Tài liệu: Vì sao tàu phá băng có thể phá băng?

Tài liệu
Vì sao tàu phá băng có thể phá băng?

Nội dung

VÌ SAO TÀU PHÁ BĂNG CÓ THỂ PHÁ BĂNG?

 

Text Box:  Mỗi khi giá lạnh đến, mùa đông về, những vịnh cảng và mặt biển phương Bắc thường bị đóng băng, ngăn cản tầu thuyền qua lại. Để tiện cho tàu bè ra vào cảng, người ta vẫn phải dùng tầu phá băng để phá băng.

Tại sao tàu phá băng có thể phá được băng? So với các loại tàu khác, tàu phá băng có đặc điểm riêng: Thân tàu được thiết kế rất kiên cố, vỏ thép dày hơn rất nhiều so với các loại tàu khác, phần đầu tầu to còn phía đuôi lại nhỏ, có lợi cho việc mở đường trên mặt băng; Thân tàu ngắn (tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của tàu bình thường là 7: 1 đến 9: 1, của tầu phá băng là 4: 1), do vậy nó có thể tiến lui, thay đổi phương hướng linh hoạt, tính năng điều khiển tốt, ăn nước sâu, có thể phá vỡ những tầng băng tương đối dày; Công suất lớn, tốc độ cao, do vậy khi dồn lực phá băng, có thể tập trung được một lực khá mạnh. Đầu tầu có hình gấp khúc, kết hợp với mặt nước tạo thành một góc 200 ~ 350, đầu tầu có thể ''trèo'' lên mặt băng; Phần đầu, đuôi và hai bên bụng tàu đã được chuẩn bị một két nước rất lớn làm thiết bị phá băng.

Khi tàu phá băng gặp tảng băng, nó liền dùng phần đầu vểnh lên để đè lên mặt băng, dùng sức nặng của phần đầu phá vỡ băng, sức nặng này có thể tới trên dưới 1000 tấn, những tảng băng không mấy kiên cố, dưới áp lực của tàu sẽ lập tức bị phá vỡ. Nếu tảng băng tương đối kiên cố, tàu phá băng sẽ lùi lại một khoảng cách, sau để dồn sức phóng lên, có khi phải làm như thế vài lần, tảng băng mới bị phá vỡ. Gặp những tảng băng quá dày, không thể một lúc mà phá vỡ ngay được, tàu phá băng sẽ khởi động máy bơm nước công suất lớn, bơm đầy két nước phía đuôi tàu, làm cho trọng tâm của tàu nghiêng về phía sau, đầu tàu ngẩng cao. Khi đó, thân tàu hơi nghiêng về phía trước, đặt phần đầu lên trên tảng băng dày sau đó làm cho thùng nước ở đuôi rỗng không, bơm đầy két nước phía đầu tầu. Như vậy phía đầu lúc đã rất nặng, sau khi thêm trọng lượng hàng vài trăm tấn nước vào két nước phía đầu, có thể phá vỡ được những tảng băng rất dày. Tàu phá băng cứ như thế tiến lên, tạo ra mọi con đường trên mặt băng.

Cũng có khi tàu phá băng gặp phải những tảng băng kiên cố có độ dày rất lớn mà khi tàu phá băng đè lên mặt băng, tảng băng không hề lay chuyển mà chỉ chìm xuống, làm cho tàu phá băng đứng trên mặt băng, thân tàu bị kẹt ở giữa, một bước cũng không chuyển động nổi. Gặp phải trường hợp này, phải dùng phương pháp lay chuyển để kéo tàu thoát khỏi đám băng. Để làm cho tàu phá băng có thể tự mình lay chuyển, ở phần giữa hai mạn thuyền phải lắp đặt một két nước, một mặt dùng để chứa nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt một mặt để phòng khi mạn thuyền bị tổn thương, nó bảo vệ để thân tàu không bị rò nước dẫn tới đắm tàu, tác dụng thứ ba là giúp tàu phá băng thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Sau khi tàu phá băng bị kẹt trên tảng băng chỉ cần nhanh chóng bơm đầy nước vào két ở mạn, thuyền sẽ nghiêng sang một bên, sau đó bơm tiếp nước vào két ở mạn thuyền bên kia, thuyền lại nghiêng sang bên đối diện. Cứ bơm nước như thế, tàu sẽ nghiêng lắc sang 2 bên, không khó khăn gì để thoát khỏi mặt băng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369383113906250/Khoa-hoc-cong-trinh/Vi-sao-tau-pha-bang-co...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận