Đánh cá xác-đin như thế nào?
Có mặt trên tất cả các biển: Đại Tây dương và Địa Trung Hải, Thái Bình dương cũng như Ấn Độ dương, cá xác-đin (sardine) có nhiều giống khác nhau. Loài cá khó tính này không thích nước lạnh. Sinh ra trong vịnh Gascogne có nhiệt độ 10- 17oC, chúng phải mất 5 hoặc 6 năm để di trú đến vùng rộng lớn ở bờ biển Breton.
Trong những dòng nước ấm, những đàn cá xác-đin lớn kéo dài tới hàng trăm km. Chúng đi tìm những mồi nhỏ, những sinh vật nổi đối với cá xácđin, đó là những loại thức ăn độc quyền. Theo cách đánh bắt truyền thống người ta dùng- lưới thẳng, mắt nhỏ, nhuộm xanh bằng sunphát đồng và mọi người vẫn thấy nó được phơi khô dưới ánh Mặt trời trong những cảng nhỏ bên bờ biển. Nhưng người ta sử dụng nhiều nhất là lưới hai cạnh, loại lưới quay và trượt, dài 130 m, cao 35 m. Sau khi đã thu hút cá xác-đin bằng mồi trứng cá, loại mồi làm từ cá trích và cá tuyết, người ta dùng lưới quay chụp cả lên đàn.
Ở Địa Trung Hải, dân chài thích thu hút cá xác-đin vào ban đêm và trên mặt biển bằng những đèn nhử mồi (đèn đánh cá), sau đó bắt chúng bằng lưới vây quay. Để tăng sản lượng đánh bắt, các tàu chuyên nghiệp đánh cá của những nước lớn phát hiện các đàn cá bằng bộ định vị bằng sóng âm (sonar) và đánh cá bằng lưới rê. Kết quả là sự cạn kiệt dần dần của những vùng cá, nhất là vùng gần bờ biển. Do vậy, dân chài buộc phải đi xa bờ và sử dụng những tàu lớn hơn được trang bị ngày cáng hoàn thiện.