Tài liệu: Vì sao phải xây dựng đường sắt trên biển?

Tài liệu
Vì sao phải xây dựng đường sắt trên biển?

Nội dung

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN BIỂN?

 

Text Box:  Đường sắt trên biển không phải là sẽ xây dựng đường ray của đường sắt trên cầu vượt qua sông biển, mà là chuyên chở đoàn tàu trên một loại phà khổng lồ được chế tạo đặc biệt vượt qua sông ngòi biển cả, vận chuyển cả đoàn tàu đến bờ bên kia. Do vậy, đường sắt trên biển giống như một chiếc cầu nổi trên mặt nước, có tác dụng là tuyến đường sắt liên kết và nối liền hai bờ.

Đường sắt trên biển hiện nay đã từ sông ngòi vươn ra biển cả, từ khoảng cách ngắn giữa hai bờ sông phát triển thành vận chuyển khoảng cách dài theo sông vượt biển. Nó tập trung ưu thế của các phương diện như đường sắt, vận chuyển đường sông, tập trung hoá, vận chuyển không gián đoạn, đưa trực tiếp cả đoàn tầu lên thuyền, như vậy có thể tính được việc bốc xếp hàng hoá ở cảng, giảm thiểu việc tổn thất hàng hoá, tăng nhanh hiệu suất vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng xuất nhập cảng. Điều quan trọng nhất là, đường sắt trên biển không những có thể làm giảm áp lực vận chuyển đường sắt trên mặt đất, lại còn có thể rút ngắn vận chuyển vòng quanh cự li dài của tầu hoả. Như tuyến đường sắt trên biển từ Liên Xô cũ tới Đức dài 540 km, thời gian đi chỉ tương đương với 1/6 thời gian vận chuyển trên mặt đất. Hiện nay, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển dài, khu vực nước rộng như Mĩ, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển đều đang ra sức phát triển đường sắt trên biển.

So sánh với việc xây dựng tuyến đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên biển không phải xây dựng trên nền đường và đường ray cự ly dài, do vậy khối lượng công trình nhỏ, đầu tư thấp, thời gian làm việc ngắn, nhanh chóng thấy được hiệu quả cao. Trung Quốc có rất nhiều thành phố ven biển, bờ biển kéo dài hơn 18000km, có điều kiện rất thuận lợi để mở mang đường sắt trên biển. Như từ Thượng Hải đến Ninh Ba, dùng đường sắt trên biển vượt qua vịnh Hàng Châu, khoảng cách vận chuyển được rút ngắn 1/3; Hiện đang xây dựng đường sắt trên biển từ Đại Liên đến Yên Đài, có thể rút ngắn được hơn 1800 km so với đường bộ. Do vậy, phát triển vận chuyển đường sắt trên biển rất thích hợp với tình hình của Trung Quốc và cũng là một con đường làm hoà hoãn tình hình căng thẳng của vận chuyển đường sắt hiện nay.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369352389531250/Khoa-hoc-cong-trinh/Vi-sao-phai-xay-dung-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận