Vỏ trong có vai trò gì trong sự kiến tạo mảng?
Vai trò cơ bản. Trên thực tế, động lực của kiến tạo mảng là sự đối lưu nhiệt nằm ở vỏ trong. Trái đất tỏa nội nhiệt của nó ra ngoài. Nhiệt này bắt nguồn từ sự co sức hút và nhất là sự phân rã các nguyên tố phóng xạ bị mắc ở dưới sâu (chủ yếu là urani, thori và kali 40). Bị kẹt giữa lớp vỏ bề mặt nguội, và nhân kim loại rất nóng, vỏ trong thường xuyên bị nhào trộn bởi các chuyển động lên, đưa đá nóng lên mặt đất, dưới các sống đại dương, và kéo đá nguội ở các mảng chìm trong những vùng lõm (nơi một mảng kiến tạo chìm dưới một mảng khác) xuống dưới sâu. Nhưng các nhà địa hóa học và địa vật lý vẫn tự hỏi về hình học của sự đối lưu này. Các dòng có đi lên từ đáy vỏ trong tới thạch quyển không? Liệu có hai mức đối lưu độc lập, một mức ở vỏ trong trên, một mức ở vỏ trong dưới, vượt ra ngoài 660 km không? Những thí nghiệm động lực học chất lỏng được thực hiện từ vài năm nay, cũng như các tính toán và hình ảnh địa chấn ngày càng chính xác, đã gợi ra một mô hình đối lưu phức tạp hơn, có dạng ''vòm''. Theo mô hình này, những dạng khum rất lớn của vật chất nóng và nhẹ có thể phát triển cục bộ ở lớp D’’ dưới đáy vỏ trong. Hai miền lớn dạng vòm, một dưới Thái Bình Dương và mội dưới Đại Tây Dương, có thể tạo ra những dòng lên như vậy. Ở hai bên, các mảng nguội ở những vùng lõm có thể duy trì các dòng xuống. Trên thực tế, địa chấn học đã cho thấy rằng những mảng ở vùng lõm đôi khi đi qua toàn bộ vỏ trong để tới nằm bẹp ở lớp D''.
Mô hình đối lưu dạng vòm được đặc trưng bằng hai dòng lớn nóng (các vòm), một đi lên dưới Thái Bình Dương và một dưới Đại Tây Dương.