Tài liệu: Khoảng cách điểm và độ phân giải của màn hình có gì khác nhau?

Tài liệu
Khoảng cách điểm và độ phân giải của màn hình có gì khác nhau?

Nội dung

KHOẢNG CÁCH ĐIỂM VÀ ĐỘ PHÂN GIẢI CỦA MÀN HÌNH

CÓ GÌ KHÁC NHAU?

 

Màn hình hiển thị có rất nhiều loại, nhưng trong những nơi cố định thì thường sử dụng loại màn hình có đường dẫn âm cực. Người ta thường nhắc đến hai tính năng quan trọng của loại màn hình này: Khoảng cách điểm và độ phân giải.

Khoảng cách điểm là khoảng cách giữa các điểm sáng nhỏ nhất của hình ảnh trên màn hình. Những điểm sáng nhỏ nhất này được gọi là màu ảnh. Bình thường người ta không đo điểm màu ảnh lớn hay nhỏ mà dùng khoảng cách điểm để làm tiêu chí thể hiện tính năng quan trọng của màn hình. Trên màn hình màu, các màu ảnh quan trọng nhất là 3 màu đỏ, xanh lục, xanh lam, mà khoảng cách giữa các điểm huỳnh quang cùng màu gọi là khoảng cách điểm. Khoảng cách điểm càng nhỏ thì màu ảnh càng nhiều, chất lượng càng cao. Nhưng khoảng cách điểm càng nhỏ, càng khó chế tạo, giá của ống hiển thị ảnh càng cao. Hiện nay quy cách của khoảng cách điểm thường thấy trong các màn hiển thị là 0,39 - 0,25 mm, nhỏ nhất có thể đạt tới 0,20 mm. Khoảng cách điểm của màn hình thông thường 38mm (15 inch) là 0,28mm.

Độ phân giải là chỉ màn hình của thiết bị hiển thị có thể hiển thị bao nhiêu màu ảnh. Độ phân giải của màn hình là độ phân giải dọc hiển thị và độ phân giải ngang hiển thị cấu thành. Ví dụ độ phân giải là 640x480 thì có nghĩa là độ phân giải dọc là 650 điểm, còn độ phân giải ngang là 480 điểm. Độ phân giải của màn hình màu 35,6cm (14 inch) có thể đạt tới 1024 x 768; Độ phân giải của màn hình màu 38cm (15 inch) là 1280 x 1024. Độ phân giải càng cao, sự hiển thị của màn hình càng rõ, chữ và hình càng hoàn chỉnh, rõ ràng. Trong trường hợp bình thường, chỉ cần biết khoảng cách điểm và màn hình hiển thị lớn hay nhỏ là có thể tính ra được số lượng màu ảnh và độ phân giải.

Trên thực tế sử dụng màn hình hiển thị cần phải tiến hành cài đặt, khi cài đặt không nhất thiết phải cài đặt màn hình có độ phân giải cao nhất. Phần cài đặt của màn hình sử dụng trên thực tế còn phải thông qua các thiết bị hiển thị liên quan khác (card màn hình) mới thực hiện được. Các bộ phận hiển thị thích hợp có thể cài đặt trên độ phân giải đã quy định của màn hình; Cũng có thể cài đặt thấp hơn một chút. Nếu như các bộ phận hiển thị không thể phối hợp với độ phân giải quá cao thì màn hình hiển thị có độ phân giải cao đến mấy thì cũng không thể phát huy tác dụng.

Thường thì không thể xác định được chính xác độ phân giải, chỉ có thể dùng kính hiển vi chuyên môn trong phòng thí nghiệm mới có thể nhìn thấy chính xác. Nhưng khách hàng có thể đọc catalog, đồng thời quan sát kỹ màn hình để nắm được sự lớn nhỏ của khoảng cách điểm. Ví dụ như, khi hiển thị chữ tiếng trung có nhiều nét, quan sát xem màu ảnh trong các nét chữ có rõ ràng không. Khi máy hiển thị ảnh, quan sát diềm ảnh xem có hoàn chỉnh không, màu ảnh có rõ ràng không. Còn độ lớn nhỏ của độ phân giải thì sau khi phối hợp với màn hình hiển thị, có thể thông qua phần mềm để xem và cũng có thể cài đặt theo nhu cầu của mình.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633371146522866023/Cong-nghe-thong-tin/Khoang-cach-diem-va-do...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận