ĐÒN BẨY KINH TẾ - CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VẬN HÀNH KINH TẾ
Trong vật lý học, đòn bẩy là một hoại máy móc hoặc công cụ giản đơn, biết lợi dụng nguyên lý đòn bẩy sẽ đem lại những tác dụng to lớn. Nhà nước muốn tiến hành điều tiết các hoạt động kinh tế, cũng cần phải có một số thủ đoạn kinh tế giống như những chiếc đòn bẩy, ví dụ như giá cả, thuế má tín dụng, lợi nhuận, tiền lương v.v. . . Những thủ đoạn kinh tế dùng điều tiết, sự vận hành nền kinh tế quốc dân đó, người ta gọi là đòn bẩy kinh tế.
Vận dụng hợp lý đòn bẩy kinh tế, có thể điều hoà các quan hệ lợi ích kinh tế khác nhau, có thế điều tiết tỷ lệ phân phối lao động xã hội giữa các ngành khác nhau, có thể điều tiết quá trình sản xuất nâng cao hiệu suất của hoạt động kinh tế, cũng có thể hướng dẫn cả về việc tiêu dùng, góp phần thực hiện cân đối giữa cung và cầu. Ví dụ, để hạn chế việc tăng trưởng quá nhanh, không hợp lý của xây dựng cơ bản, ngân hàng nhà nước dùng biện pháp giảm bớt các khoản cho vay, nên đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Để tăng tồn khoản dự trữ, ngân hàng tăng lãi suất gửi tiền tiết kiệm v.v. . . Đó đều do tác dụng của việc vận dụng đòn bẩy kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, việc phân phối bố trí các nguồn của cải xã hội về cơ bản là thông qua việc áp dụng cơ chế thị trường, và việc nhà nước sử dụng đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế.
Trong việc điều tiết sự vận hành nền kinh tế quốc dân, nội dung và tác dụng của các đòn bẩy kinh tế cũng khác nhau, song giữa chúng có mối liên hệ nội tại và ràng buộc lẫn nhau. Đồng thời, các đòn bẩy kinh tế muốn phát huy được tác dụng đều phải có điều kiện, chứ không phải là vạn năng. Do đó, chỉ có vận dụng một cách tổng hợp, hợp lý các loại đòn bẩy kinh tế kết hợp với các thủ đoạn điều tiết kinh tế và thủ đoạn điều tiết hành chính v.v. . .mới có thể làm cho nền kinh tế quốc dân liên tục phát triển một cách lành mạnh, ổn định.