Ô TÔ TRONG TƯƠNG LAI SẼ “ĂN” GÌ?
Năm 1885, từ khi người Đức sử dụng động cơ xăng chế tạo ra chiếc ô tô thực dụng đầu tiên đến nay, tuyệt đại đa số ô tô vẫn dùng xăng hoặc dầu điezen làm nhiên liệu, nó được gọi là công cụ vận chuyển “Ăn dầu''. Xăng hoặc dầu điezen đều là nhiên liệu hiđrocacbon được tinh chế ra từ dầu mỏ; Đioxit cacbon, chất hoá hợp hyđrocacbon và chất hoá hợp oxit cacbon là kẻ đầu sỏ gây ra ô nhiễm môi trường. Đồng thời, hiện nay lượng dầu mỏ tiềm năng đã thăm dò rõ ràng chỉ có thể duy trì nhu cầu của con người được 50 năm. Đối mặt với áp lực nặng nề về sự thiếu hụt ngày càng cao của tài nguyên trái đất và việc bảo vệ môi trường, ô tô của thế kỷ 21 cần phải tìm nguồn năng lượng mới để làm ''lương thực'', và thông qua việc cải thiện kỹ thuật đốt cháy để thực hiện lợi dụng một cách hợp lý nguồn năng lượng mới. Theo kết quả nghiên cứu khoa học thực tiễn hiện nay, ô tô sử dụng năng lượng mới trong tương lai có thể có mấy loại sau:
Ô tô ''Ăn khí'', nhiên liệu chủ yếu của nó là khí hoá lỏng và khí Hidro. Khí hoá lỏng có ba ưu điểm lớn: giá thành thấp, chỉ bằng 40% giá xăng; hệ số an toàn cao, trên xe có lắp đặt các loại van bảo hiểm an toàn, trong bất cứ tình huống nào cũng sẽ không xảy ra tai nạn cháy nổ, ô nhiễm khí thải ít. Trong khí thải ra không có chì, hàm lượng đioxit cacbon và chất hoá hợp oxit cacbon cũng rất ít. Khí hiđro có thể chế ra và thu được thông qua điện phân nước, sau khi đốt cháy, nó chỉ có thể tạo thành nước, là một loại nhiên liệu sẽ không bị cạn kiệt và sạch sẽ nhất. Đặc biệt là động cơ xăng mà ô tô đang sử dụng hiện nay, sau khi cải tạo rất thích hợp với việc sử dụng nhiên liệu bằng khí hiđrô, vì vậy đây là phương hướng phát triển chủ yếu rất mê hoặc con người.
Ô tô ''Uống nước''. Năng lượng nguyên tử là nguồn năng lượng cao cấp nhất hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của phản ứng nhiệt hạch nguyên tử là hiđrô, đơrite. 1000 gam Đơrite của phản ứng nhiệt hạch khi toả nhiệt thành khí Hêli, năng lượng phóng ra tương đương khi đốt cháy 4 vạn tấn than, nó còn gấp 20 lần năng lượng phóng ra khi phân li 1000 gam Urani. Đơrite có thể lấy từ trong nước biển, vì vậy cho xe “uống nước” chỉ phải lắp 1000 gam nước biển và việc sử dụng đồng bộ các thiết bị có thể tách Đơrite từ trong đó và thiết bị gây phản ứng nhiệt hạch thì ô tô có thể dùng những năng lượng hầu như không bao giờ cạn.
Xe ''Hút điện''. Năng lượng chủ yếu của nó là ắc qui và ắc qui nhiên liệu. Nhật Bản mới đây cho ra đời hai loại ô tô động cơ bằng ắc quy. Trong đó một loại xe tải cỡ nhỏ mỗi lần nạp điện có thể chạy liên tục 200km, tốc độ đạt 40 km/h; Một loại ô tô cỡ nhỏ ba bánh khác lại có tốc độ cao nhất là 45 km/h, thích hợp để chạy trên những đường hẹp ở nông thôn. Hơn nữa, hai kiểu ô tô dùng điện này đều không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các nước sản xuất xe hơi lớn đều đang cố gắng nghiên cứu chế tạo bình ắc qui tiên tiến hơn, không mất nhiều thời gian, loại ô tô chạy bằng điện với tính năng ưu việt hơn sẽ không ngừng xuất hiện. Khí hiđrô và khí oxy trong bình ắc qui nhiên liệu ở nhiệt độ từ 80 ~ 90oC. Sẽ phản ứng với nhau sinh ra điện năng, hiệu suất hiđrô chuyển hoá thành điện năng là 50 ~ 60%, chất phế thải mà nó sinh ra là nước sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu suất tổng hợp của hệ thống điện của loại bình ắc qui nhiên liệu này ưu việt hơn hẳn hệ thống động lực của loại xe hiện nay. Thiết bị xử lý phần nhiên liệu oxy hoá mà công ty Daimsler - Chrysler nghiên cứu chế tạo có thể chuyển hoá xe chở xăng thành khí hiđrô, cacbonnic và nước, trong đó khí hiđrô lại dùng vào việc phát điện để chạy xe. Kĩ thuật này có thể làm cho tỉ suất lợi dụng xăng đạt tới 50%, mức độ sạch lên tới 90%. Loại xe dùng ắc qui nhiên liệu loại “bốn kì đời mới” mà công ty này nghiên cứu chế tạo để có thể ngồi được năm người, khi nạp đủ nhiên liệu có thể chạy 450.000km, tốc độ cao nhất là 145 km/h.
Xe ''Cơm đặt''. Nó được lắp đặt hệ thống động lực hỗn hợp, do các bộ phận như động cơ xăng, động cơ điện, ắc qui cấu thành. Cách thức tổ hợp của nó có hai kiểu: xâu chuỗi và ghép song song. Động cơ xăng trong hệ thống động lực hỗn hợp loại xâu chuỗi dùng để kéo máy phát điện, điện do máy phát điện phát ra làm chạy động cơ, từ đó làm xe chạy. Động cơ xăng và động cơ điện trong hệ thống động lực hỗn hợp loại song song đều có thể đơn độc làm xe chạy, trong đó động cơ xăng là động cơ chủ yếu, động cơ điện là động cơ động lực phụ. Lúc xe bắt đầu đi hoặc giảm phụ tải, hoàn toàn dựa vào động cơ điện đẩy. Lúc xe đang chạy bình thường, động lực của động cơ xăng - bộ phận dùng để đẩy cho xe chạy, bộ phận còn lại kéo máy phát điện do động cơ điện lợi dụng sự vận chuyển điện lực mà máy phát điện phát ra. Lực đưa ra cũng dùng để đẩy cho xe chạy, tỉ lệ của hai động cơ này biến đổi theo tình hình. Khi xe tăng tốc độ chạy, ngoài động lực kể trên thì ắc qui cũng bổ sung một phần động lực. Lúc giảm tốc độ hoặc dừng động cơ, bánh đà quay lại kéo động cơ điện trở thành máy phát điện, chuyển năng lượng của máy thành điện năng tồn trữ trong ắc qui. Vì vậy mà động cơ xăng có thể làm việc từ đầu tới cuối với hiệu suất tương đối, điều kiện đốt cháy được cải thiện, ô nhiễm thải ra cũng được giảm lớn. Điều quan trọng hơn là loại xe động lực hỗn hợp không cần phải thường xuyên nạp điện như những loại xe ô tô thông thường. Vì vậy rất thực dụng và thuận tiện, có thể trở thành một trong những xu hướng phát triển xe ô tô trong tương lai.