Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 6

Chương 6
Tự tin là chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công

Tự tin vào mình dù vẫn còn khiếm khuyết còn hấp dẫn hơn nhiều so với cái đẹp nhưng thiếu sự tự tin!

Sophia Lawrence

Nếu gặp ma, đừng sợ, phải tự tin, phải chiến đấu với nó đến cùng, người và ma cạnh tranh với nhau, nếu thua thì cùng lắm cũng chỉ giống như ma thôi.

Sự tự tin là tố chất quan trọng nhất của một nhà ngoại giao. Có thể bị đánh ngã, nhưng không thể bị đánh bại.

Diễn viên điện ảnh nổi tiếng Sophia Lawrence khi trả lời câu hỏi của phóng viên: “Tại sao dù đã lớn tuổi, bà vẫn được đánh giá là người phụ nữ có sức hấp dẫn nhất?” bà đã trả lời rằng:

“Tự tin vào mình dù vẫn còn khiếm khuyết còn hấp dẫn hơn nhiều so với cái dẹp nhưng thiếu sự tự tin!”

Đúng vậy, sự tự tin rất quan trọng trong cuộc sống. Nhưng trong cuộc sống, có khá nhiều mối hoài nghi xuất phát từ sự thiếu tự tin, và nhiều khi đó chính là “mầm họa”. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng cho điều đó, ở cuối câu chuyện, khi người phụ nữ biết được sự thật thì cô chỉ còn biết trách mình đã quá thiếu tự tin vào bản thân.

Một người phụ nữ nghi ngờ chồng mình ngoại tình. Manh mối đầu tiên là từ chiếc chìa khóa,, anh vốn chỉ có bốn chiếc chìa khóa, chìa của cửa chính tầng một, hai khóa trong nhà và khóa phòng làm việc, không biết từ lúc nào trong túi của anh lại có thêm một chiếc chìa nữa, thế là chị bắt đầu nghi ngờ anh, chị cố tình theo dõi điện thoại, bất ngờ xuất hiện ở văn phòng của anh với lí do đón anh về để kiểm tra đột xuất...

Chị tiếp tục theo dõi trong những ngày tiếp theo. Chị vui sướng khi phát hiện ra công dụng của chiếc chìa khóa đó, nó được dùng để mở két bảo hiểm ở ngân hàng. Điều này càng làm cho mối nghi ngờ của chị tăng lên, chị quyết tâm điều tra đến cùng; chị lặng lẽ lấy trộm chiếc chìa khóa đó và đến ngân hàng.

Sau khi chiếc chìa khóa được đưa vào lỗ khóa từng chút một, thứ đầu tiên đập vào mắt chị là một hộp trang sức, trong đó cất tấm ảnh chụp chung lần đầu tiên khi anh chị gặp nhau. Bên dưới tấm ảnh là 28 bức thư tình, đều là những bức thư chị gửi cho anh khi họ yêu nhau. Dưới cùng của hộp trang sức là một số chứng khoán có giá trị, bên dưới đó nữa là một bức di chúc, bức di chúc viết: biệt thự ở núi Dư ng Minh và 20% tiền tiết kiệm dành cho bố mẹ, 10% tiền tiết kiệm dành cho anh trai, 30% giá trị chứng khoán quyên góp cho Hội từ thiện, các tài sản và bất động sản còn lại đều đứng tên một người - không ai khác là chị!

Lúc đó, tất cả mọi hoài nghi đều tiêu tan. Anh yêu chị, có trách thì chỉ trách bản thân chị đã quá thiếu tự tin dẫn đến không tin tưởng anh.

Khi chị đang xếp lại các món đồ trong két bảo hiểm ở ngân hàng và chuẩn bị về nhà nấu cơm tối cho anh, bỗng nhiên một phong thư kẹp lẫn trong tập chứng khoán rơi ra, sự ngờ vực đã tiêu tan trong chị lại nổi lên, chị vội vã rút tờ giấy trong phong thư đó ra, đó là một kết quả khám bệnh. Phần tên bệnh nhân ghi tên chồng chị, phần kết luận ghi rằng: “Ung thư xương giai đoạn giữa”.

Cuộc đời của chúng ta là do chúng ta tạo nên. Có khi việc một người có chấp nhận đặt niềm tin vào người khác hay không sẽ quyết định người dó có được sống một cách vui vẻ hạnh phúc hay không. Tiếc rằng trong tim mỗi người đều có một chiếc chìa khóa, chiếc chìa khóa ấy mang tên

“Hoài nghi”. Nếu ai cũng có thể biết được đến thời điểm nào mình sẽ phải rời xa người mình yêu quý thì sẽ tốt biết mấy, như thế, cuộc đời này sẽ không còn nhiều nuối tiếc nữa.

“Nghi tâm sinh ám quỷ” (thành ngữ Trung Quốc) - sự nghi ngờ sẽ khiến nảy sinh những ý nghĩ đen tối và phán đoán sai lầm, có quỷ hay không chính tại quan niệm của mình. Một câu chuyện trong kinh Phật kể rằng: tại một ngôi làng, có một căn nhà cũ, mọi người đều nói rằng trong đó có ma, vì thế ai cũng sợ không dám ở trong ngôi nhà đó.

Một người tự nhận là bạo gan nhất nói với người bên cạnh: “Tôi muốn vào căn nhà đó ngủ một đêm”, nói xong anh ta liền đi vào căn nhà.

Một lúc sau, lại có một người tự xưng là bạo gan hơn cả người kia, anh ta nghe thấy người bên cạnh kể căn nhà cũ này thường xuyên có ma, để chứng minh sự bạo gan của mình, anh cũng vào trong căn nhà đó.

Thế nhưng, khi người thứ hai chuẩn bị đẩy cửa bước vào, người thứ nhất lại cho rằng người đẩy cửa là ma, nên đã lấy hết sức chặn cửa lại, không cho người thứ hai vào nhà. Còn người thứ hai cũng cảm giác có người đang chặn cửa và nghĩ rằng trong nhà có ma thật.

Hai người một chặn cửa, một đẩy cửa cứ như vậy cho đến khi trời sáng. Đợi đến khi nhìn thấy rõ đối phương mới biết rằng chả có ma quỷ nào cả.

Tục ngữ có câu: “Người dọa người, dọa chết người”.

Chúng ta đều chưa từng nhìn thấy ma, nên cũng không biết được ma có đáng sợ hay không, thực ra, điều dáng sợ nhất chính là nỗi sợ hãi về ma trong mỗi chúng ta. Bản thân nỗi sợ mới là dáng sợ nhất.

Có một câu chuyện rất sâu sắc như sau:

Cử nhân Trương Xán đời Thanh, không những tinh thông võ nghệ mà còn giỏi thư pháp.

Một hôm, ông nói với người bạn: “Nếu anh gặp ma thì đừng có sợ, hãy quyết đấu đến cùng”.

Người bạn trả lời: “Nếu quyết đấu mà thua thì làm thế

nào?

Trương Xán cười nói: “Có gì đâu, cùng lắm thì cũng giống như nó thôi”.

Câu nói đó rất hợp lí và có ý nghĩa, người và ma tranh đấu, nếu có thua thì cũng thê thảm như ma mà thôi. Có gì đáng sợ nữa đâu!

Trong truyện ngụ ngôn của Aesop có một câu chuyện về “Ong vò vẽ, chim đa đa và người nông dân” như sau:

Ong vò vẽ và chim đa đa thấy khát nước, liền cùng nhau đến nhà một người nông dân xin nước uống. Chúng còn hứa hẹn rằng, nếu người nông dân cho chúng nước uống thì chúng sẽ làm rất nhiều việc có ích cho anh ta, ví dụ như chim da đa có thể giúp xới đất bằng mỏ, ong vò vẽ có thể bay lượn xung quanh để ngăn ngừa kẻ trộm.

Người nông dân nghe xong liền nói: “Ta có hai con bò, giữa ta và chúng không có bất kì điều kiện gì, thế nhưng chúng làm tất cả mọi việc cho ta, vì thế, ta chỉ có thể cho chúng uống nước, ta không muốn cho các ngươi nước uống”.

Câu chuyện này nói lên rằng, người nông dân muốn đặt niềm tin vào con bò trung thành của anh ta, bởi trong suốt thời gian qua, con bò luôn làm việc chăm chỉ và không hề đưa ra bất kì điều kiện nào, vì thế, anh ta sẵn sàng cho bò uống nước và chăm sóc chúng. Anh nông dân không muốn cho ong vò vẽ và chim đa đa uống nước vì chúng là những kẻ đặt ra điều kiện từ trước.

Sự tin tưởng được dần dần hình thành nên từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống, để có được lòng tin, cũng cần phải trải qua những khó khăn, thử thách. Có câu “Đường xa biết sức ngựa, lâu ngày biết lòng người”, để đặt niềm tin vào ai đó, cũng như có được sự tín nhiệm của người đó không thể chỉ dựa vào những lời nói suông là được.

Một quốc gia nhỏ chỉ cách nước láng giếng một eo biển, hai nước đối đầu đã mấy chục năm. Cuối cùng đến một ngày, cả hai bắt buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Cả hai bên cùng căng thẳng, Đại sứ của nước lớn không ngừng uy hiếp nước nhỏ bằng vũ lực.

Đại sứ nước nhỏ nói: “Chúng tôi có 150 chiếc máy bay chiến đấu F-16,60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình 2000-5, 130 chiếc máy bay chiến đấu IDF…  còn có cả những loại máy bay chiến đấu kiểu mới chưa thể công bố”.

Thủ tướng nước lớn bèn cười nói: “Số lượng máy bay và chiến xa của chúng tôi nhiều hơn của các ông 100 lần”.

Đại sứ nước nhỏ vẫn không nao núng, tiếp tục đe dọa đối phương: “Nước tôi có 80 vạn đại quân, tất cả đều dũng cảm và thiện chiến”.

Thủ tướng nước lớn cười lớn: “Số người tham gia quân đội của chúng tôi nhiều hơn người của các ông 100 lần”.

Đàm phán đến đây, đại sứ nước nhỏ cho biết cần phải xin ý kiến trong nước rồi mới có thể tiếp tục đàm phán tiếp được.

Khi hai bên lại tiếp tục đàm phán, đại sứ nước nhỏ bày tỏ việc hai bên là các nước anh em, nên “Bán anh em xa, mua láng giếng gần”, số n gười phản chiến trong nước lại quá đông, nên họ đã quyết định “Cầu hòa”.

Thủ tướng nước lớn ngạc nhiên trước sự thay đổi của đối phương và còn cho rằng, nước nhỏ đã bị sức mạnh của nước lớn làm cho sợ hãi nên đã gặng hỏi đại sứ nước nhỏ về nguyên nhân cầu hòa.

Đại sứ nước nhỏ trả lời: “Chúng tôi đã suy nghĩ và thấy nên bỏ qua, hòa bình là thượng sách, vì lãnh thổ nước chúng tôi quá nhỏ, thật sự không thể đủ để chứa 80 triệu tù nhân chiến tranh”.

Niềm tin kiên định là tố chất quan trọng nhất của một nhà ngoại giao. Có thể bị đánh ngã, nhưng không bị bao giờ đánh bại!

Cảm nhận:

Một gia đình nọ có hai cô con gái, cô con gái lớn gả cho một người làm vườn, cô con gái thứ hai gả cho một thợ gốm.

Người cha rất yêu quí các con! ông mong ngày nào cũng có mưa, để hoa trong vườn nhà con gái lớn nở rực rỡ hơn; nhưng lại lo lắng cho lò gốm của con gái thứ hai vì mưa mà không khô được. Ngược lại, ông cũng lại mong ngày nào cũng có nắng to để đồ gốm nhà con gái thứ hai mau khô; đồng thời cũng lại lo lắng cho vườn hoa nhà con gái lớn vì nắng to mà không được tươi tốt.

Gốc rễ vấn đề của người cha trong câu chuyện trên, là ông đã không nghĩ được ra rằng: khi trời mưa thì cho rằng ông trời đã ưu ái cho cô con gái cả, còn khi trời nắng thì cho rằng ông trời đang ưu ái cho cô con gái thứ hai, cái mà ông vẫn nghĩ là “khó cả đôi bên” ấy thực ra chẳng phải là đều nằm trong thế giới tưởng tượng của chính bản thân mình hay sao?

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t56387-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-6.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận