Để cho mọi thứ tự được giải quyết
Trong chương trên chúng ta đã xem xét đặc điểm hành vi của trẻ từ khi ra đời cho tới năm tuổi thứ năm, đã đưa ra một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ và giáo dục những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong tương lai. Bây giờ chúng tôi trở lại nói kỹ hơn về năm tuổi đầu tiên của trẻ, bởi vì chính trong thời kỳ này các bà mẹ trẻ hay lúng túng nhất. Rất tiếc là những khó khăn xuất hiện trong thời kỳ này nhiều sách hướng dẫn đã không giúp giải quyết mà lại làm cho các bà mẹ rối óc thêm.
Các bà mẹ trẻ lật những cuốn sách này ra xem chỉ thấy những ý kiến trái ngược nhau, không con biết ý nào đúng ý nào sai. Chẳng hạn, có tác giả khuyên nên dùng vú cao su, có tác giả lại lên án nó, nêu ra đủ thứ tai hại của việc dùng vú cao su kể cả làm hỏng răng trẻ.
Sách này khuyên nên ru con (bằng cách lắc lư), sách khác lại bao ru con kiểu như thế làm nảy sinh không biết bao nhiêu tai hại. Vị này đưa ra một lời khuyên, vì khác lại đưa lời khuyên trái ngược hẳn.
Chúng tôi không định bàn về lý thuyết này đúng, lý thuyết kia sai, quan niệm này chính xác, quan niệm kia sai lầm. Vả lại công việc ấy đã chắc gì bổ ích cho các bà mẹ. Chúng tôi chỉ xin trao đổi với các bạn đang nuôi con một số suy nghĩ và nhận thức được dùng làm cơ sở cho một vài khuynh hướng mới, gọi chung là “phương pháp giáo dục thoải mái”.
Khuynh hướng này không phải mới xuất hiện mà có gốc rễ từ thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, khi ở nhiều quốc gia châu Âu, nhân dân lần đầu tiên được hưởng quyền tự do thật sự. Sau bao nhiêu năm chịu kiếp sống nô lệ, đột nhiên được hưởng tự do, đã ảnh hưởng đến nếp nghĩ nói chung và đến việc giáo dục trẻ em nói riêng.
Nếu như trước kia biện pháp giáo dục chủ yếu là cưỡng bức, trừng phạt, cuộc sống tinh thần chủ động của trẻ không được quan tâm, người ta chỉ lo đến việc xung quanh nhìn đứa trẻ ấy thế nào, thì ngày nay việc giáo dục lớp trẻ được dân chủ hoá hoàn toàn, người ta lạc quan niệm trẻ em phải được bình đẳng với người lớn trong việc hưởng những thành quả của tự do đem lại. Phương pháp mới này nhanh chóng được tầng lớp cha mẹ trẻ hưởng ứng, đang phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng được nhiều người tán thành.
Bất cứ một trào lưu nào cũng phải dựa trên một lý thuyết nhất định. Và người ta mới sực nhớ ngay từ thời gian cuối thế kỷ XIX đầu XX đã lan truyền một công thức như sau: “Trẻ em cần có thức ăn, hơi ấm, sạch sẽ và thanh thản”. Công thức này cho rằng mọi thứ khác đều chỉ cản trở và do đó đều có hại.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy công thức nêu trên quá cứng nhắc. Mà “cây đời lại xanh tươi”. Người mẹ nhìn đứa trẻ sơ sinh rúm ró vừa ra đời đâu phải chỉ là kẻ tiêu thụ bầu sữa của bà cùng một đống tã lót rồi tuân theo đúng những quy tắc nuôi dạy đang thịnh hành thời đó Người mẹ còn thấy đứa con là niềm vui, lại nguồn tình cảm của mình. Kỳ diệu thay! Những nhà giáo dục học theo hướng mới đã coi những bà mẹ nêu trên là thông thái hơn cả. Những bà mẹ ấy nay đã lên chức bà nội, bà ngoại và đã da mồi tóc sương, mới đây còn bị quá nhiều quan chức lên án thì ngày nay được lớp bác học trẻ ca ngợi hết lời và dùng làm mẫu mực cho quan niệm mới.
Tâm lý học hiện đại cố gắng khơi sâu vào tận những bước đi đầu tiên của trẻ trong cuộc sống. Rất đông nhà khoa học, không ai bảo ai, nghiên cứu tâm lý là tội phạm, thí nghiệm trên loài vật... Một số kết luận của họ đang được tận dụng trong khoa tâm lý học hiện đại và chúng tôi đã ứng dụng để trình bày một số vấn đề trong chương trên. Mấy chữ “giáo dục thoải mái” hoàn toàn không mang nghĩa mỉa mai mà thực sự nghiêm chỉnh. Chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp này trong sách chăm sóc trẻ sơ sinh và trong năm tuổi đầu tiên của chúng. Tuy nhiên phương pháp “giáo dục thoải mái” này chỉ đem lại kết quả tốt nếu các bạn không dừng lại ở sau năm tuổi thứ nhất mà tiếp tục áp dụng vào những thời kỳ sau.
Việc giáo dục ở trường học theo phương pháp “thoải mái” cũng khác với trường dạy theo kiểu “hàn lâm”: không cho điểm và giúp đỡ học sinh phát triển khả năng cũng như ý thích của từng học sinh. Thể nghiệm loại trường “thoả mái” kiểu này đang đem lại những kết quả tốt.