Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 136 : Đấu pháp (thượng).

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 136: Đấu pháp (thượng).

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Thạch Kiên không dám chậm trễ, vội vàng thu dọn hành lý. Lần này hắn chỉ dẫn theo hộ vệ Đế và Thôi Diệt Lang bởi vì hộ vệ Đế bình thường trầm mặc ít lời nên sẽ không có ai để ý, Thôi Diệt Lang thì còn nhỏ nên càng không bị chú ý. Những người khác đều ở lại phủ, ngay cả Hồng Diên và Lục Ngạc cũng không ngoại lệ, nếu không sẽ làm người khác hoài nghi.

Ra tới cửa Triệu Dung sợ hắn bị người khác nhận ra, có thể tưởng tượng đây là thời điểm mấu chốt, khẳng định sẽ có người theo dõi ngoài cửa Thạch gia, vì thế nàng cho hắn vào trong kiệu của mình. Đây là một hành động khó lường. Đến giờ nàng vẫn là một khuê nữ chưa gả cho ai, lại cùng Thạch Kiên có quan hệ mờ ám, hai người cũng chưa đính hôn. Nếu việc này mà truyền ra ngoài thanh danh của nàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu là người khác khẳng định sẽ không dám đi vào nhưng Thạch Kiên tuy cũng biết lễ tiết, dù sao kiếp trước hắn cũng đã trải qua ba mươi năm đào hoa nên chỉ do dự một lát rồi đi vào.



Nhìn thấy Thạch Kiên đi vào trong kiệu, Triệu Dung vô cùng vui mừng. Có lẽ trong lòng nàng thì hành động này của Thạch Kiên cho thấy hắn đã bắt đầu chấp nhận nàng. Tuy nhiên khi Thạch Kiên đã vào rồi thì Triệu Dung lại xấu hổ, ngượng ngùng không nói gì.

Thạch Kiên lại không cảm thấy mất tự nhiên, ở kiếp trước hắn còn ôm thiếu nữ xa lạ khiêu vũ mà cũng không thấy căng thẳng. Chẳng qua là những thiếu nữ kia không được xinh đẹp và khí chất xuất chúng bằng thiếu nữ trước mặt mà thôi.

Thấy Thạch Kiên đang nhìn mình, Triệu Dung phì cười nói:
- Hôm đó ngươi nhìn Cận công chúa vẫn chưa đủ hay sao mà giờ lại muốn nhìn ta nữa?

Thạch Kiên ngạc nhiên, sao lại kéo tiểu đạo cô kia vào rồi.

Bỗng nhiên Triệu Dung nhào vào lòng hắn nói:
- Cái tên xấu xa này.

Thạch Kiên càng ngạc nhiên, ngày đó mình không còn cách nào khác mới phải trốn vào bồn tắm của tiểu đạo cô đó, sao lại biến thành người xấu chứ?

Triệu Dung lúc này mới ngẩng đầu lên. Thạch Kiên nhìn thấy trong mắt nàng tràn đầy tình ý, đôi má ửng hồng, nàng hờn dỗi nói:
- Thân thể Cận công chúa có đẹp không? xem chương mới tại tunghoanh(.)com

Thạch Kiên cuối cùng cũng hiểu rõ, thì ra mình tiến vào kiệu tức đồng nghĩa với việc thừa nhận quan hệ giữa hai người nên nàng mới làm nũng. Hóa ra nàng cũng biết làm nũng! Thạch Kiên không nói gì.

Triệu Dung thấy hắn không nói gì, lại hỏi:
- Bản quận chúa đang hỏi ngươi đó.


Nàng giờ sớm đã qua tuổi cập kê. Tuy rằng quan hệ của mình với Thạch đại nhân này cả kinh thành đều biết nhưng chính nàng lại cảm thấy không an tâm, bởi Thạch Kiên tương lai sẽ là Tể tướng, mà thực tế địa vị của hắn cũng cách Tể tướng không xa. Theo quy củ là trọng thần thì không được cưới Công chúa và Quận chúa làm vợ. Mà hiện tại ở giữa hai người cũng còn một người thân phận còn cao quý hơn nàng là tiểu Công chúa.

Nhưng Thạch Kiên có lẽ còn nhỏ nên còn ngượng ngùng (trên thực tế Thạch Kiên sớm đã biết, chỉ có điều kiếp trước của hắn là chế độ một vợ một chồng. Hiện tại bên cạnh hắn lại có hơn hai mỹ nữ, hắn không biết phải xử lý thế nào, còn cả trí tuệ nữa. hắn đang không biết phải lựa chọn ra sao, về điểm này thì Triệu Dung cũng coi như đã lầm.. ), nhưng nàng giờ lại nóng nảy. Vừa rồi hai người nói đùa giờ lại ngồi chung kiệu nàng mới đánh bạo nói ra những lời này. Kỳ thật cũng là bức bách Thạch Kiên phải tỏ thái độ. Thiếu niên này rất ít hứa hẹn nhưng một khi đã hứa thì sẽ giữ lời như vàng.


Thạch Kiên nói:
- Tiểu công chúa còn nhỏ, thân thể còn chưa phát triển, có gì là đẹp?

Nói xong hắn gãi đầu, thầm nghĩ cô quận chúa thông minh này hôm nay làm sao vậy?

Triệu Dung bỗng ghé vào tai hắn nói:
- Bản quận chúa thân thể đầy đủ rồi. Chờ ngươi hết kỳ giữ hiếu rồi bản quận chúa sẽ cho ngươi xem.

Vốn dĩ Thạch Kiên ôm mỹ nữ kiều diễm này mũi đã thấy mùi thơm trên cơ thể nàng, trong lòng đã bắt đầu đứng núi này trông núi nọ. Hiện tại lại nghe nàng nói những lời này, mũi lại nóng lên đến nỗi có vài giọt máu rơi xuống.

Nhìn bộ dạng chật vật này của hắn, Triệu Dung rốt cuộc phải mỉm cười. Sau đó lại nằm trong lòng hắn, giống như một con mèo nhỏ.

Ôm thiếu nữ xinh đẹp này, Thạch Kiên cũng cảm thấy trong lòng trầm tĩnh lại. Từ lần thứ hai hắn vào kinh mới có mấy tháng mà liền đó Chân Tông qua đời để lại cho hắn rất nhiều thương tiếc, sau đó lại phải giữ trọng tránh nặng nề rồi lại đến áp lực từ mấy vụ án. Ngoại trừ hôm Tằng Công Lượng đến ba hoa chuyện linh tinh khiến hắn vui vẻ một chút thì hắn không có hôm nào được vui cả. Giờ được ở cùng một chỗ với thiếu nữ này bỗng nhiên khiến hắn cảm thấy được thư giãn.

Mãi đến bến tàu Triệu Dung mới từ trong lòng hắn đứng lên. Lên thuyền Thạch Kiên mới thay đổi lại cách ăn mặc. Lần này Vương phi về thăm nhà quy mô không nhỏ, dẫn theo mấy chục người. Hiện tại Thạch Kiên đổi trang phục nam nhưng vẫn tỏ ra như một tôi tớ bình thường, trên thuyền cũng không ai phát hiện ra.

Tuy nhiên theo phép tắc Thạch Kiên vẫn muốn tới thỉnh an Tĩnh vương phi. Tĩnh vương phi này cũng không phải là mẫu thân của Triệu Dung mà là người Nguyên Nghiễm cưới sau này, tuổi còn chưa tới ba mươi. Thạch Kiên đứng bên cạnh liếc nhìn nàng, thấy Tĩnh vương phi này vô cùng đoan trang nho nhã. Vì Tĩnh vương phi còn ít tuổi, để tránh hiềm khích nên hai người cũng không nói chuyện với nhau nhiều mà chỉ nói được vài câu thăm hỏi. Thạch Kiên sau đó cáo từ, thuyền cũng nhanh chóng mở máy. Vì cần tốc độ nhanh nên Lưu Nga đã điều đến một con thuyền hơi nước. Một là tốc độ nhanh, hai là Tây kinh cách Khai Phong cũng không xa lắm vì vậy nên chỉ một ngày đã đến nơi.

Tây Kinh cũng chính là Lạc Dương ngày nay. Lần lượt có Đế Khốc, Hạ, Thương, Tây Chu, Đông Chu, Chiến Quốc Hàn, tần mạt Hà Nam vương, Tây Hán, Canh Thủy, Đông Hán, Tào Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Tùy, Lý Ngụy, Trịnh, Đường, Vũ Chu, Yến, Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Trung Hoa dân quốc… hai mươi ba chính quyền, đồng thời cộng thêm Tân Mãng, Hậu Triệu, Đông Ngụy, Bắc Chu, Hậu Hán, Hậu Chu, Bắc Tống, Kim… tám chính quyền kinh đô phụ, vậy nên có tất cả ba mươi mốt chính quyền. Vì thế nên bất luận từ triều đại đóng đô hay từ số lượng chính quyền thì Lạc Dương vẫn là kinh thành đầu tiên, qua nhiều triều đại và có thời gian lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc .

Điều kiện địa lý ở đây vô cùng tốt. Xung quanh có Úc Sơn, Mang Sơn, Thanh Yếu Sơn, Kinh Tử Sơn, Chu Sơn, Anh Sơn, Long Môn Sơn, Hương Sơn, Vạn An Sơn, Thủ Dương Sơn, Tung Sơn cùng nhiều dãy núi. Sông ngòi thì dày đặc, có nhánh của sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Trường Giang ba đại thủy hệ cùng hơn mười con sông uốn lượn ở giữa … Nơi đây có tên "Tứ diện hoàn sơn lục thủy tịnh lưu, bát quan đô ấp, thập tỉnh thông cù". Lạc Dương ở Trung Nguyên có núi cao bao quanh, phía tây có Tần Lĩnh, phía đông có Lâm Tung Nhạc, phía bắc sát Thái Hành lại có Hoàng Hà hiểm trở, nam có Phục Ngưu cùng Uyển Diệp Chi Nhiêu, bởi vậy mà "Hà sơn củng đái, hình thế giáp vu thiên hạ". Lúc trước Triệu Khuông Dân muốn dời đô ra đây cũng là vì lý do này.

Tuy hiện tại nó chỉ là một kinh đô phụ nhưng cũng là thành phố lớn thứ hai của Tống triều, đương nhiên cũng là thành phố lớn thứ hai thế giới. Ít nhất nó cũng có hơn một triệu nhân khẩu. Hiện tại La Mã ở châu Âu có cưỡi ngựa cũng không đuổi kịp.

Thuyền cập bến tàu, ở đó đã có người đến nghênh đón Tĩnh vương phi, trong đó có mấy kẻ chuyên nịnh nọt các quan viên cũng chạy lại giúp. Thạch Kiên đứng giữa tôi tớ nhà Nguyên Nghiễm, còn cố ý che đi nửa mặt. Những người đến nghênh đón không ít nhưng cũng không có một ai nhận ra thiếu niên vang danh thiên hạ này.

Về tới nhà Tĩnh vương phi Thạch Kiên cũng đã căn dặn bà không được tiết lộ thân phận của hắn. Tĩnh vương phi cũng biết sự tình nghiêm trọng, nếu không Thái hậu cũng sẽ không bảo bà về thăm nhà để bảo hộ cho thiếu niên này. Kỳ thật chuyện trong triều bà cũng có mơ hồ nghe qua là có kẻ muốn tạo phản. Bởi vậy mà ngay cả cha mẹ mình bà cũng không giới thiệu với Thạch Kiên. Cha mẹ Tĩnh vương phi kéo Triệu Dung lại hỏi han. Còn về phần Thạch Kiên hiện tại là một tôi tớ nên không ai quản. Tới buổi tối hắn mới bảo hộ vệ Đế cầm ấn tín gọi Thái thú Lạc Dương đến bàn chuyện.

Tên Lưu Diệp này chính là tên Lưu Diệp trong lịch sử đã giúp Đinh Vị truyền bức thư đó. Đối với người này Thạch Kiên biết không phải là một trung thần cũng không phải gian thần, y đại khái là cái loại bo bo giữ mình, là phái trung gian đứng giữa hai bên.

Lưu Diệp nhìn thấy ấn tín, lật đật chạy tới. Hiện tại Thạch Kiên chẳng những là Tuyên phủ sứ, mà còn là nhân vật lớn. Những quan viên này dù chỉ ở địa phương nhưng đối với hành động của triều đình thì vẫn đều biết rõ. Lưu Diệp biết Thạch Kiên so với Đinh Vị còn được Thái hậu ân sủng hơn rất nhiều. Hơn nữa quan hệ giữa hắn cùng tiểu Hoàng đế cũng rất tốt, tương lai tiền đồ vô lượng. Mặt khác hiện tại chức quan của hắn so với mình còn cao hơn nhiều lần.

Y nhìn thấy Thạch Kiên thì vội vàng thi lễ. Thạch Kiên cũng hoàn lễ rồi lập tức nói ra ý định.

Lưu Diệp vừa nghe đã biết sự tình rất nghiêm trọng. Y liền thận trọng nói:
- Vừa đúng lúc, yêu đạo kia trở về buổi sáng nay. Lão ta mới ở kinh thành trở về đã không chịu an phận mà lại cử hành một pháp hội. Đáng tiếc bản quan không nhìn ra điều huyền bí mới để cho lão mê hoặc dân thường. Không biết Thạch đại nhân có biện pháp gì để phá giải chưa?

Thạch Kiên nghĩ thầm rằng tới sớm không bằng tới đúng lúc, hắn hỏi:
- Pháp hội gì?

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-136-C4oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận