Tài liệu: Lợi tức do đâu mà có

Tài liệu
Lợi tức do đâu mà có

Nội dung

LỢI TỨC DO ĐÂU MÀ CÓ

Từ cổ chí kim, việc vay mượn đều phải trả giá. Người đi vay khi trả nợ đều phải chi thêm một khoản tiền nhất định. Khoản tiền đó chính là lợi tức. Ngày nay, chúng ta gửi tiền vào ngân hàng cũng có thể thu về một khoản lợi tức.

Vậy lợi tức do đâu mà có? lợi tức là do người lao động tạo ra. Trong xã hội nô lệ và phong kiến, bọn cho vay nặng lãi cho nông dân, thợ thủ công và cả chủ nô, chúa phong kiến vay tiền và bọn chúng đã thu từ con nợ những khoản lợi tức rất cao. Ở đây, nguồn lợi tức là do thành quả lao động của những nô lệ, nông nô, nông dân và thợ thủ công.

Trong xã hội tư bản, các nhà tư bản kinh doanh sản xuất vay tiền của các nhà tư bản cho vay để bỏ vào các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thu về được, một phần giữ lại cho mình, một phần phải nộp cho các nhà tư bản cho vay dưới  hình thức lợi tức. Ở đây, lợi tức là do công nhân làm thuê tạo ra.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc cho vay chủ yếu biểu hiện ở tồn khoản và các khoản cho vay của ngân hàng. Ngân hàng tập trung các tồn khoản của các đơn vị xí nghiệp, sự nghiệp và của cá nhân, sau đó đem cho các đơn vị và cá nhân vay và họ phải trả cho ngân hàng một khoản lợi tức để ngân hàng chi trả lợi tức cho các đơn vị và cá nhân có tồn khoản. Như vậy, nguồn lợi tức là do lao động thặng dư của những người lao động trong các đơn vị và của cá nhân sử dụng các khoản vay của ngân hàng. Lợi tức thu được từ những tồn khoản của ngân hàng là sự thù lao và khuyến khích đối với những người có tồn khoản.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/951-02-633371100664741023/Tri-thuc-kinh-te/Loi-tuc-do-dau-ma-co.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận