Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu Chương 31 0: Chùa Năng Nhân (3)

Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu
Tác giả: Nam Hải Thập Tứ Lang
Chương 310: Chùa Năng Nhân (3)
Nhóm dịch: Địa ngục môn
Nguồn : sưu tầm


xem chương mới tại tunghoanh(.)com
Viên Ánh Lạc loáng thoáng nghe thấy tiếng của đại sư Trí Tín có vẻ hết sức hòa nhã dễ nghe, giống như có một cỗ mị lực có thể cảm nhiễm người khác. Trương Đạo Hàm gật đầu liên tục, tựa hồ ngộ ra rất nhiều, nhưng Dương Túc Phong thì lại tựa hồ không có biểu tình lĩnh ngộ gì cả, tư thế gần như không có chút động tác nào. Viên Ánh Lạc len lén nhún vai, trong lòng lặng lẽ nói với bản thân, mời Dương Túc Phong tới nghe kinh phật có khác gì gẩy đàn cho trâu nghe? Trong nhiều lần đàm thoại với các tướng lĩnh quân đội cao cấp, Dương Túc Phong đều khịt mũi khinh bỉ, không hề che dấu chút nào thái độ khinh miệt của mình đối với Phật giáo. Không phải là hắn cảm thấy Phật giáo có vấn đề gì, mà là hiện giờ thời thế không đúng, hắn phải dùng máu và sắt để giải quyết vấn đề, mà Phật giáo lại đề xướng đạo lý mở lòng từ bi , buông đồ đao trờ thành phật cùng với ý nghĩ của hắn hoàn toàn không hợp.




Là người phụ trách của ban ngành tình báo, Viên Ánh Lạc đương nhiên biết lai lịch của vị Trí Tín đại sư này, ông ta làm môt vị cao tăng đắc đạo đúng nghĩa. Cho dù là ở trên đại lục Y Lan cũng có thanh danh không nhỏ. Trí Tín đại sư thiếu niên đắc đạo, phật pháp tinh thông, ông ta từng làm trụ trì hai khóa của chùa Bạch Mã. Trong thời gian này lặng lẽ cùng với Thần Tú đại sư của Ngũ Đài Sơn ngang vai ngang vế, nhưng ông chủ động từ bỏ vị trí chủ trì, không ngại gian khổ vượt trùng dương xa xôi, tới Lỗ Ni Lợi Á , đảm nhận nhiệm vụ khai thiên lập địa cho Phật pháp, hơn nữa còn ở nơi này tới mười chín năm, hành vi của ông ta đích thực làm người ta sinh lòng kính trọng.

Lưu phái Phật giáo của đế quốc Đường Xuyên hết sức phức tạp, nổi danh nhất là Thiện Tông và Tịnh Thổ Tông, nhưng lưu phái này tranh đoạt tín đồ và quyền lực với nhau, cho dù bao gồm người lãnh tụ của bọn họ cũng không ngoại lệ. Dùng lời của Dương Túc Phong mà nói thì là chó chắng đối tính ăn phân, bất kể là loại tôn giáo gì, loại đoàn thể gì, mục đích cuối cùng của nó luôn là phân chia lợi ích, đếu đã phân chia lợi ích thì phải có tranh đoạt, dù là cái tranh đoạt này che dấu dưới lý luận đạo mạo trang nghiêm như thế nào, hoặc là khoác bên ngoài tấm áo tôn giáo thần thánh trang nghiêm thế nào.

Trên thực tế, trong nội bộ Phật giáo, Thiện Tông và Tịnh Thổ Tông tranh chấp có căn nguyên từ xưa. Tới đời Trí Tín đại sư, thực lực của Thiện Tông cuối cùng hoàn toàn thua dưới Tịnh Thổ Tông, bởi vì Tịnh Thổ Tông xuất hiện một đại tông sư tài năng hơn người đó chính là Thần Tú đại sư của Ngũ Đài sơn. Trong nhiều lần đối đầu giữa chùa Bạch Mã và Ngũ Đài sơn, chùa Bạch Mã thất bại thảm hại, làm cho Trí Tín đại sư cuối cùng không thể không vượt biển về phía đông, thực sự là không còn mặt mũi nào thấy phụ lão Giang Đông!
*** Đây là lời trước của Hạng Vũ lúc sắp chết :
Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?

Viên Ánh Lạc đột nhiên nghe thấy Trí Tín đại sư nói: “…. Khi Đường Lãng tới, luôn một mình một bóng, bên người ngay cả cảnh vệ đều không có, nhưng với thân thủ của ông ta, cho dù không có cảnh vệ cùng không sợ gì..”

Viên Ánh Lạc không kìm được dựng lỗ tai lên, chăm chú lắng nghe.

Tiết Tư Khỉ và Đan Nhã Huyến nhìn thấy hành động khác lạ của Viên Ánh Lạc cũng bát giác nghiêng đầu nghe chốc lạt, rồi nhanh chóng bị hấp dẫn.

Thì ra Trí Tín đại sư hiện giờ không phải là đang giảng kinh phật mà là kể chuyện.

Chuyện liên quan tới Đường Lãng.

Không biết bắt đầu từ khi nào, chuyện liên quan tới Đường Lãng tựa hồ luôn có dính líu chút gì đó tới Dương Túc Phong, làm người ta nảy sinh nghi ngờ, làm các nữ nhân bên cạnh Dương Túc Phong mơ hồ cảm thấy Dương Túc Phong và Đường Lãng có thể có quan hệ nào đó. Thậm chí Phượng Phi Phi còn hoài nghi Dương Túc Phong có phải cùng Đường Lãng có quan hệ thân thích gì đó hay không. Nhưng đáng tiếc không có sự thực chuẩn xuác chứng mình. Mà bản thân Dương Túc Phong lại chẳng chút quan tâm tới thân thế của mình, bởi vì y vốn là người ngoại lai tới từ địa cầu, đối với thân thế trên thế giới này chẳng có chút hứng thú gì.

Trong khói đàn hương lượn lờ, Trí Tín đại sư thần sắc nghiêm nghị, chậm rãi kể: “…. Đường Lãng….”


Trên lịch sử của đế quốc Đường Xuyên, truyền thuyết liên quan tới Đường Lãng chỉ có hai cái, cũng là truyền thuyết sinh động nhất, làm người ta tin phục nhất. Một là Đường Lãng tàn nhẫn thích giết người, lãnh khốc vô tình; một cái khác là Đường Lãng thành kính quy y Phật giáo. Tên Đồ tể tàn nhẫn mê chém giết lãnh khốc vô tình không ngờ lại thành kính thờ phụng Phật giáo, đây vốn là chuyện vô cùng mâu thuẫn, nhưng đúng là dã xảy ra trên người Đường Lãng, khiến cho rất nhiều người phải lộ ra vẻ kinh ngạc, Tất cả những chuyện này tạo nên sự thần bí của Đường Lãng, cũng thành bí ẩn hậu nhân say mê nghiên cứu.

Đường Lãng từ một hạm trưởng chiến đấu hạm bình thường làm tới tận nguyên soái hải quân duy nhất trên lịch sử của đế quốc Đường Xuyên. Đúng là có chỗ hơn người, trừ sự thông minh tài trí của ông ta ra, còn có quyết đoán mê chém giết. Ông ta ở trong hải chiến, làm người người ta nghe tiếng sợ vỡ mật nhất, không phải là sự xuất quỷ nhập thần của ông ta, mà là sự lãnh khốc vô tình của ông ta. Mỗi lần chiến đấu kết thúc, quan binh kẻ địch bị ông ta bắt được đều không hề có ngoại lệ bị ông ta nghiêm lệnh đẩy xuống biển, chết đuối.

Ông ta ở trong hải dương cuộn trào sóng nước chính chiến gần năm mươi năm, chưa từng có ngoại lệ, mỗi trận chiến đầu không giữ người sống đã trở thành quy định nghiêm ngặt hơn cả quân kỷ. Trong thời gian năm mươi năm, rốt cuộc có bao nhiêu người bỏ mang ở đại hải vì sự lãnh khốc vô tình của ông ta, thật không thể thống kê được. Bời vì quá là nhiều, chỉ cần lấy một cái vị dụ là có thể hiểu được. Trong cuộc hải chiến với nước Mã Toa năm 1688 thiên nghuyên, hải quân nước Mã Toa chiến bại có hơn sáu vạn quan binh bị Đường Lãng bắt làm tù binh, bao gồm cả quan tư lệnh của bọn họ trong đó, kết quả toàn bộ bị trói hai chân hai tay đẩy vào địa hải nuôi cá mập, làm cá biển của cả Nam Hải sau một bữa no nên đều lần lượt chán thịt người, mấy năm sau đó đều không muốn ăn thịt người.

Trận chiến này, ngay cả một số quan viên đế quốc Đường Xuyên cũng nhìn không thích, cảm thấy Đường Lãng quá máu lạnh, không chút nhân tính, đến nối dâng biểu cùng chống đối ông ta, yêu cầu trừ bò chức vụ của ông ta, bất quá cuối cùng chẳng được việc gì. Đường Lãng cũng không giảm bớt hành vi của mình, vẫn cứ thích gì làm nấy, đánh tới nơi nào, giết tới nơi nào, liền tạo ra một con đường máu trên biển. Do Đường Lãng tàn nhẫn mê giết người, kẻ địch của ông ta hận ông ta thấu xương, hận không thể lột da rút gân ông ta, nhưng thủy chung không một ai có thể chiến thắng Đường Lãng trên biển.

Thế nhưng, cùng với việc Đường Lãng tàn nhẫn hiếu sát, ông ta tựa hồ lại là một tín đồ phật giáo thành kính. Đương nhiên, thành kính chỉ là tương đối mà thôi. Trong những câu truyện được ghi vào sách vở hẳn hoi, mỗi lần Đường Lãng hải chiến trở về, đều sẽ tới trong chùa miếu ăn năn chuộc tội, quỳ mãi không dậy, hết sức chân tâm thật ý, giống như muốn sám hối lỗi lầm của mình. Nhưng một khi rời khỏi chùa miếu, tiến trở về đại hải, lập tức lại khôi phục bản tính tàn khốc vô tình, đối đãi với kẻ địch quyết không mềm lòng, bất kể là đối phương cầu xin thế nào, đều không cho hắn một con đường sống.

Loại tính cách mâu thuẫn này tự nhiên khơi lên hứng thú của các đại sư Phật học, bọn họ cho rằng, Đường Lãng là một hạt mầm tốt, nhưng đáng tiếc lại đi chệch đường, chỉ cần chỉ dạy thật tốt, Đường Lãng hoàn toàn có thể khôi phục trạng thái của người thường. Vì thế bọn họ định ra rất nhiều kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đưa Đường Lãng vào trong sinh hoạt bình thường của tín đồ Phật giáo. Thế nhưng, đại sư Phật học thiên hạ vào thời đó, người có phật pháo cao thâm, có năng lực thu Đường Lãng làm độ đệ, không dưới ba bốn chục người, nhưng có gan thu Đường Lãng làm đồ đệ, chỉ có đại sư Thần Tú của Ngũ Đài Sơn.

Năm 1689 thiên nguyên, Đường Lãng chính thức quy y Tỉnh Thổ Tông Ngũ Đài Sơn.

Thần Tú đại sư vì thế mà thanh danh nổi lên, còn Đường Lãng cũng chính thức trở thành đệ tử tục gia của Ngũ Đài Sơn.

Thế nhưng, làm cho các cao tăng Phật giáo thất vọng là, Thần Tú đại sư mặc dù thu Đường Lãng làm đồ đệ, nhưng tựa hồ càng chú trọng dựa vào đó để đề cao thanh danh của cá nhân, chẳng hề cấp cho Đường Lãng chỉ đạo thực sự nào. Ngược lại, mỗi lần từ Ngũ Đài Sơn xuống, biểu hiện hung bạo của Đường Lãng càng lợi hại hơn trước kia. Ông ta đều dựa theo mệnh lệnh của đế quốc Đường Xuyên khai chiến với kẻ địch, nhưng từ sau khi quy y Ngũ Đài Sơn, lại biến thành tệ hại hơn, triều đình không có mệnh lệnh tác chiến, ông ta liền chủ động suất lĩnh hạm đội khổng lồ truy bắt hải tặc khắp nơi, lấy hành hạ giêt chóc hải tặc làm niềm vui, ông ta đi khắp bảy biển, đuổi cho đám hải tắc chó chạy gà bay, sống không an thân. Gần như quảng trường của các thành thị dọc bờ biển đại Lục Y Lan và đại lục Y Vân, đều treo đầy thi thể của đám hải tặc bị thắt cổ.

Khi đó, chính là lúc hải tặc Ca Âu và hải tặc Sở La Môn hoành hành ngang ngược, bọn chúng tùy ý tấn công thương thuyền của đế quốc Đường Xuyên qua lại, tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích của đế quốc Đường Xuyên, vì thế triều đình cũng ngầm cho phép loại hành vi gần như điên cuồng này của Đường Lãng. Từ đó trở đi, Đường Lãng hai lần càn quét hải vực Sở La Môn, sáu lần tiến vào biển Gia Lặc Tân cùng hải tặc luân phiên huyết chiến. Nghe nói khi tình hình chiến đấu kịch liệt nhất, thi thể trôi nổi trên mặt biển làm cho chiến đấu hạm không thể tiến lên, tắc nghẽn nghiêm trọng. Gia tộc Lôi Đình thực lực cường đại nhất bị Đường Lãng đánh cho tan thành tro bụi, ngay cả bản thân Hải Lôi Đình cũng bị bắt tới mổ bụng moi gan để thị uy, vì thế mà đám hải tặc khác nghe tiếng là bỏ chạy, căn bản không dám va chạm với Đường Lãng.

Dương Túc Phong đột nhiên nói: “Ta rất lấy làm lạ, Đường Lãng rốt cuộc vì sao mà chết? Vì sao liên quan tới cái chết của ông ta thường không có ai nhắc tới?”

Trí Tín đại sư nói: “Đường Lãng chính là vì u uất mà chết.”

Dương Túc Phong nhíu mày nói: “ U uất ư?”

Trí Tín đại sư nói đầy thâm ý: “Bởi vì trên mặt biển ông ta đã không còn đối thủ nữa.

Dương Túc Phong không khỏi lại lần nữa cau mày, đây mà cũng là lý do?

Nguồn: tunghoanh.com/giang-son-nhu-thu-da-kieu/quyen-1-chuong-310-3-Ysiaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận