QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ươngphòng cháy, chữa cháy rừng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 12 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2002 của Thủtướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháyrừng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntại tờ trình số 299/BNN-KL ngày 14 tháng 02 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ươngphòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phòng cháy,chữa cháy rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2003/QĐ-TTg ngày12 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. BanChỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo)được thành lập theo Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2002 của Thủtướng Chính phủ là tổ chức tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tácphòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn quốc.
Điều 2. BảnQuy chế này quy định tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, các thành viên BanChỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo.
Điều 3. Nhiệmvụ:
BanChỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chiến lược phòngcháy, chữa cháy rừng, giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1.Chỉ đạo các ngành, các địa phương kiểm tra các chủ rừng thực hiện việc lập vàthực thi các phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng.
2.Báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra lệnh điều động lực lượng, phương tiện đểứng cứu kịp thời những tình huống cấp bách khi xẩy ra cháy rừng nghiêm trọng.
3.Chỉ đạo, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng liên ngành và các địa phươngtrong công tác phòng cháy, chữa cháy và tổ chức khắc phục hậu quả do cháy rừnggây ra.
4.Tham gia phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng chế độ, chính sáchvề công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như: chế độ cho người trực tiếp tham giabảo vệ rừng, xảy ra tai nạn, thương tích hoặc bị hy sinh trong khi thi hànhcông vụ.
5.Chỉ đạo các địa phương có nhiều rừng, có nhiều khả năng xảy ra cháy rừng, tổchức diễn tập chữa cháy rừng với quy mô phù hợp, thiết thực và hiệu quả vào đầumùa khô hàng năm.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4. Nhiệmvụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo:
1.Nhiệm vụ chung:
Mỗithành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo và BanChỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;kiểm tra, đôn đốc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa cháy rừng theosự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm giải quyết lĩnh vực côngviệc thuộc ngành mình phụ trách phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháyrừng.
2.Nhiệm vụ cụ thể của thành viên:
a)Trưởng Ban Chỉ đạo:
GiúpThủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan thựchiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng và khắc phục hậuquả cháy rừng.
Chủtrì các cuộc họp thường kỳ 6 tháng một lần và các cuộc họp bất thường của BanChỉ đạo.
Phâncông trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện.
Thaymặt Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động lực lượng, phương tiện của các tổchức và cá nhân để ứng cứu chữa cháy rừng trong những tình huống cấp bách khixẩy ra cháy rừng nghiêm trọng, vượt khả năng chữa cháy của các địa phương.
Báocáo và đề xuất với Chính phủ những biện pháp chỉ đạo và giải quyết kịp thời khibất thường xảy ra cháy rừng lớn.
TrưởngBan Chỉ đạo phụ trách và chịu trách nhiệm chung về các công việc công tác củaBan Chỉ đạo.
b)Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo:
Chịutrách nhiệm thường trực Ban Chỉ đạo, thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo khi Trưởng Banđi vắng.
Chỉđạo xây dựng Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo chuyên đề về công tác phòngcháy, chữa cháy rừng.
Chỉđạo việc lập quy hoạch, kế hoạch, dự án quốc gia về công tác phòng cháy, chữacháy rừng; kế hoạch huấn luyện, diễn tập chữa cháy rừng; công tác đối ngoại vàhợp tác quốc tế trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tổchức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án, dự án, kế hoạch phòngcháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả cháy rừng của các ngành, các địa phương.
Chỉđạo các hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Thựchiện các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
c)Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
Chủđộng đề ra chương trình công tác và thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉđạo phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi Bộ.
Chỉđạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ rừng nói chung và thựchiện Thông tư số 144/2002/TTLT-BNNPTNT/BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002.
Chỉđạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng, ứng phóchữa cháy rừng trong tình huống cấp thiết; kiểm tra việc huấn luyện, diễn tập,chuẩn bị lực lượng, phương tiện phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừngtheo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành.
Chỉđạo và chủ động phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan xử lý kịp thờicác tình huống khẩn cấp về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
d)Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, kiêm Chánh Văn phòngBan Chỉ đạo:
Trựctiếp quản lý Văn phòng Ban Chỉ đạo, giải quyết các công việc nghiệp vụ thườngxuyên của Ban Chỉ đạo.
Chuẩnbị chương trình, nội dung và các điều kiện khác cho các cuộc họp và các hoạtđộng của Ban Chỉ đạo.
Thaymặt Trưởng Ban Chỉ đạo ký một số công điện chỉ đạo các địa phương, các ngànhtrong tình huống ứng phó chữa cháy rừng.
đ)Uỷ viên Ban chỉ đạo:
Thựchiện những nhiệm vụ do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Chương III
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO
Điều 5. Vănphòng Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Văn phòng).
Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập và quyđịnh chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho Văn phòng Ban Chỉ đạo, trên cơ sở sử dụngbộ máy tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm (khôngtăng thêm biên chế).
1.Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về toàn bộ hoạt độngcủa Văn phòng.
Giúpviệc cho Chánh Văn phòng có một Phó Văn phòng và một số cán bộ thuộc Cục Kiểmlâm, khi cần thiết có thể điều động cán bộ từ Cục Phát triển lâm nghiệp, ViệnKhoa học lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.Văn phòng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, sử dụng cán bộ trong biên chế củacác đơn vị được điều động cán bộ. Kinh phí hoạt động của Văn phòng được bố trítheo kế hoạch hàng năm trong nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ rừng do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và giao cho Cục Kiểm lâm làm chủ tàikhoản.
Điều 6.Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng:
Tổchức phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Thườngxuyên theo dõi, tổng hợp tình hình về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thammưu cho Ban Chỉ đạo điều hành, phối hợp các biện pháp chủ động phòng ngừa, đốiphó trong những tình huống thời tiết khắc nghiệt, có khả năng xảy ra cháy rừngđể xử lý kịp thời, có hiệu quả khi xảy ra cháy rừng trên diện rộng.
Chuẩnbị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạovà các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tổchức trực ban theo dõi tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùakhô; kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ rừng về công tác phòng cháy,chữa cháy rừng.
Tổchức công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;phối hợp với các đơn vị có liên quan dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớmcháy rừng trong toàn quốc.
Làđầu mối tư vấn, phối hợp với các tổ chức quốc tế trong hoạt động về phòng cháy,chữa cháy rừng ở Việt Nam.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7.Quy chế này áp dụng cho Ban Chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng vàcác Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Điều 8.Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, Ban Chỉ đạo Trung ươngphòng cháy, chữa cháy rừng tổng hợp ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định./.