XÂY DỰNG SÂN BAY TRÊN BIỂN CÓ NHỮNG ĐIỂM LỢI GÌ?
Cùng với sự phát triển của ngành hàng không của các nước trên thế giới, yêu cầu về số lượng và diện tích sân bay không ngừng tăng cao. Đối với một số thành phố ven biển, thiết kế sân bay trên mặt biển gần thành phố là một phương án khá lý tưởng.
Thiết kế sân bay trên biển có rất nhiều điểm lợi. Đầu tiên, sân bay trên biển không cần sử dụng tới diện tích mặt đất, diện tích sân bay cũng không bị giới hạn mà chi phí để xây dựng cũng thấp hơn rất nhiều so với việc xây dựng sân bay trong thành phố. Thứ nữa là sân bay trên biển có tầm nhìn rất rộng, không bị chắn bởi núi non và các kiến trúc cao tầng, máy bay cất, hạ cánh và việc quản lý sân bay rất an toàn, chính xác. Ngoài ra, xây dựng sân bay trên biển thì tiếng ồn do động cơ phát ra và khí độc thải vào môi trường không thể làm ô nhiễm thành phố do vị trí ở rất xa khu dân cư trong thành phố.
Sân bay Kansai của Nhật là sân bay trên biển đầu trên trên thế giới. Nó được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ ở vịnh Đại thôn huyện Kansai, sau khi san bằng núi cao, đắp biển thành đất liền để xây dựng, ba năm sau, vào năm 1975, sân bay này đã được chính thức đưa vào sử dụng. Người ta còn xây dựng một chiếc cầu lớn nối giữa sân bay và đất liền, khiến cho giao thông giữa thành phố và sân bay vô cùng thuận tiện. Từ trên cao nhìn xuống, sân bay này trông giống hệt một hàng không mẫu hạm khổng lồ hình chữ nhật thả neo yên bình trên vịnh trong xanh.
Hình thức thiết kế sân bay trên biển rất đa dạng. Có thể xây dựng tạo vùng biển nông, đóng cọc thép xuống đáy biển, tạo thành một sân rộng khổng lồ được chống đỡ bởi hàng vạn cọc thép. Sân bay Laguadiya ở New York, Mỹ là sân bay trên biển đầu tiên trên thế giới được xây dựng theo hình thức đó. Hình thức sân bay ở ven biển lại là dùng đập để quây một vùng biển nông lại, sau khi hút hết nước biển ở đó sẽ đưa bùn và đá vào tạo thành một sân bay bằng phẳng. Hình thức sân bay nổi trên mặt biển vẫn còn tương đối mới mẻ và hiện đại. Đó là hình thức một chiếc hộp thép, phần nổi trên mặt nước sẽ là đường băng của sân bay, phần dưới sẽ chìm dưới nước, có tác dụng nâng đỡ và cân bằng phần nổi trên mặt nước. Để ngăn chặn tình huống sân bay bị trôi theo thuỷ triều, phần dưới của sân bay được bố trí rất nhiều cọc neo, những cọc neo này có nhiệm vụ ''cố định'' sân bay tại một vùng biển xác định.