Ăn của trẻ
Hiếm thấy bậc cha mẹ nào than phiền là con họ ăn nhiều quá. Nếu có trường hợp như vậy thì cha mẹ nên tìm đến thầy thuốc, và cần có chế độ điều trị thích hợp với trẻ. Tới đại đa số các bậc cha mẹ than phiền con họ lười ăn. Vậy vấn đề là thế nào?
Để giải đáp điều băn khoăn này, chúng tôi xin nêu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.
1. Cảm giác muốn ăn của trẻ bắt nguồn trực tiếp từ trung tâm “ngon miệng” nằm trong não. Khi chưa thấy bụng đói thì trẻ thích chơi hơn ăn. Nếu khi đó người lớn cứ ép chúng ăn tất chúng sẽ dùng mưu mẹo để đối phó. Chúng sẽ đòi bố mẹ phải hứa kể chuyện cổ tích, mua đồ chơi hoặc gì gì đó. Tất nhiên nếu trẻ liên tục phải ăn trong khi trung tâm “ngon miệng” trong não chưa bị kích thích thì ít lâu sau trung tâm không hoạt động nữa và đứa trẻ sẽ mất hẳn cảm giác muốn ăn.
2. Thể trạng chung. Trẻ khoẻ mạnh, hiếu động ăn tốt. Trẻ mệt mỏi, uể oải, trì trệ lười ăn.
3. Vai trò của những nhân tố kích thích bên ngoài. Trong lúc ăn, nên cất hết các thứ đồ chơi và những vật gì phân tán sự chú ý của chúng. Tốt nhất là trong lúc trẻ ăn, bên cạnh không nên có mặt người nào chúng sợ hoặc người nào đùa với chúng làm chúng không tập trung vào việc ăn.
4. Chất lượng thức ăn. Không phải trẻ nào cũng thích ăn những món giống nhau. Bởi vậy, đừng nên bắt trẻ ăn thứ gì chúng không thích. Những thức ăn lạ nên tập cho chúng dần dần. Trẻ thường không thích thức ăn cứng và dai chúng khó nhai (đặc biệt là thịt) Bởi vậy khi làm thức ăn cho trẻ, chú ý nấu mềm. Trẻ cũng không thích thức ăn nóng quá, mặn quá hoặc chua.
5. Những liên tưởng trong khi ăn. Nếu như việc ăn gì những liên tưởng hay cảm giác khó chịu thì trẻ rất ngại ăn. Không khí trong lúc ăn rất quan trọng. Nếu thoải mái, vui tươi, trẻ dễ ăn ngon miệng. Nhưng nếu ồn ào, lộn xộn, thức ăn luôn thay đổi, người lớn tranh luận, cãi cọ nhau, phòng ăn tối tăm, chật chội... trẻ sẽ mất hào hứng và ăn không thể ngon miệng được.
6. Phần chủ động trong lúc ăn. Khi ngồi chung với cả gia đình, nếu trẻ cảm thấy thoải mái được tự quyền, nó hào hứng và ăn dễ ngon miệng. Cần tạo hứng thú cho trẻ lúc ăn và tạo cho chúng cảm thấy được chủ động: ăn vì bản thân chúng muốn. Dù là bình sữa cũng để chúng tự cầm lấy, hoặc thìa chúng cũng tự xúc lấy.
Mong các bạn nhớ kỹ những lời khuyên đơn giản thôi nhưng ảnh hưởng lớn đến cảm giác “ngon miệng” của trẻ. Chỉ xin nói thêm rằng, nếu bạn mong con bạn khoẻ mạnh hơn là con béo thì mỗi khi thấy con mình không chịu ăn một món nào đó, bạn sẽ không vội hốt hoảng lo con bạn gầy đi hoặc sắp mắc chứng “ăn không ngon” mãn tính.