Tôi không biết hát.
Đấy, tôi nói ra rối đấy. Tôi, Mađdie Mulhern, lớn lên trong vòng tay của một cặp cha mẹ tóc tai bù xù ở xứ sở kì dị của nhạc pop điện tử thập niên 80, nơi thịnh hành phong cách thời trang lòe loẹt không thiếu thứ gì từ Áo dài Thổ cho đến Chì kẻ mắt, ấy vậy mà tôi không thể hát dù chỉ một nốt. Có thể là vì tôi lớn lên bên một cặp cha mẹ đã một-thời-nối-tiếng, bài hát đình đám duy nhất của họ vang lên trong khắp các đám cưới ở đất nước này. (Bạn biết bài hát đó đấy, và bạn sẽ nói, “Ôi trời, không phải bài đó chứ?”) Có thể bởi vì tôi đã bị “lu mờ” và tôi cần “sân khấu riêng của mình” (theo lời Lou, cô bạn thân của tôi - đang học ngành tâm lí). Hoặc có thể vì kí ức thầm kín kinh hoàng nhất của tôi vê' lần sinh nhật tám tuổi, khi bố mẹ tôi bỏ qua kiểu truyền thống là thuê một anh hề khiến-cho-cả-lũ-trẻ- con-sợ-phát-khiếp và thay bằng màn biểu diễn kinh hồn của họ trên nền nhạc Oxygene’ của Jean-Michel Jarre. Không kể tới những chuyện khác, thì album đó cũng dài tới bốn mươi phút.
Bố mẹ tôi… họ là những người lập dị. Ai cũng nghĩ rằng cha mẹ mình kì kì, nhưng bố mẹ tôi thì quả là như vậy. Tôi yêu họ, nhưng họ làm tôi phát ngượng. Nói như thể nghe tẹ quá nhỉ? Được rồi, vậy bạn hay hình dung cảnh này: bạn chuyển hết kênh này đến kênh khác và dừng lại ở chương trình Top of the Pops 2'. Năm 1987. Georgc và Andrew (và hai cô gái nữa, nhưng tôi chẳng nhớ được ai với ai và tất cả cũng chỉ tập trung vào George) mặc đồ thể thao trắng, đi giày trắng, tóc uốn cong như lọn bơ bạn hay thấy trong các nhà hàng sang trọng. Được, Wham! Cũng không tồi. Và rồi, trong khi bạn còn đang tự hỏi tại sao mà lại ra nông nỗi này - hay là anh ta lại bị bắt rồi ư? - thì bài hát kết thúc và giai điệu quen thuộc nổi lên. Pineapple Mist[1] (bạn không nghe lầm đâu) xuất hiện trên sân khấu, vị trí thứ ba trong bốn tuần liên tiếp! Mẹ nhảy múa như con điên mặc áo độn vai, quần nịt trắng thì phồng to không khác gì Gã Kẹo dẻo trong đoạn cuối phim Ghostbusíers. Bố thì tết tóc kiểu châu Phi. Tóc tết ấy ạ.
Những người khác có nếp nhăn vì buồn phiền. Tôi có nếp nhăn vì kinh sợ. Thực sự đấy.
Đã có thời gian bố mẹ cố gắng hướng tôi theo nghề này - không giống kiểu các vị phụ huynh siêu tự phụ ép con mình chơi tennis đâu, mà vì bố mẹ nghĩ đó là gen di truyền. Và phần nào, tôi cũng cho là vậy; tôi yêu âm nhạc từ khi bắt đầu nhớ được và tôi luôn muốn làm gì đó dính dáng tới ngành truyền thông - nhưng chắc chắc, chắc chắn là đằng sau sân khấu. Công việc đó cũng quan trọng chẳng kém, đúng không nào? Boyzone sẽ ra sao nếu không có Louis Walsh‘? Spice Girls sẽ ra sao nếu không có Simon Fuller[2]? Rick Astley giờ đang làm gì nếu không có Pete Waterman[3]? À, thực ra thì, bạn đừng để tâm đến tay đó.
Tôi là nhà tổ chức, là người lên kê hoạch và, hi vọng, là một bệ đỡ. Nhưng không, chắc chắn là tôi không hát.
Và điều đó có thể giải thích tại sao tôi lại đang đứng dưới cơn mưa ảm đạm ở đường tàu điện phố Baker, nghe bạn trai nói rằng sẽ đá tôi.
“Chỉ là chúng ta... khác nhau, Mads ạ,” Lawrence nói, đứng tựa vào biển quảng cáo tour du lịch bằng tàu biển. Cái áo len màu hồng nhạt buộc lỏng lẻo quanh cổ anh ta, kiểu những người đàn ông da rám nắng hay mặc khi hút xì gà ở Capri[4]. “Anh nghĩ anh muốn có ai đó... nổi hơn.”
“Nổi gì cơ?”
“Em biết đấy. Nổi bật'.’
Tôi khoanh tay lại, thấy buồn nôn và cố gắng đổ vấy cảm giác đó cho việc vừa mới phung phí sáu mươi bảng ở quán bar mà Lawrence và tôi ăn trưa (khi hóa đơn được đưa tới thì anh ta nhận ra rằng thẻ ghi nợ của mình đã hết hạn từ tháng trước), chứ không phải vì tôi biết điều gì sắp tới.
“Anh định bỏ em đấy à?” Tôi hỏi, nửa muốn dừng cuộc nói chuyện tai hại này lại, nửa hiểu rằng cứ nói phăng ra thì tốt hơn, giống như là giật mạnh cái băng dán vết thương ra vậy. Có cái gì đó đau đớn trào lên trong ngực tôi, mà cảm giác giống những giọt nước mắt ghê gớm.
Anh ta làm mặt buồn, như thể sắp giải thích một điều đơn giản nhưng không thể tránh được, như là cái chết của con hamster với một đứa trẻ vậy.
“Anh là nghệ sĩ biểu diễn, Mads ạ,” anh ta nói, gạt một lọn tóc đen xõa trước mắt. “Anh phải ở trên sân khấu, làm công việc của mình. Đó là con đường duy nhất cho những người như anh.” Lúc này trời mưa nặng hạt và anh ta nhấc cái áo khoác lên che đầu, trông như cánh của một con chim cực lớn. Tôi nhận ra anh ta không đề nghị tôi trú cùng, nhưng tôi cho rằng như thế cũng chưa nói lên điều gì rõ ràng.
Tôi chờ đợi anh ta giải thích thêm nhưng anh ta chẳng nói gì, làm ra vẻ như đã nói lên tất cả. Phải rồi, Lawrence là một diễn viên - một diễn viên khá, theo quan điểm của tôi - nhưng không hiểu sao chỉ việc đó thôi có thể khiến anh ta dược nhân nhượng trong hàng loạt vấn đề. Tôi nghĩ vẽ mười tháng qua: những lời nói quá đáng, chuyện thiếu thốn tiền nong, cách cư xử ích kỉ. Đột nhiên tôi nổi giận.
“Em biết,” tôi nói gay gắt. “Và em đã làm mọi việc để giúp anh. Anh đừng có vờ như không.”
Lúc này mà trông ra vẻ xinh dẹp, tóc bay bay trong gió, như Kate Winslet trong Titanic thì thật là hợp; còn tôi có lẽ giống con chuột lột đi dép xỏ ngón hơn. Sự hồ nghi của tôi được khẳng định nhờ cửa kính của chiếc xe buýt đi ngang qua. Cái váy hoa quai chéo hạ giá tôi đang mặc ướt sũng và đập đen đét vào người tôi như một mảnh vải nhựa dùng trên thuyền. Tóc bết vào hai bên đầu khiến tôi trông như một con chó tai dài. Tôi nguyền rủa giờ phút mình quyết định không mặc cái áo có mũ trùm đầu màu đỏ, cho dù nó khiến tôi thấy mình giống thằng lùn ở cuối phim Dorít Look Now'.
Lawrence khịt mũi, và trong một khoảnh khắc, tôi tin rằng anh ta cũng nghĩ về tôi hệt như vậy. Rồi anh ta lặng lẽ nói với vẻ cay đắng, “Em nghĩ anh thích làm cái trò đó sao?”
Anh ta đang ám chỉ công việc mà tôi đã kiếm cho anh ta qua một công ty lồng tiếng nơi tôi làm tạm vài ngày mỗi tuần. Ờ thì đó chỉ là việc nhỏ, anh ta phải lồng tiếng cho một tay người Đức nhăn nhó trong quảng cáo kem bôi trĩ, nhưng ăn mày không thể đòi xôi gấc. Lawrence đã không có khoản thu nhập nào ra hồn trong nhiều tháng nay.
“Chờ chút,” tôi nói. “Đâu phải anh vừa từ chối bộ phim mới của Scorsese[5]. Anh sẽ làm gì nếu em không tìm cho anh việc đó?”
Anh ta siết cái áo khoác chặt hơn. “Anh không biết nữa, Maddie, nhưng chắc không phải giả bộ là đang són ra quần."
Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao tôi đi lại với gã đàn ông này suốt gần năm trời, bởi vì rõ ràng là tôi đang vẽ ra anh ta không lấy gì làm đẹp đẽ. Lawrence và tôi gặp nhau qua những người bạn chung ở một bữa tiệc vào tháng sáu năm ngoái - tôi tham gia nhóm nghiên cứu chuyên đề về truyền thông ở đại học với bạn thân của anh ta - và ban đầu anh ta tỏ ra là một người đồng hành thú vị, hài hước. Anh ta cũng là người hướng ngoại khéo ăn nói, nhờ đó tôi có thể thoải mái đóng vai trò làm nền trong câu chuyện.
Anh ta còn nói rằng trông tôi giống Rachel McAdam “khi mặc cái váy đó" (điều này cứ giày vò tôi mãi: chỉ khi tôi mặc cái váy đó thôi ư? Khi tôi không mặc cái váy đó thì sao? Thế còn khi tôi không mặc cái váy nào cả?) nhưng hồi đó tôi chẳng biết cô ấy là ai nên đã thuê bộ phim The Notebook và suốt thời gian xem phim cứ tự hỏi liệu có thể thuyết phục người-có-thể- là-bạn-trai-mới-của-tôi để râu như Ryan Gosling[6]? (Mặc dù Lou nói rằng bộ râu đó khiến cho mắt Ryan trông bé tẹo như mấy quả nho khô trên cái bánh nướng.)
Dù sao thì trong sáu tháng mọi chuyện quả là tuyệt vời - chúng tôi thậm chí còn bàn tới chuyện cùng làm việc với nhau: tôi muốn làm quản lí và Lawrence có thể là cú đột phá đầu tiên của tôi - nhưng vài tháng vừa qua thì thật là, ờ, tệ hại. Thực tại phũ phàng của ngành này tác động tới tất cả và khi công việc ngày càng hiếm hoi - đặc biệt là với trai phố cổ[7]: quỷ tha ma bắt cái gã Doctor Who[8] mới đó - và tiền bạc trở nên eo hẹp hơn, lòng tự trọng của anh ta cũng co nhỏ lại. Tôi vẫn luôn ghi nhớ điều này: cơn giận của Lawrence không xuất phát từ ác tâm, mà do vỡ mộng. Thật tệ khi ta không thể hiện được tiềm năng của mình.
Giọng tôi dịu lại. “Anh này, hay là chúng ta không gặp nhau trong vài tuần? Hãy cho nhau thời gian suy nghĩ xem chúng ta thực sự muốn gì.”
Anh ta lắc đầu và nói “Không’ kịch liệt đến mức một nhóm học sinh đang lê bước qua chỗ chúng tôi trên đường tới bảo tàng sáp Madame Tussauds phải ngoái lại nhìn. “Anh cần phải tập trung vào sự nghiệp,” anh ta nói tiếp, giờ nhỏ nhẹ hơn. “Anh rất tiếc, Mads ạ. Hết rồi. Đừng gọi cho anh nữa, được chứ?”
Tôi có thể cảm thấy dòng nước mắt nóng hổi đang chực trào ra. Sao tôi lại khóc cơ chứ? Tôi đã biết rằng chuyện với Lawrence sẽ chẳng đi tới đâu, nhưng thế này vẫn thật kinh khủng. Bị đá thật là kinh khủng.
“Được thôi,” tôi nói, huy động tất cả lòng tự trọng của mình. Chân tôi ướt sũng. Thé quái nào mà tôi lại đi dép xỏ ngón cơ chứ? Lại còn loại đế ép nữa: biết đâu tôi có thể bị xốp dính vào chân.
Lawrence cố trưng ra một nụ cười đừng bực mình-nhé. Nước mưa rơi lộp độp trên cái áo giăng giữa hai cánh tay anh ta, và lần đầu tiên, tôi để ý thấy trên tờ áp phích du lịch biển ở đằng sau anh ta: CHUYẾN ĐI NHƯ ƯỚC NGUYỆN. Dòng chữ bị che lấp gần hết, chỉ còn lại chữ NGU lơ lửng phía trên đầu anh ta. Tôi quyết định lưu giữ hình ảnh này cho những ngày đen tối phía trước.
“Tạm biệt Lawrence,” tôi nói đầy kiêu hãnh, quyết định không đáp trả nụ cười đó. Tôi sẽ bước đi đầu ngẩng cao, lưng thẳng, hi vọng anh ta nhớ ra rằng tôi từng có lúc trông giống Rachel McAdams. Tôi sẽ biến mất giữa biển người của London như một con tàu giữa biển cả. Tôi sẽ bỏ anh ta lại phía sau, để anh ta dõi theo tôi ra đi và rồi tràn ngập hối tiếc. Tôi sẽ làm như vậy. Sẽ như thế.
Ờ lối vào tàu điện ngầm chen chúc, tôi lén nhìn lại thật nhanh để xác nhận những điều đó. Nhưng anh ta đã chạy biến.
Chỉ tới khi đứng buồn bã trên cầu thang cuốn tôi mới nhận ra rằng Lavvrence là một trong số rất ít người trên thế giới này biết tên thật của tôi. Tên đầy đủ của tôi. Cái tên mà bố mẹ đã đặt cho tôi. Chính cặp bố mẹ đã đặt tên cho ban nhạc của mình là Pineapple Mist.
Chúa ơi. Quỷ thần ơi, không. Tôi chỉ mong bạn trai cũ của tôi sẽ lục lọi trong đáy sâu tâm hồn anh ta, trong cái hố của nhân tính, và quyết định làm điều đúng đắn, chỉ một điều duy nhất: mang theo bí mật của tôi xuống mồ.
Việc chia tay với một người đã đẩy vấn đề bảo vệ nhân dạng lên một cấp mới.
[1] Album nhạc hòa tấu điện tử do nhà soạn nhạc người Pháp lean-Miche! Ịarre sáng tác và biểu diễn, phát hành năm 1976.
[2] Người quản lí của nhóm nhạc Anh Spice Girls.
[3] Ông bầu đã giúp ca sĩ Rick Astley làm nên tên tuổi.
[4] Một hòn đáo du lịch của Ý, là nơi lui tới của nhiều nhân vật nối tiếng.
[5] Martin Scorsese, đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh Mỹ.
[6] Nam diễn viên chính trong bộ phim The Notebook.
[7] Nguyên văn “North-London posh-boy” ám chỉ những người cầu kì, trưởng giả sống ở Bắc London, nơi tập trung những người giàu có nhất trong thành phố.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!