Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 12/2001/TTLT/BYT-BGDĐT

Lê Ngọc Trọng
Toàn quốc
Công báo số 27/2001;
Thông tư liên tịch 12/2001/TTLT/BYT-BGDĐT
Thông tư liên tịch
07/06/2001
07/06/2001

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học

Thứ trưởng
2.001
Bộ Y tế

Toàn văn

THÔNG TU LIÊN T?CH

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng

tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học

 

Thực hiện Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình, mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005, trong đó có chương trình tiêm chủng mở rộng.

Để phát huy những thành quả tiêm chủng mở rộng đã đạt được trong giai đoạn 1995 - 2000 và phấn đấu đạt được các mục tiêu của Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2001 - 2005, một trong những giải pháp quan trọng là phải xã hội hóa công tác tiêm chủng mở rộng nhằm tăng cờng sự phối hợp và tham gia tích cực của các Bộ, ngành, đoàn thể xã hội, sự hưởng ứng của các bậc cha mẹ học sinh, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục tiêu chung:

Trong giai đoạn 2001 - 2005 là tất cả các trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin; duy trì thành quả thanh toán bại liệt; giảm tỷ lệ mắc/ chết những bệnh thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2010.

Mục tiêu cụ thể:

- Không để bại liệt quay trở lại;

- 100% các huyện đảm bảo tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh, cả nước giảm tỷ lệ uốn ván sơ sinh xuống còn 0,14/100.000 dân;

- Đạt trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B)

- Giảm tỷ lệ mắc sởi dưới 5/100.000 dân;

- Giảm tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,05/100.000 dân;

- Giảm tỷ lệ ho gà xuống dưới 0,5/100.000 dân;

- Đạt trên 80% số đối tượng được tiêm vắc xin thương hàn, tả, viêm não tại những vùng triển khai theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định việc phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại các trường mẫu giáo, mầm non và tiểu học cơ sở

3. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các Vụ, Cục giúp Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được Chính phủ phân công, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo các tính, thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO, MẦM NON VÀ TIỂU HỌC CƠ SỞ.

1. Dịch vụ tiêm chủng thường xuyên:

1.1. Tổ chức tiêm miễn phí 6 loại vắc xin cơ bản: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Sởi cho toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi.

1.2. Tổ chức tiêm miễn phí 4 loại vắc xin mới trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là Viêm gan B cho toàn bộ trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, Tả cho toàn bộ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, Thương hàn cho toàn bộ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi tại những vùng được triển khai theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Tổ chức tiêm chủng trong chiến dịch:

2.1. Tổ chức chiến dịch uống miễn phí vắc xin phòng bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại những vùng được triển khai theo quy định của Chươngtrình tiêm chủng mở rộng.

2.2. Tổ chức chiến dịch tiêm miễn phí vắc xin phòng sởi mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi.

III. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ TIỂU HỌC.

1. Ngành Y tế có trách nhiệm chủ động phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong các công việc sau:

1.1. Tổ chức tiêm chủng mở rộng cho học sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học trong chiến dịch cúng như thường xuyên.

1.2 Cung cấp tài liệu tuyên truyền, giảng viên để hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên chủ chốt của ngành.

1.3. Hỗ trợ một phần kinh phí để ngành giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp tập huấn.

1.4. Cung cấp đầy đủ phiếu tiêm chủng cho trẻ em tại các trường mẫu giáo, mầm non và tiểu học cơ sở.

1.5. Tạo điều kiện về phương tiện đi lại, kinh phối để cán bộ giáo dục đi kiểm tra, giám sát và chỉ đạo trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng.

2. Ngành giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế trong các công việc sau:

2.1. Tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt ý nghĩa của công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là công tác loại trừ bệnh sởi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành.

2.2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi mũi 2 cho trên 20 triệu trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi, không để sót đối tượng tiêm chủng, đảm bảo chất lượng dịch vụ tiêm chủng và an toàn cho các em trong quá trình tiêm chủng.

2.3. Tổ chức theo dõi tình trạng sức khoẻ, sổ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em trước khi đến trường và trong quá trình học tập tại trường.

2.4. Chỉ đạo cho giáo viên, học sinh toàn quốc tình nguyện tham gia chiến dịch tiêm chủng mở rộng như cổ động, vận động, tham gia vào các bàn tiêm chủng và hoạt động khác có liên quan.

2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát cùng ngành Y tế trong suốt quá trình triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng toàn quốc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho Vụ Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Vụ Giáo dục mầm non, Vụ Tiểu học giúp Bộ trưởng hai Bộ phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trưch thuộc trung ương chủ trì và giao cho giám đốc Sở y tế, giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện các nội dung của Thông tư này và báo cáo liên tịch Bộ y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22592&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận