Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 159: Anh phi.
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
NNhưng một tiếng này của y lại làm kinh động tất cả mọi người trong Vương phủ. Mấy người anh của Triệu Dung là Doãn Hi, Doãn Lương, Doãn Địch và Doãn Sơ đều chạy ra. Anh cả Doãn Hi chạy ra cốc vào đầu Doãn Sơ một cái nói:
- Nói bậy bạ gì đó? Thạch đại nhân và em gái ta còn chưa thành thân đâu.
Nhưng y lại chạy tới cười hì hì nói:
- Thạch đại nhân, không, là em rể mới đúng, cậu đến rất đúng lúc, cả nhà ta đang chờ cậu đấy.
Thế này thì cũng có khác gì “ Cô gia” chứ? Thạch Kiên bất đắc dĩ nghĩ.
Nguyên Nghiễm là một người sáng suốt, trong ngoài đều kiêng nể. Sử sách ghi lại ông rất được Thái Tông sủng ái. Hiện tại trong số tám huynh đệ của Chân Tông chỉ có Nguyên Nghiễm và Nguyên Tá còn sống. Do đó khi vụ án càng ngày càng phức tạp, khó trách Lưu Nga nghi ngờ cả Nguyên Nghiễm. Thế nhưng mấy người con trai của ông lại khiến ông rất thất vọng. Cũng như lão đại Doãn Hi nãy giờ chỉ cười nhăn nhở, lão nhị Doãn Lương vẫn còn đang ngái ngủ, xem ra đêm qua cũng không biết lại chơi đến giờ nào mới nghỉ rồi nữa. Lão tam Doãn Địch trên mặt vẫn còn một vết son đỏ, e là khi nãy lại vui chơi với cô đào hát nào cũng nên. Lão tứ Doãn Sơ bị lão đại dạy dỗ một trận, đứng một bên không tức giận mà chỉ cười ngốc nghếch. Có thể nói là không một ai so sánh được với một nửa của Nguyên Nghiễm, cũng chẳng bằng được một phần của ông.
Duy nhất có cô con gái Triệu Dung thông minh giống ông, nhưng lại là phận nữ nhi. Đây cũng nguyên nhân mà một lần Thạch Kiên nghe thấy Nguyên Nghiễm và Lưu Nga tâm sự, thấy ông luôn miệng than thở. Bốn cậu “chuẩn cữu gia” này Thạch Kiên đều đã từng gặp, nhưng chưa từng cùng đứng đầy đủ trước mặt Thạch Kiên như bây giờ. Càng không có một kẻ nào có uy phong của một “cữu gia”.
Nhưng Doãn Hi nói không sai, cả nhà Nguyên Nghiễm đúng là đang đợi Thạch Kiên ăn cơm trưa. Cả nhà ông quây quần bên mâm cơm, chỉ chờ Thạch Kiên đến là ăn. Là trưởng bối, Nguyên Nghiễm đương nhiên không tiện ra nghênh tiếp, nhưng thấy Thạch Kiên đến ông cũng rất vui mừng, chào hỏi rất nhiệt tình. Trong lòng ông, từ khi thấy Thạch Kiên thề bên lò cao thì vô cùng yêu thích cậu thiếu niên này. Lúc đó có lẽ ông đã có tính toán để cậu thiếu niên này vào nhà làm con rể rồi, nhưng lại có rất nhiều chuyện khó khăn. Nhưng rồi không ngờ con gái mình lại làm một chuyện “tiền trảm hậu tấu” khiến Chân Tông không thể không chấp nhận chuyện này. Tuy chuyện hôn nhân này nếu thành thì địa vị con gái ông sẽ phải thiệt thòi một chút. Nhưng chỉ dựa vào Cận công chúa thì ông cũng không lo Cận công chúa sẽ ức hiếp con gái yêu của mình. Tuy nhiên ông vẫn dạy dỗ Doãn Sơ một trận cẩn thận. Thạch Kiên thấy Doãn Sơ chỉ cúi đầu không dám giải thích gì, có vẻ như thường ngày rất sợ phụ thân.
Đồng thời mấy vị Vương phi của Nguyên Nghiễm cũng tới cùng ngồi ăn cơm. Nam nữ vốn có sự khác biệt, nếu là người ngoài thì mấy vị Vương phi này tất nhiên sẽ không tiện xuất đầu lộ diện. Nhưng hiện tại Thạch Kiên với thân phận con rể tương lai đến chúc tết, bọn họ cũng trở thành trưởng bối của Thạch Kiên, ra ngồi cùng con rể cũng hợp tình hợp lý.
Cuối cùng thì hôm nay Thạch Kiên cũng trông thấy mẫu thân của Triệu Dung, đó là một người phụ nữ có tướng mạo cực kỳ dịu dàng. Tuy đã có tuổi nhưng dung nhan vẫn rất động lòng người. Ngoài bà ra thì vẫn còn Tĩnh vương phi cùng đi Lạc Dương lần trước, và năm vị Vương phi khác, trong đó còn có một vị Vương phi rất trẻ là Anh vương phi. Vương phi này còn chưa tới ba mươi tuổi, diện mạo lanh lợi đáng yêu, đoan trang xinh đẹp, ánh mắt ngời lên sự thông minh hiếm thấy. Nếu nói đến sắc đẹp thì người phụ nữ này cũng không hề kém Triệu Dung, có thể nói là “tuyệt đại giai nhân”. Hơn nữa vị Vương phi này lại đang ở giai đoạn tuổi tác rực rỡ nhất của người phụ nữ, tuy không có được phần trẻ con như Triệu Dung nhưng lại rất kiều diễm.
Có thể nhận ra Nguyên Nghiễm cực kỳ yêu thích vị Vương phi này, khi ông giới thiệu với Thạch Kiên thì nét mặt vô cùng hãnh diện.
Chỉ là Anh vương phi này lại cười nói:
- Hôm nay Thạch đại nhân thất lễ rồi, ít nhất thì cũng không công bằng với Dung quận chúa.
Lúc này Triệu Dung vẫn còn đang xấu hổ. Ông anh hồ đồ của nàng vừa hô một tiếng làm toàn bộ người trong nhà đều biết. Tuy Nguyên Nghiễm đã giáo huấn Doãn Sơ một trận nhưng dù sao nàng cũng là một cô nương, thế nào chả có chút ngượng ngùng? Từ lúc Thạch Kiên bước vào, mặt nàng chẳng khác gì hoa đào tháng ba, lộ ra một chút màu hồng.
Giờ nghe thấy Anh vương phi nói câu này, nàng và Thạch Kiên ngạc nhiên sửng sốt. Hôm nay bệnh tình của Thạch Kiên còn chưa tốt hẳn, đã phải tới chúc tết. Hơn nữa từ lúc vào nhà đều rất lễ phép, không hề có chỗ nào thất lễ.
Anh vương phi lại nói:
- Ta nghe nói Thạch đại nhân sáng nay còn vào Hoàng cung chúc tết đấy nhé.
Giọng nói của Vương phi này vô cùng êm dịu dễ nghe, cho dù là một lời quở trách thì cũng không làm cho người ta tức giận.
Thạch Kiên nghe xong, thì ra là chuyện này à? Nhưng cũng không thể không làm như thế, nếu mình không đếm xỉa đến cảm nhận của Lưu Nga và Triệu Trinh, đến chúc tết Nguyên Nghiễm trước thì e là Nguyên Nghiễm cũng sẽ đuổi hắn ra khỏi cửa. Tuy nhiên làm như thế này thì cũng đồng nghĩa với việc xác thực địa vị của Triệu Dung sau này sẽ thấp hơn Triệu Cận. Vậy người nhà nàng, có chút oán giận cũng là đương nhiên.
Thạch Kiên không tiện nói ra, chỉ dạ dạ vâng vâng.
Ngọn nguồn trong đó Nguyên Nghiễm cũng biết, ông không ngừng nháy mắt với Anh vương phi, ý muốn nhắc đừng làm khó Thạch Kiên quá như thế.
Anh vương phi lại như không nhìn thấy ánh mắt ông, tiếp tục nói: nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m
- Thạch đại nhân, ngài phải bỏ ra chút thành ý để tỏ lòng xin lỗi đó nhé.
Nghe tới đây, Thạch Kiên, Triệu Dung và Nguyên Nghiễm đều hiểu ra dụng ý của Vương phi này. Hóa ra Anh vương phi lòng vòng như thế là để xin chữ của Thạch Kiên.
Nguyên Nghiễm hiểu ra dụng ý đó thì không ngăn cản Anh vương phi nữa, ông nhìn Thạch Kiên cười.
Vì liên quan đến sao chép, Thạch Kiên sao chép đều là những bài từ nổi tiếng trong thiên cổ, nên giờ hắn không dám sáng tác nữa, sợ trình độ chênh lệch quá lớn sẽ làm người khác sinh nghi. Cũng vì sao chép nên hắn cũng rất ít viết từ, từ khi hắn xuyên việt đến bây giờ mới chỉ viết hơn hai mươi bài, làm thơ thì càng ít hơn. Đương nhiên đó đều là những bài từ nổi tiếng, mỗi một bài sau khi làm ra đều truyền đi khắp thiên hạ. Cũng khiến cho địa vị của từ trong làng văn song hành cùng thơ sớm hơn một trăm năm. Đồng thời cũng vì những bài từ hắn làm đều là những bài “hào khí vạn trượng”, cũng khiến cho phong cách từ của những người khác trở nên có sức mạnh hơn. Điều đó khiến cho những nhà nho già nói: “từ khi những bài từ của Thạch Bất Di lan truyền, phong cách từ dần dần mất đi nét dịu dàng hoa mỹ. Tuy không hiện nên những lời khí thế ngùn ngụt, nhưng cũng đa số là những lời của con nhà võ. Qua thời gian dài, từ sẽ mất đi ý nghĩa sâu sắc tiềm ẩn của nó. Tuy nhiên so sánh với tài năng về từ thì thơ của hắn lại kém hơn.” Thạch Kiên nghe được những lời bình này thì nghĩ “ ta cũng muốn thế chứ, nhưng thơ thời Tống vốn không bằng thời Đường. Các triều đại sau này lại càng kém hơn, ta tới đâu để tìm những bài thơ ngang với Lý Đỗ (Lý Bạch và Đỗ Phủ) được chứ?” Thế nên mới khiến cho thơ từ của hắn trở nên vô giá và cũng ai có thơ từ như cảu hai người đó.
Lần này trước hắn tới chúc tết hắn đã nhờ Triệu Dung mang một bài từ lớn của Chu Bang Ngạn về. Nhưng con người vốn không biết đủ, cũng vì bài từ của Thạch Kiên quá hiếm hoi mà. Trong lòng Nguyên Nghiễm nghĩ ngay bây giờ Thạch Kiên viết ngay tám mười bài là tốt nhất.
Thạch Kiên gượng cười, nhìn Nguyên Nghiễm nói:
- Thế mời Vương gia cho người mang bút cho vi thần vậy.
Nguyên Nghiễm vốn thích thư pháp, giờ nghe thấy lời Thạch Kiên nói ông càng vui mừng hơn. Đặc biệt là đến bây giờ vẫn chưa được tận mắt trông thấy hắn sáng tác tại chỗ. Ông lập tức bảo tôi tớ mang giấy bút đến.
Nhưng lúc này bên ngoài có người vào bẩm báo, thì ra triều đình cho người mang công báo tới. Từ sau khi Chân Tông băng hà, Nguyên Nghiễm vẫn luôn khiêm tốn, nhưng là một Hoàng thúc có uy tín nhất nên mỗi khi triều đình có việc trọng đại thì đều thông báo cho ông.
Đương nhiên, trong phủ Thạch Kiên cũng sẽ có người đưa công báo tới, tuy nhiên lại đúng lúc hắn ở đây. Nguyên Nghiễm xem xong thì đưa công báo cho Thạch Kiên. Thạch Kiên còn chưa xem xong thì đã biết có chuyện nghiêm trọng xảy ra vì thấy sắc mặt Nguyên Nghiễm rất trầm trọng.
Hắn mở ra xem, thì ra là tin tức quân sự truyền tới từ Thiểm Tây. Trong đó nói Hạ Châu có năm vạn quân tinh nhuệ từ Diêm Châu, La Lạc, núi Thiên Đô, núi Duy Tinh chia làm ba đường tiến về phía Hoàn, Khánh, Nguyên Châu của Đại Tống. Có vẻ như có mưu đồ bất chính.
Thạch Kiên xem qua rồi cười nói:
- Phô trương thanh thế.
Nguyên Nghiễm hỏi:
- Câu này là ý gì?
Thạch Kiên nói:
- Hiện nay quân chủ lực của Hạ Châu còn đang ở Cam Châu, dù đã đánh thắng thì cũng chưa thể điều đến biên giới nước ta. Đồng thời ở Hạ Châu có nhiều thế lực, người Thổ Phồn vẫn chưa chịu thần phục, cũng cần phải dùng quân đội trấn áp. Bọn chúng nào dám tấn công triều đình ta? Ngược lại, bọn chúng đang cố ý phô trương thanh thế là để dùng bề ngoài che giấu đi sự suy yếu trong nội bộ của bọn chúng. Xem ra bọn chúng vì lo sợ chuyện của Lý Trọng Chiêu khiến triều đình ta phẫn nộ rồi sẽ tấn công bọn chúng. Kỳ thực lúc này chỉ cần binh sĩ các châu an tâm đóng giữ là được. Bọn chúng không dám tấn công thật đâu.
Hắn nói những lời này cũng là có căn cứ. Trong lịch sử, công nguyên năm 1048 Nguyên Hạo và Chư Phi cả ngày uống rượu mua vui. Đêm đó Nguyên Hạo say bí tỉ, thị tùng đỡ y vào cung rồi bị Ninh Lệnh Ca xông vào cắt mũi. Ninh Lệnh Ca trong lúc hoảng loạn bỏ chạy vào nhà Một Tàng Ngoa Bàng. Một Tàng Ngoa Bàng che giấu Ninh Lệnh Ca và mẹ y là Dã Lợi nên mắc tội khi quân và đều bị xử chết. Nguyên Hạo bị cắt mũi vừa tức vừa lo, vì bị chảy máu quá nhiều nên đến ngày hôm sau thì từ trần, lúc đó 46 tuổi. Đó quả nhiên là kết quả cho quỷ kế li gián của đám Bàng Tịch, Chủng Thế Hành, cũng chính do mối bất hòa của các thế lực trong Tây Hạ mà ra.
Nói đến đây, hắn thở dài nói:
- Có lẽ Tào đại nhân nói đúng, lúc này mà tấn công Tây Hạ thật thì không chừng có thể gặt hái được thành công, một tay thu phục được hai châu Linh, Lương.
Hắn lại thở dài rồi tiếp:
- Bỏ lỡ cơ hội này, họ Lý sẽ cậy thắng ra uy, nhất thống Thổ Phồn và Hồi Hột thì thế lực càng mạnh hơn. Lúc đó sẽ trở thành cơn ác mộng của Đại Tống ta.
Nói xong lông mày hắn chau lại, bất thình lình cầm bút viết lên giấy:
“Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài.
Hùng tâm khích liệt,
Mười sáu tuổi cát bụi công danh,
Ba ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.
Mối nhục Linh U,
Chưa gột hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
Rồi đây dành lại cả giang sơn,
Về chầu cửa khuyết.”
Bài thơ “ Mãn giang hồng” này của Nhạc Phi được hắn sửa lại mấy chữ thì ý nghĩa lập tức khác đi rất nhiều, nhưng vẫn hùng hồn mãnh liệt. Đặc biệt là sau khi Tống triều dựng nước thì có hai lần bại trận lớn nhất là trận thu phục U Vân của Chân Tông. Trong trận đó mười mấy vạn binh sĩ bị chết, từ sau trận này Tống triều và Liêu quốc giao chiến thì bắt đầu thắng ít thua nhiều, cuối cùng bị bức ký hiệp ước Thiền Uyên. Tiếp sau đó là trận thua ở Linh Châu, cuối cùng làm cho dân tộc Tiên Bi của họ Lý lớn mạnh. Hiện tại trên danh nghĩa thuộc về Đại Tống, nhưng kỳ thực đã là một nước độc lập. Bài từ này khiến cho người ta đọc xong đều không kìm nổi, muốn hô muốn gào lên.
Viết xong, Thạch Kiên nghĩ tới cuộc đời Nhạc Phi, rồi lại nghĩ tới lúc đó có biết bao nhiêu người Hán bị người Nữ Chân (1) giết hại. Hắn còn nghĩ tới trong triều gian thần lộng quyền, đại thần yếu thế khiến bản thân hắn cảm thấy bước đi gian nan, trong mắt có một miền sáng long lanh. Viết xong hắn bất chợt ho lên mấy tiếng, không ngờ chút đờm pha lẫn máu tươi phun ra ngoài.
(1) Người Nữ Chân (chữ Hán phồn thể: 女眞; giản thể: 女真; bính âm: nǚzhēn) là người Tungus ở những vùng Mãn Châu và miền bắc Triều Tiên. Họ thành lập nhà Kim (tiếng Nữ Chân cổ:ancun gurun; tiếng Mãn Châu chuẩn: aisin gurun) từ 1115, đến 1234 thì bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Thế kỳ 17, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thống nhất các bộ tộc Nữ Chân lập ra quốc gia Mãn Châu, sau đó con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực đổi tên Nữ Chân thành dân tộc Mãn Châu tức dân tộc Mãn.
Nữ Chân – Wikipedia tiếng Việt
Hắn chắp tay nói:
- Vương gia, Vương phi, vi thần xin cáo từ.
Nhưng quãng thời gian này hắn vất vả quá độ, lần này lại một lần nữa bị kích động nên khi bước đi cũng loạng choạng vài cái.
Nguyên Nghiễm vội vàng ra hiệu cho Triệu Dung, Triệu Dung lập tức dìu hắn ra cửa. Sau đó ông nhìn theo bóng Thạch Kiên, thần sắc càng hiện ra vẻ kính trọng hơn.
Đám hộ vệ Thôi Diệt Lang trông thấy sắc mặt trịnh trọng của Thạch Kiên thì cứ nghĩ hắn xảy ra chuyện gì trong bát Vương phủ nên không dám hỏi. Nhưng đám người này đều là người học võ, thị lực rất tốt, họ nhìn thấy sắc mặt Thạch Kiên càng nhợt nhạt hơn trước, biết hắn vẫn đang bị bệnh liền vội vàng đỡ hắn vào xe.
Xe ngựa đi qua một góc đường, lúc này một người phụ nữ đột nhiên xông ra, vì không để xe ngựa đâm vào người phụ nữ này nên người đánh xe đành phải ghìm ngựa lại.
Đúng lúc này, trên nóc nhà hai bên đường truyền ra những tiếng cung tên, mười mấy cái nỏ bắn vụt tới xe ngựa như những tia chớp.