PHÂN PHỐI THEO LAO ĐỘNG – NGUYÊN TẮC PHÂN PHỐI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc phân phối các vật phẩm tiêu dùng cá nhân là phân phối theo lao động, tức là tùy theo số lượng và chất lượng lao động của người lao động đóng góp cho xã hội mà phân phối, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng theo lao động, trước hết là do chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa quyết định. Vì trong điều kiện của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là chủ các tư liệu sản xuất, sản phẩm là thành quả lao động chung của mọi người. Mỗi cá nhân nhận được bao nhiêu sản phẩm chỉ có thể căn cứ vào lao động họ đóng góp, chứ không thể căn cứ nào khác. Đồng thời, do trình độ sản xuất vật chất của xã hội chưa thể thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội, nên chỉ có thể thực hành phân phối theo lao động, chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu.
Việc phân phối theo lao động còn do tính chất của lao động quyết định. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do sự ràng buộc của nhiều nhân tố, lao động của mọi người đóng góp cho xã hội có những sự khác biệt rõ rệt; đồng thời, lao động còn là thủ đoạn mưu sinh, chưa trở thành nhu cầu số một của đời sống. Do đó, chỉ có lấy lao động làm thước đo việc phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân, theo dõi và đánh giá nghiêm túc lao động đóng góp của mỗi người, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Việc phân phối theo lao động được thực hiện thông qua hình thức cụ thể nhất định, ví dụ như tiền lương, tiền thưởng v.v...