Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Mở đầu

Mở đầu
Giới thiệu về tác phẩm

NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ

Tiến sĩ Lí Thụy Đằng

Bạn của tôi - Tăng Tiểu Ca là một người làm việc lâu năm trong ngành truyền thông, gần đây, cậu ấy quyết định nghỉ việc để chuyên tâm viết sách. Đây là một quyết định khá mạo hiểm, bởi trong xã hội Đài Loan, việc một nhà văn sống được bằng nghề của mình là một chuyện hoàn toàn không đơn giản chút nào, trừ phi tự bản thân nhà văn ấy đã có một lùng vốn tiền bạc kha khá, coi việc viết văn là một thú vui, và thông qua việc viết lách ít nhiều thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội, ví dụ như viết về những trải nghiệm của bản thân trong công việc, qua đó đúc rút ra kinh nghiệm, có giá trị tham khảo nhất định đối với những người đi sau; hoặc nhà văn đó có thể đem những điều mắt thấy tai nghe và những tư liệu SƯU tập được nhào nặn thành tác phẩm,

Lí Thụy Đằng, người Nam Đấu, Đài Loan; Tiến sĩ Viện nghiên cứu văn học Trung Quốc thuộc Đại học Văn hóa Trung Quốc, đã từng làm giảng viên Trường Cao đẳng kinh doanh Đức Minh, Phó Giáo sư khoa Trung văn Đại học Đạm Giang, hiện là Giáo sư khoa Trung văn Đại học Quốc lập Trung ương, kiêm Chủ nhiệm và Quyền Viện trưởng Học viện Văn học. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng và lập dự án học thức, nội dung phản ánh sự phát triển của xã hội hay những biến đổi của con người. Nói cách khác, với năng lực văn chương được trui rèn lâu năm trong ngành truyền thông, bằng sự trải nghiệm cuộc sống và vốn tri thức đã tích lũy được, lại thêm việc không phải chịu sức ép của cơm áo gạo tiến, Tăng Tiểu Ca hoàn toàn có thể “thoải mái múa bút trong biển văn chương”.

Đã nhiều năm tôi chưa gặp lại Tăng Tiểu Ca, không biết khoản tiền trợ cấp khi nghỉ việc của cậu ấy có đủ cho quãng đời còn lại không? Nhưng cậu ấy dường như không mấy quan tâm đến khoản tiền đó, giờ thấy cậu xuất bản cuốn “Cuộc đời - Vở kịch chỉ diễn một lần”, với tư tưởng là khuyên con người phải “luôn sống cho hiện tại”, “số phận do chính ta tạo nên”, khuyên độc giả “đừng để tuổi xuân trôi qua một cách tẻ nhạt”, cần “thành thật đối diện với lòng mình”, “cần hành động đúng lúc”, nên nhớ rằng “lựa chọn của mình luôn luôn quan trọng hơn tất cả những thứ khác” thì tôi vẫn thấy cậu đầy bản lĩnh, có đủ niềm tin và trí tuệ để đối mặt với cuộc sống và theo đuổi đam mê của mình, dường như, cậu luôn quán triệt tinh thần “kịp thời hành động”.

Tôi quan sát thấy Tiểu Ca đọc rất nhiều sách và hi ểu được những triết lí sâu xa trong đó. Trong cuốn sách của mình, Tiểu Ca chủ yếu kể những câu chuyện, sau đó đưa ra cảm nhận của mình, đặc biệt, những câu chuyện này phần lớn được lấy từ thực tiễn sách báo hay những quan sát trong cuộc sống của cậu ấy. Tiểu Ca kể rằng, mười mấy năm trước, cậu ấy “đã sưu tập những câu chuyện cười, thần thoại, ngụ ngôn hay chuyện thành công hoặc thất bại của những người nổi tiếng và các doanh nghiệp tiêu biểu”, và giờ cậu ấy chọn lọc, chỉnh sửa rồi biên tập lại những ghi chép đó, chọn lấy một số câu chuyện có ý nghĩa để viết thành sách. Khi biên soạn, cậu luôn dặt một tiêu đề rõ ràng, ghi chú phần trích dẫn của các nhân vật nổi tiếng để xác định chủ đề của câu chuyện, sau khi kể xong câu chuyện, cậu còn chia sẻ những suy nghĩ của mình qua mục “cảm nhận”. Tăng Tiểu Ca đã biên tập cuốn sách bằng tất cả sự nhiệt tình và niềm đam mê, ngoài việc cố gắng tìm cách thể hiện câu chuyện, cậu cũng rất chú trọng việc đem đến sự thuận lợi, dễ hiểu, dễ nhớ cho bạn đọc.

Những kinh nghiệm và tri thức của nhân loại luôn cần được lưu truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà sự lưu truyền ấy không thể chỉ đơn thuần dựa vào sự truyền thụ giữa thầy và trò hay sự tiếp nối truyến thống cha ông để lại, mà nó còn được truyền thụ sang thế hệ sau thông qua việc dịch thuật, chú thích các tác phẩm cổ sang ngôn ngữ hiện đại. Công việc mà Tiểu Ca đang làm chính là kiểu công việc như thế, nhưng nó khác với những việc làm theo nghĩa vụ được phân công ở chỗ, anh nhấn mạnh vào “cảm nhận”, dùng ngôn ngữ hiện đại để biểu đạt với mong muốn có thể phổ cập được những câu chuyện ấy ra một cách rộng rãi.

Khi còn trẻ, Tiểu Ca đã từng làm Tổng bicn tập của một nhà xuất bản, từng xuất bản rất nhiều cuốn sách hay. Khi đó, cậu đã có mong muốn trở thành nhà văn. Nhưng đáng tiếc, xã hội chúng ta khó nuôi nổi một nhà văn như vậy. Sau đó, cậu lại thi vào một Tòa soạn báo lớn, học tập và trưởng thành ở đó, tìm hiểu cuộc sống qua các cuộc phỏng vấn và tiếp xúc với mọi người. Cậu viết về mọi lĩnh vực: từ các nhân vật nổi tiếng đến truyền thông, y học, sức khỏe, đầu tư tài chính, cho đến quản lí kinh doanh. Sau nhiều năm được tôi luyện, Tiểu Ca dường như dần quay trở lại với con đường văn chương vốn là niềm yêu thích của cậu thời trẻ, cố gắng truyền cảm hứng vào các tác phẩm tâm huyết của mình.

Đến nay, cậu đã thật sự thực hiện được giấc mơ thời trẻ, bắt đầu “chuyên tâm cho các tác phẩm”, tôi nghĩ rằng, văn chương đã thực sự bén duyên với Tăng Tiểu Ca. Những kinh nghiệm và trí tuệ tích lũy trong nhiều năm của cậu đã được chia sẻ với mọi người qua cuốn sách “Cuộc đời - vở kịch chỉ diễn một lần” tuyệt vời này. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, sau cuốn sách này, sẽ còn nhiều cuốn sách đặc sắc nữa ra đời dưới ngòi bút của Tăng Tiểu Ca.

 

 

CUỐN SÁCH KHƠI DẬY NGUỒN CẢM HỨNG

Tăng Mỹ Huệ(2)

“Cuộc đời - Vở kịch chỉ diễn một lần” tạo ấn tượng độc đáo ngay từ tên sách, là những chia sẻ, kinh nghiệm của tác giả trên hành trình cuộc dời. Cuộc sống không phải là một vở kịch để có thể diễn đi diễn lại, cho dù bạn đảm nhận vai diễn nào đi nữa thì cơ hội cũng chỉ có duy nhất một lần. Chỉ khi đến cuối cuộc hành trình, bạn mới biết, mình đã sống có ích hay lãng phí, đã hài lòng hay còn nuối tiếc, và dù có thế nào thì bạn cũng chẳng thể nào quay trở lại quá khứ đã qua. Tiểu thuyết gia người Pháp Romain Rolland nói rằng “Chuyến tàu cuộc đời không bán vé trở về. Một khi đã hành động sẽ không thể làm lại được” Đó thực sự đúng với cuộc đời mỗi người.

