Tài liệu: Vì sao phải coi trọng các nguyên tắc trong gia đình?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cuộc sống gia đình có nguyên tắc hay không? Câu trả lời là có. Gia đình là một tập thể, là mô hình thu nhỏ của xã hội.
Vì sao phải coi trọng các nguyên tắc trong gia đình?

Nội dung

Vì sao phải coi trọng các nguyên tắc trong gia đình?

Cuộc sống gia đình có nguyên tắc hay không? Câu trả lời là có. Gia đình là một tập thể, là mô hình thu nhỏ của xã hội. Chỉ khi mọi người trong gia đình có trách nhiệm với tổ ấm của mình; giúp đỡ, chan hòa và ủng hộ lẫn nhau, thì họ mới đủ tư cách và có quyền lợi để trở thành thành viên của gia đình đó.

Có thể bạn sẽ cảm thấy một số quy tắc nào đó đang tồn tại trong gia đình mình là hoàn toàn vô lý; không những không muốn, không tự nguyện tuân theo, bạn còn hy vọng và sẽ thay đổi được những quy tắc đó. Rất nhiều người đến độ tuổi đòi hỏi được độc lập, tự chủ về mọi mặt như bạn cũng đều cảm thấy như vậy. Có thể suy nghĩ của bạn là có lý nhưng trước hết, bạn vẫn cần phải tôn trọng những thói quen của cha mẹ. Bạn cần biết, cha mẹ mình đã quen với việc dần hình thành nên những quy tắc trong quá trình chung sống lâu dài với nhau. Nếu bạn đột ngột có hành động mang tính “cách mạng” để thay đổi những quy tắc đó một cách tức thời, thì hẳn là cha mẹ bạn sẽ không thế thoải mái, vui vẻ được.

Khi muốn giúp cha mẹ làm việc nhà, bạn có thể hỏi ý kiến của họ hoặc nhờ họ chỉ bảo xem việc đó nên làm như thế nào; tránh để có ý tốt mà cuối cùng lại hỏng việc. Nếu cảm thấy làm một việc gì đó có chỗ chưa hợp lý, bạn có thể đề xuất với cha mẹ một phương pháp khác đơn giản nhưng hiệu quả hơn. Nếu bạn thể hiện sự tôn trọng đúng mực của mình với cha mẹ thì trong đa số các trường hợp, chắc chắn họ sẽ đồng ý với ý kiến, quan điểm của bạn.

Khi giúp đỡ cha mẹ việc nhà, bạn đừng nên bắt đầu ngay với những việc mà mình chưa thể làm được. Ví dụ: Bạn cảm thấy cần phải sắp xếp, trang trí lại phòng ngủ của cha mẹ, nên đã lợi dụng thời gian nghỉ trong một buổi cuối tuần để làm công việc này. Khi làm được một nửa, bạn mới nhận ra rằng đây là một “nhiệm vụ bất khả thi” và bạn sẽ không thể hoàn thành được nó trước khi cha mẹ trở về. Nếu cuối tuần đó cha mẹ bạn đã lên kế hoạch đi đâu đó nhưng khi trở về nhà, nhìn thấy phòng ngủ của mình giống như một “bãi chiến trường” thì họ sẽ phải hoãn kế hoạch lại và xử lý nốt phần việc bạn vô tình tạo ra. Trong trường hợp đó bạn thử nghĩ xem, liệu cha mẹ bạn có vui được không?

Đa số các bậc cha mẹ đều mong muốn căn nhà của mình lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. Là con cái, là thành viên trong gia đình, bạn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải dọn đẹp ngôi nhà của mình. Bạn đừng bao giờ cho rằng, việc dọn dẹp nhà cửa là công việc của bố, của mẹ chứ chẳng không của mình.

Nếu có phòng riêng, bạn cũng đừng nên cho rằng đó là “vương quốc của riêng mình”, bẩn hay sạch, có gọn gàng hay không thì cũng không liên quan gì đến cha mẹ. Đa số các bậc cha mẹ đều không thể phân chia không gian sống giữa mình và con gái một cách rạch ròi, và hẳn là họ sẽ rất phiền lòng nếu thấy phòng riêng của bạn lúc nào cũng bừa bộn, bẩn thỉu. Tạo cho bạn một căn phòng riêng, nghĩa là cha mẹ đã rất tôn trọng sự riêng tư của bạn. Bạn phải tôn trọng những quy tắc và thói quen từ lâu đã tồn tại trong gia đình mình, thì mới thực sự công bằng với cha mẹ của bạn.

Nếu muốn sắp xếp lại đồ đạc trong nhà hoặc trang trí thêm một đồ vật nào đó mang tính lâu dài, bạn tuyệt đối không được tự hành động mà cần phải hỏi ý kiến của cha mẹ trước. Nếu họ không đồng ý với đề nghị đó của bạn, thì tốt nhất là bạn hãy nhượng bộ bởi cha mẹ mới là những “sáng lập viên” chủ yếu của gia đình, của tổ ấm và đương nhiên là họ có quyền quyết định nhiều hơn bạn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4189-02-633704796748193750/Toi-yeu-gia-dinh-Toi-yeu-Thay-co/Vi-sao-p...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận