 14 tháng Mười Một năm 2001, một trận động đất lớn (7,8 độ Richter) xảy ra ở miền bắc cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Đây là trận động đất lớn nhất ở lục địa Trung Quốc trong vòng hơn 50 năm. Tâm chấn của nó nằm ở khu vực Kôkôxili hẻo lánh, gần biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hải và Tân Cương. Động đất đã tạo ra một vết nứt dài 350 km dọc theo phần cuối phía tây của Đứt gãy Côn Luân và trong tháng xảy ra sự kiện đã có 23 dư chấn. Duy nhất chỉ có một số đền thờ dọc theo tuyến đường Goldmun – Lhasa phải chịu thiệt hại. Hiện nay, tuyến đường sắt mới Thanh Hải – Tây Tạng chạy qua khu vực dễ bị động đất này.
Đề phòng động đất
Ở những vùng thường xuyên có các trận động đất, có một ý tưởng tốt là lập một kế hoạch về thời điểm chúng có thể xảy ra. Ví dụ, các trận động đất thường diễn ra ở tỉnh Văn Nam, cho nên từ năm 1985 những đề phòng đặc biệt đã được đưa ra. Các địa điểm xây dựng được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn rằng, các tiêu chuẩn xây dựng mới đã được áp dụng, ví dụ như độ cao các toà nhà được khống chế, hoại gạch mới nhẹ hơn, nhưng bền hơn được sử dụng. Một mũi khoan thăm dò thảm họa địa chấn đã được thực hiện và các hãng TV, cũng như các tấm pano, đã giúp tăng nhận thức của người dân về việc phải đối phó như thế nào trong trường hợp động đất.