(2) Tăng Mỹ Huệ, Tiến sĩ Khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo Dục trường Đại học Sư phạm Quốc Lập Đài Loan, nghiên cứu tại Học viện Giáo Dục ưường Đại học London, Anh. Đã từng là người dẫn chương trình và người sản xuất chương trình “thời gian của thầy Trương" của Đài truyền hình Ấu Sư Đài Bắc, liên tục đảm nhận công việc tại Trung tâm Bồi dưỡng thanh thiếu niên cứu quốc đoàn “Nghĩa vụ với Đài Bắc của thấy Trương” trong một thời gian dài. Hiện là Hiệu trưởng trường trung học Trung Sơn của thành phố Đài Bắc. ông đã viết một số tác phẩm nổi tiếng như ‘‘Kĩ năng dạy học siêu việt”.

“Cuộc đời - Vở kịch chỉ diễn một lần” nhấn mạnh tinh thần “luôn sống cho hiện tại”, tức là để bản thân cảm nhận được chính mình trong từng phút, từng giây, từng khoảnh khắc của cuộc sống. Để có một tương lai không muộn phiền, không tiếc nuối, hãy sống hết mình ở hiện tại, ở thời điểm đang diễn ra.

Với cuốn sách này, thời gian là một món quà vô giá không gì thay thế được, hiểu được sự quí giá đó mới có thể nhận thức được những điều có ý nghĩa trong hiện tại. Đời người rất ngắn ngủi, để không phải hối hận thì phải cố gắng làm tốt mọi công việc ở hiện tại. Nếu có thể coi mỗi ngày đang sống là ngày cuối cùng của cuộc đời thì chúng ta sẽ biết trân trọng nó hơn. Chỉ đến khi cuộc sống sắp sửa mất đi, mọi người mới chợt nhận thức được giá trị của nó, hiểu được bản thân nên làm những gì và không nên làm những gì. Đó là giá trị nhân văn của cuốn sách.

Trong cuốn sách này, Tăng Tiểu Ca đã xử lí các vấn đề bằng phương pháp thông minh nhất, đó là thông qua các câu chuyện để thể hiện ý nghĩa, tư tưởng muốn truyền tải. Trong cuộc đời dạy học của tôi luôn có những trải nghiệm như vậy. Phần lớn học sinh rất thích nghe kể chuyện; các em nhỏ thì thích nghe những câu chuyện dân gian, truyện thần thoại, các em lớn hơn một chút lại hiểu được ý nghĩa của các câu chuyện ngụ ngôn, các em tuổi mới lớn lại dễ dàng bị dẫn dắt và tác động bởi câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng... Bằng những câu chuyện thú vị, câu danh ngôn đầy triết lí hay một sự ví von đẹp đẽ, cuốn sách có sức lay động lòng người hơn cả những thuyết giáo nghiêm khắc.

Nếu một người được làm những việc mà anh ta yêu thích và đam mê thì cơ hội thành công là rất lớn. Tăng Tiểu Ca là người thích đọc sách, thích suy nghĩ, tư duy, khi được nghe một câu chuyện thú vị hay một chuyện cười, cậu luôn tỏ ra hứng thú hơn những người khác. Bản thân Tăng Tiểu Ca cũng thường có những sáng tạo bất ngờ. Chẳng hạn, sáng tạo hài lòng nhất của cậu thời trung học là nghĩ ra cách đơn giản nhất để chứng minh định lí Pythagore; 'còn tác phẩm khiến cậu thấy hài lòng nhất là một câu chuyện cười về chính trị được cậu sáng tác hồi đang học Đại học, mười mấy năm trước tôi đã từng nghe cậu kể:

Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, trên thiên đường, ông đã gặp lại Tôn Trung Sơn. Ngài Tôn Trung Sơn với những ước vọng còn ấp ủ rất vui mừng dược gặp lại người kế tục mình lãnh đạo Trung Hoa dân quốc, liến hỏi Tưởng Giới Thạch:

“Sau khi ta đi, Trung Hoa Dân Quốc có thực hiện hiến pháp hay không?” Tưởng Giới Thạch lập tức trả lời: "Có chứ! Có chứ!”

Tôn Trung Sơn lại hỏi: “Vậy thì, Tổng thống đầu tiên

là ai?”


Tường Giới Thạch trả lời: “Là tôi”

Tôn Trung Sơn: “Ổ, thế Tổng thống thứ hai là ai?”

Tưởng Giới Thạch thấy ngại ngùng khi trả lời về chính mình, nhưng không tiện nói dối, thế nên đã trả lời rằng: “Vu Hữu Nhiệm (Dư hựu nhiệm)”

Tôn Trung Sơn: “Không tôi, thư pháp gia làm Tổng thống, văn học trị quốc, vậy Tổng thống thứ ba là ai?”

Tưởng Giới Thạch rất nhanh chóng trả lời: “Ngô Tam Liên (Ngô tam liên)”

Tôn Trung Sơn: “ừ, có người trong giới dư luận làm Tổng thống, cũng rất tốt. Vậy tiếp theo sẽ là ai?”

Tưởng Giới Thạch: “Triệu Nguyên Nhậm (Chiếu nguyên nhậm)”

Tôn Trung Sơn: “Rất tốt, nhà ngôn ngữ học làm Tổng thống, Tổng thống thứ năm là ai?”

Tưởng Giới Thạch: “Là...Triệu Lộc Liên (Chiếu Liệt

liên)”

Tôn Trung Sơn vui vẻ nói: “Quá tốt, đến nhà giáo dục

cũng trở thành Tổng thống, vậy thì đất nước ngày càng tiến bộ

rồi. Thế ông có biết sau khi ông ra đi, ai sẽ làm Tổng thống đời thứ sáu?”

"có biết...Có biết”, Tưởng Giới Thạch hơi luống cuống, ông ta nghĩ một lát rồi bỗng vội trả lởi: “Ngũ Tử Tư (Ngô tử tục)!

Tác giả của câu chuyện cười này chính là Tăng Tiểu Ca, hơn nữa, đây còn là thú vui của cậu từ hồi học sinh. Dưới thời Tưởng Kinh Quốc, chính trị vẫn rất nhạy cảm, người dân thường không được tự do ngôn luận, họ chỉ lén lút truyền tai nhau những điều họ nghĩ. Nghe nói, Tiểu Ca đã kể câu chuyện cho một người bạn ở Khoa Sinh học trường Đại học Đông Hải (Bây giờ đã là Tiến sĩ, làm việc trong Viện Nghiên cứu Trung Ương), sau đó, câu chuyện được truyền đến Đài Trung, rồi lại truyền về Đài Bắc. Ngày nay, câu chuyện này cũng đã lưu truyền cả trên mạng, có người còn viết tiếp chuyện, nội dung đã đến tận Tổng thống thứ mười Trần Thủy Biển rồi. Nhưng đặc sắc nhất vẫn là Tổng thống thứ sáu, bởi vì kết cấu, chủ đề câu chuyện đã rất hoàn chỉnh; thêm nữa thì có vẻ như vẽ rắn thêm chân, chủ đề cũng không còn chặt chẽ.

Sự sáng tạo hài lòng nhất của Tăng Tiểu Ca ở câu chuyện cười này ở “Ngũ Tử Tư”. Cậu chia sẻ rằng, đã ngẫu nhiên có được ý tưởng cho câu chuyện cười này trong một lần đi xe bus.

Trong sáng tác, người nghệ sĩ cần có sự cảm nhận tinh tế, khi đã có sự cảm nhận độc đáo của riêng mình, nhà văn mới có thể thể hiện cải thần của tác phẩm qua ngòi bút. Cảm nhận cũng là kết quả của sự rèn luyện và khéo léo quan sát trong suốt quãng thời gian dài.

Những câu chuyện trong cuốn sách này đều rất độc đáo, câu chuyện nào cũng đầy ắp sự kết tinh của trí tuệ và sự thông minh, tôi tin rằng, đây là một cuốn sách hay rất có ích cho những ai muốn khơi dậy tiềm năng cảm nhận và tài đánh giá của mình.

 

CUỘC ĐỜI CHỈ CÓ MỘT LẨN

Tác giả Tăng Tiểu Ca

Trong một lần đến phòng tập thể hình, tôi gặp một nhân vật mới nổi trong ngành điện tử, vội vã nói chuyện vài câu, anh rất tán thành ý định viết sách của tôi. Anh ta nói rằng, rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào các hoạt động quản lí tri thức để duy trì sự cạnh tranh, mà kiến thức thường bắt đầu từ những câu chuyện vì nó giúp người nghe dễ dàng nắm bắt được tư tưởng truyền tải, từ đó, dẫn đến hành động.

Anh cho rằng, sự cạnh tranh trong môi trường doanh nghiệp ngày nay rất khốc liệt, thời gian thì có hạn, các lí luận nghiêm túc đã không còn tạo được sự hứng thú. Nếu phải duy trì phương pháp học tập kiểu “Chế độ thầy trò” hoặc “Anh em cùng trường” sẽ là việc rất khó. Còn nếu biết cách thông qua việc kể chuyện một cách khéo léo để có thể khiến cho người nghe cảm nhận rằng có mình trong đó, rút ngắn một cách hiệu quả thời gian học tập, thì đó chính là nghệ thuật quản lí tri thức một cách hiệu quả nhất. Đôi khi, anh ta muốn tìm vài câu chuyện nhỏ có ý nghĩa để giải thích về một số hiện tượng, nhưng cuối cùng vẫn không nghĩ ra được kịp thời, những lúc đó, anh chỉ hi vọng nhớ được những câu chuyện khích lệ ý chí, giàu triết lí để tăng thêm sự hấp dẫn cho bản thân.

Thực ra, mỗi người trong chúng ta đểu đã có kinh nghiệm diễn thuyết, ví dụ như: khi đọc báo cáo trong các buổi họp, tọa đàm, tự giới thiệu, trò chuyện với bạn bè, thậm chí tham gia các câu lạc bộ đọc sách... đểu có cơ hội biểu đạt ý kiến của mình, và có lẽ hầu hết mọi người đều có thể “nói một cách rõ ràng , đẩy đủ”, nhưng để nói được một cách sinh động, có sáng tạo thì bạn phải chuẩn bị kĩ càng nội dung trước, nếu không chuẩn bị những câu chuyện nhỏ có sẵn, thì câu chuyện dễ bị rời rạc, không tạo được sự đặc sắc.

Mười mấy năm trước, tác giả đã bắt đầu SƯU tập những câu chuyện cười, truyện thần thoại, ngụ ngôn hay chuyện về những người nổi tiếng thành công hoặc thất bại, sau đó, tác giả mới viết chuyện cười, khi đăng trên “Phụ san Trung ương” đã được các độc giả thích thú truyền tải. Đối với tôi, đó quả thật là sự khích lệ rất lớn!

Sở thích viết những câu chuyện hoặc chuyện cười là do từ nhỏ tôi đã thích hài kịch, đặc biệt là thích phim ảnh. Những năm còn đi học, có một số bạn SƯU tập vỏ bao diêm, dao dọc giấy, rượu mẫu..., còn thứ mà tôi SƯU tập lại là “Cốt truyện của phim”

Nhưng với phim ảnh, tôi chỉ chủ yếu mê những tình tiết câu chuyện của phim. Tôi thích ngắm những diễn viên nổi tiếng trên thế giới, và cũng thích những câu chuyện trong tiểu thuyết, chứ không có hứng thú với thể loại phim tâm lí hay phim về động vật. Đối với các câu chuyện trong kịch bản phim, tôi luôn có một tình yêu kì lạ.

Khi mới rời quân ngũ, công việc đầu tiên của tôi là viết kịch bản phim, đó cũng là lí do khiến tôi thích xem phim hơn. Có một dạo, tôi thực sự là một “Đứa trẻ nghiện ti vi”, cả ngày tôi ngồi trước máy thu hình, không bỏ qua bất kì chương trình đặc sắc nào. Như chương trình “Khúc hoang tưởng của nhân vật nhỏ” của Đào Đại Vĩ, “Chuỗi bong bóng” của Vương Vĩ Trung đều là những chương trình tôi yêu thích trong giai đoạn đó; xem được những vở kịch ngắn thú vị, thậm chí tôi còn ghi chép lại. Bình thường, tôi rất ít viết nhật kí, nhưng khi có cảm hứng, tôi lập tức ghi chép lại. Dần dần, tôi viết ghi chú nhiều hơn cả nhật kí!

Trong mấy năm gần đây, khi tôi viết mấy cuốn chuyện cười cho vui thì bỗng phát hiện ra là mình không tìm được những câu chuyện cười mới nữa. Xem đến các tiết mục hài trên tivi cũng như vậy, diễn viên chỉ nói vài câu là tôi đã đoán được người ta chuẩn bị nói câu nào buồn cười mất rồi. Nhiều lần như vậy, chẳng lần nào đoán sai...

Bacon - Nhà triết học Anh từng nói: “Chúng ta không nên giống như những con kiến, chỉ biết thu thập thức ăn; cũng không được giống con nhện, chỉ nhả tơ từ trong bụng của mình; mà phải giống như những con ong, sau khi thu thập về còn phải tiếp tục hoàn thiện, như vậy mới có thể ủ được thứ mật ong với mùi vị thơm ngon”.

Những câu nói đó đã thấm sâu trong lòng tôi. Con kiến chứng minh sự cần cù của mình bằng đồ ăn trong kho; con nhện lại đưa ra sự trải nghiệm và tâm đắc của cá nhân, nên chỉ có thể nhả ra những sợi tơ tìm kiếm tri thức mỏng manh; còn phương thức tốt nhất lại giống như một con ong, thu thập nguyên liệu từ những đóa hoa trong vườn và đồng ruộng, hoàn thiện những nguyên liệu đó bằng sức mạnh “Tái sáng tạo” để ủ được thứ mật ong thơm ngon hơn, thuần khiết hơn những đóa hoa tươi.

Sau khi từ bỏ công việc ở tòa soạn báo bận rộn, tôi bắt đầu sắp xếp lại mấy chục chiếc thùng đầy những mẩu giấy nhắc nhở và ghi chép. Từ đầu năm nay, tôi giống như con ong hút mật làm công việc chọn lọc, đãi cát tìm vàng, loại bỏ những câu chuyện nhạt nhẽo, có nội dung chung chung, chỉ chọn giữ lại những gì đặc sắc nhất.

Tôi nghĩ rằng “Cuộc đời là vở kịch chỉ diễn ra một lần”, những câu chuyện được viết trong cuốn sách này phần lớn là những cầu chuyện tôi thấy thích, chúng liên quan lẫn nhau, giữa chúng có sự logic nhất định, chứ không chỉ là sự tích lũy tư liệu. Tôi mong rằng, chúng có thể dễ dàng với độc giả khi chuyển tiếp sang phần sau. Khi bạn giảng bài cho học sinh, chuyện trò với bạn bè, khích lệ bản thân, hay an ủi người khác thì những câu chuyện này đều có ý nghĩa

nhất định với bạn. Bạn sẽ đọc được rất nhiều câu chuyện với những suy nghĩ tích cực, những câu chuyện đã từng làm tôi cảm động, còn tôi cũng rất sẵn lòng chia sẻ với các bạn.

Cuộc sống của con người được ví như một vở kịch,

kịch có thể có buổi diễn tập, còn đời người thì không thể

lặp lại lần thứ hai.

Tận dụng những phút giây của hiện tại, trân trọng những người bạn xung quanh, làm tốt những công việc của mình thì chúng ta sẽ không phải hối tiếc mà sẽ luôn được hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: truyen8.mobi/t55050-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-mo-dau.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận