TÀU THUỶ LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỄ DÀNG VƯỢT QUA ĐẬP CÁT CHÂU?
Năm 1984, trên mặt sông Trường Giang tại địa phận huyện Nghi Xương, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta đã xây một đập chắn dài 2595m, cao 47m, đó chính là đập thuỷ điện nổi tiếng Cát Châu. Khi đập Cát Châu được hoàn thành, không những cung cấp được lượng điện năng phong phú cho các tỉnh xung quanh, nó còn cải thiện tình hình giao thông đường thuỷ của khu vực thượng nguồn sông Trường Giang. Có lẽ bạn ngạc nhiên: độ cao của đập Lan Giang chỉ kém mặt nước có mười mấy mét, làm sao thuyền bè có thể qua lại dễ dàng trên sông Trường Giang?
Hoá ra giữa đập Cát Châu vừa rộng vừa dày ấy người ta đã thiết kế một cống thuyền lớn nhất Trung Quốc, nó giống như một cái hộp hình chữ nhật dài 280m, rộng 34m, thuyền bè qua đập sẽ dựa vào sự chênh lệch của mức nước mà biết thời điểm có thể vượt đập. Do cả phía trên và dưới cửa cống đều bị bịt kín tạo thành một khoảng trống bên trong, khi thuyền bè đi qua, trước tiên sẽ đi vào khoảng trống này bằng cửa trên, sau đó cửa trên sẽ đóng lại, nước trong cống đẩy ra, thuyền sẽ hạ xuống cùng mức nước. Khi mức nước trong cống hạ thấp xuống bằng mức nước hạ du, cửa cống sẽ được mở ra, tàu sẽ giống như đi xuống một bậc cầu thang, chạy bình ổn từ cửa cống ra mặt sông rộng rãi. Ngược lại, khi tàu từ hạ du ngược lên thượng du, trước tiên phải bơm nước vào trong cống làm cho thuyền nổi lên cùng mức nước trong cống cho đến khi ngang bằng với mức nước ở thượng du.
Cửa cống của đập Cát Châu rất lớn, mỗi cánh rộng tới 19,7m, cao 34m, dày 2,7m, nặng 600 tấn. Cửa cống nặng và to như vậy thì việc đóng mở đương nhiên phải dựa vào máy móc. Trên cống không hề có quá nhiều hệ thống điều khiển bằng máy tính và thiết bị chỉ huy tín hiệu, quá trình vượt cống của thuyền bè hoàn toàn được tự động hoá.