Tài liệu: Vì sao tàu ngầm di chuyển dưới nước không sợ sóng gió?

Tài liệu
Vì sao tàu ngầm di chuyển dưới nước không sợ sóng gió?

Nội dung

VÌ SAO TÀU NGẦM DI CHUYỂN DƯỚI NƯỚC KHÔNG SỢ SÓNG GIÓ?

 

Ngoài biển sóng to gió lớn, rất hiếm khi có những giây phút bình yên. ''Không có gió thì chẳng có sóng'', sóng được sinh ra thường là kết quả tác dụng của sức gió. Gió thổi mặt nước làm cho nước xuất hiện những chuyển động mang tính chu kì, tạo thành sóng nhấp nhô lên xuống. Sóng biển lúc lên cao, khi xuống thấp, chỗ lên cao như đỉnh núi gọi là đỉnh sóng, chỗ lõm xuống thấp nhất chính là chân sóng. Khoảng cách thẳng giữa đỉnh sóng và chân sóng là độ cao sóng, khoảng cách cao thấp này càng lớn thì năng lượng của sóng càng lớn. Gió to sóng lớn, đầu sóng cuộn lên, có thể làm cho mỗi mét vuông diện tích nhận được mấy thậm chí là mười mấy tấn lực tác dụng. Do vậy khi biển sắp có bão, thuyền bè đang chạy phải lập tức vào cảng để tránh gặp phải sóng gió va đập.

Tuy nhiên tàu ngầm lại không hề phải lo lắng về vấn đề này. Khi gặp gió bão, chỉ cần lặn sâu xuống là nó có thể bình an vô sự. Tại sao lại như thế nhỉ? Theo thống kê, tàu chở dầu có công suất động cơ 10.000 kw, tốc độ di chuyển mỗi giờ đạt 23 hải lý. Nếu áp dụng với một động cơ tương tự biến nó thành tàu ngầm thì có thể đạt tốc độ 27 hải lý; Hoá ra khi mặt biển cuồn cuộn sóng lớn, tại một độ sâu nhất định dưới mặt nước lại có một thế giới khá bình yên. Tại đó, lực cản của sóng được giảm, đồng thời không chịu ảnh hưởng của sức gió.

Thì ra khi sóng chuyển động ngang, mặt nước sẽ xuất hiện hiện tượng sóng sau đuổi sóng trước, làm cho sóng di chuyển rất xa, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng gần nhau nhất có thể kéo dài ra. Trên đại dương bao la, từng có những con sóng dài tới 600m. Tuy nhiên khi sóng chuyển động đi xuống, tốc độ của nó lại yếu đi cùng với sự gia tăng độ sâu. Theo thống kê, mỗi khi độ sâu tăng bằng 1/9 độ dài, độ cao của sóng sẽ giảm một nửa; Khi độ sâu bằng nửa độ dài, độ cao của sóng chỉ còn bằng 5% lúc ban đầu; Khi độ sâu bằng độ dài của sóng, sóng chỉ còn cao bằng 0,2% lúc ban đầu. Do vậy, tại độ sâu 200m dưới mặt biển, nước biển thường rất yên bình, rất ít chịu tác động của sóng.  

Vậy nên mặc cho mặt biển sóng to gió lớn, tầu ngầm vẫn thoải mái đi lại trong lòng nước sâu mà không bị ảnh hưởng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369379320312500/Khoa-hoc-cong-trinh/Vi-sao-tau-ngam-di-chu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận