Tài liệu: Đồng tiền năng động và nhộn nhạo

Tài liệu
Đồng tiền năng động và nhộn nhạo

Nội dung

ĐỒNG TIÊN NĂNG ĐỘNG VÀ NHỘN NHẠO

 

            Những chặng đương phiêu lưu của đồng tiền tại Châu Âu thời Phục Hưng.

Tiền thường được coi là một phương tiện thể hiện giá cả và giá trị, một phương tiện thanh toán và cất giữ sức mua. Nó là thước đo giá trị đổi với tất cả các thứ đem ra trao đổi, tiền tạo ra một không gian xã hội thuần nhất trong đó mọi người có chung một tiêu chuẩn để đánh giá các khoản vay và nợ của mình.

Ở Châu Âu Thế kỷ XVI, cái không gian ấy trùng hợp với các đường biên giới quốc gia; và khi ra ngoài các đường biên giới ấy, tiền trở thành một thứ quốc kỳ cho mỗi nước, là công cụ thanh toán thuận tiện, tiền còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Sự phát triển mãnh liệt của sản xuất và thương mại ở Châu Âu Thế kỷ XVI, thường được gắn với sự lớn mạnh của cung ứng tiền tệ dưới hình thức thương phiếu và tiền đúc bằng kim loại nhập từ Châu Mỹ.

Sau cùng, là nơi cất giữ sức mua; tiền đem lại một quan niệm mới về tính thời gian, cho phép khắc phục được phần lớn nỗi lo trong cuộc sống hằng ngày. Thời gian không còn hoàn toàn thuộc về Chúa trời, mà trở thành nền tảng cho các đề án của con người. Thế kỷ XVI, ở Châu Âu là thời kỳ người ta nhận thức được tiền như là tư bản; bằng chứng là các cuộc tranh luận về lãi suất cho vay, chỉ số nợ, nguồn gốc gia tăng giá cả, thậm chí cả việc bán những đặc ân.

Do vậy, xem chừng tiền đã thực hiện thỏa đáng các chức năng của nó và đã góp phần tăng cường các mối quan hệ xã hội ở Châu Âu thời Phục hưng. Nhưng đồng tiền nào cũng có mặt phải mặt trái; tiền cũng đã gây ra những thế lực tàn phá như việc tích tụ và đào thải nhằm đi đến độc quyền. Và những xáo trộn mà các thế lực ấy gây ra càng rõ rệt hơn tại Châu Âu thời kỳ Phục hưng vì số dân ở đấy tăng lên rất nhiều.

Tranh chấp quyền lực giữa các ông hoàng

Những xáo trộn đầu tiên do đồng tiền gây ra trong thời kỳ này liên quan đến việc phát hành tiền. Trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, việc đúc tiền và ấn định giá trị chính thức của đồng tiền thuộc trách nhiệm của chính quyền, một nguyên tắc phỏng theo luật pháp Roma. Mặc dầu đã đặt ra những sự trừng phạt nghiêm khắc đối với kẻ vi phạm nguyên tắc ấy (như thả vào vạc dầu), song độc quyền đúc tiền của Nhà nước vẫn nhiều khi bị tranh chấp.

Hình thức làm tiền giả như là chế tạo những loại tiền đúc có hàm lượng kim loại quý thấp hơn hàm lượng chính thức, nhưng vẫn được coi là có cùng giá trị. Thực ra loại tiền ''giả'' này ở đâu cũng có vì kỹ thuật đúc tiền thời bấy giờ còn quá thô sơ không cho phép tất cả các đồng tiền đều giống hệt nhau. Những nhà buôn khôn ngoan, những người đổi tiền và thậm chí cả những người thu thuế ra sức xếp loại tỉ mỉ các đồng tiền qua tay mình để rút ra khỏi vòng lưu thông những đồng tiền nặng nhất. Sau đó, họ chỉ việc đem những đồng tiền ấy đến hiệu vàng bạc bán theo giá vàng bạc là được một giá cao hơn giá trị danh nghĩa của đồng tiền. Một cách làm khác là xà xẻo kim loại rồi đưa những đồng tiền đó trở lại lưu thông, hy vọng người nhận không mang tiền đi thử và đối chiếu (vì họ sẽ phải chịu phí tổn nếu đồng tiền cho thấy là đúng tiêu chuẩn).

Những cố gắng nhằm hạn chế sự xà xẻo này như làm gờ cho cạnh đồng tiền và rập một đường tròn xung quanh chân dung, vẫn không đem lại kết quả bao nhiêu. Kỹ thuật đúc rập mới, có thể chặn đứng hoàn toàn tệ xà xẻo bới xén này, đã không áp dụng được ở một nước nào hồi Thế kỷ XVI vì tốn kém và vấp phải sự chống đỡ của thợ quen rập tiền bằng búa theo kỹ thuật cũ. Thấy rằng, khắc hình của mình lên mặt đồng tiền cong không bảo đảm được giá trị đúng cửa nó, do vậy các quốc Vương dần dân đi đến chỗ bắt phải cân tiền mỗi lần mua bán. Những cố gắng của nhà Vua bằng cách ban hành nhiều sắc luật ngăn cấm các chủ hiệu vàng bạc tự do định giá các kim loại quý, cũng tỏ ra không hiệu quả.

Ở Thế kỷ XVI, những kẻ làm tiền giả có khuynh hướng chuyên làm giả tiền đúc Tây Ban Nha, đặc biệt những đồng tiền nhỏ là loại làm ra tốn kém và khó phát hiện. Trong khi đó, nhiều ông Vua không ngần ngại đúc những đồng tiền giống hệt đồng tiền nước khác để khỏi phải trả thuế đúc tiền (đối với những nước nhỏ không có tiền riêng) hoặc giữ lại một phần vàng bạc bằng cách làm ra những đổng tiền “non” (kém trọng lượng).

Chuyện làm tiền giả đã có một số trường hợp nổi tiếng. Tại Pháp, trong suốt mười năm, những người ủng hộ Giáo hoàng đã tổ chức việc đúc tiền giả để làm hại đồng tiền chính thức của nhà Vua theo Đạo Tin Lành. Một vụ khác là việc đúc giả tiền Tây Ban Nha bằng số vàng bạc cướp được của các tàu biển chở vàng bạc từ Châu Mỹ về Châu Âu.

Sau ngày tìm ra quần đảo Caribee và Châu Mỹ, Tây Ban Nha bắt đầu khai thác một cách hệ thống kim loại quý ở các vùng này. Mỗi năm hai lần, số vàng bạc đó được quân đội áp tải đưa về Sevilla để đúc thành tiền Tây Ban Nha. Số lượng vàng bạc nhập khẩu ghi được trong Thế kỷ XVI rất lớn: khoảng  250 tấn vàng và 200.000 tấn bạc, bằng khoảng 1/3 tổng số vàng bạc có ở Châu Âu trước đó. Tuy nhiên, một số nhà sử học cho rằng, số vàng bạc nhập khẩu lén lút lẩn tránh sự kiểm soát của nhà cầm quyền Tây Ban Nha để đưa về những nơi đúc tiền cạnh tranh, có thể cũng nhiều bằng chừng ấy.

Việc làm tiền giả diễn ra dưới những hình thức ít phức tạp hơn. Một cách làm là: các cá nhân thỏa thuận riêng với nhau, dùng những loại tiền bị nhà cầm quyền cấm. Theo định kỳ, các Vua Chúa lại ban hành những “sắc chỉ” loan báo rằng loại tiền quốc gia hay nước ngoài nào đó không còn được chấp nhận trong giao dịch. Tiền ấy phải được đem đến kho bạc để cắt nhỏ ra và mua lại theo lượng. Điều thường hay xảy ra là nhiều cá nhân không đếm xỉa đế đến những sắc chỉ, mà họ tự ấn định theo thỏa thuận giá trị của những loại tiền ấy, nhất là khi họ thiếu thốn các phương tiện tiền tệ. Đó là điều đã diễn ra với những đồng tiền đúc nhỏ của Tây Ban Nha tại Pháp trong nửa cuối thế kỷ XVI.

Điều xảy ra thường xuyên hơn là việc sử dụng trong giao dịch những đồng tiền đúc chính thức được phép, nhưng với cái gọi là giá “tự nguyện”, không đúng với giá trị do nhà Vua chính thức ấn định. Thực vậy, thời bấy giờ và trong hai thế kỷ tiếp, giá trị của đồng tiền được thông báo trên các tờ yết thị chứ không được ghi ngay trên mặt đồng tiền. Ở một số vùng, có lúc giá trị tự ấn định của một loại tiền đúc cao gấp đôi giá trị được ấn định chính thức. Trong những tình huống như vậy, chức năng của đồng tiền với việc đồng nhất hóa các quan hệ xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những người chống đối tiền tệ gồm có hai loại. Thứ nhất là những người không chịu từ bỏ cách trao đổi hàng đổi hàng. Mặc dầu buôn bán hàng hóa phát triển khắp Châu Âu, song rất nhiều cộng đồng nông thôn vẫn thích cách lấy hàng đổi hàng. Loại người chống đối tiền tệ thứ hai là những người vẫn bám giữ lấy nguyên tắc lấy trọng lượng vàng bạc làm thước đo giá trị; do đó, loại trừ mọi sự can thiệp của bất kỳ thế lực đúc tiền nào vào công việc giao dịch của họ.

Phương thức ấy có thể tiến hành bằng nhiều cách. Trước hết là có thể đưa một ''điều khoản vàng'' vào trong các hợp đồng có kỳ hạn ấn định rằng việc thanh toán sẽ được tiến hành bằng một khối lượng vàng bạc nhất định hoặc bằng một số lượng nhất định về một loại tiền đúc cụ thể, bất kể giá trị chính thức của nó như một đơn vị thanh toán vào thời gian đó là bao nhiêu. Điều khoản ấy, một di sản của luật pháp Roma, tồn tại một thời gian khá dài. Trong các hợp đồng thánh toán ngay, thái độ chống đốt tiền tệ được thể hiện bằng yêu cầu đòi thanh toán bằng vàng bạc nguyên khai, căn cứ trên một biểu giá thỏa thuận. Ở nước Pháp Thế kỷ XVI, khoảng từ 1/4 đến 1/3 tổng số các vụ giao dịch được ký kết bằng cách đổi lấy đồ vật bằng vàng bạc như nhẫn vàng, cốc vàng hoặc bằng vàng cốm đạt được trên các triền sông hay thậm chí xà xẻo ở các đồng tiền vàng từ đúc mà ra.

Buôn bán đường xa

Trong việc buôn bán giữa Châu Âu với các nước khác trên Thế giới, thanh toán bằng vàng bạc là phương thức thanh toán duy nhất được dùng. Tiền đúc quả có được dùng để mua tơ lụa và gia vị của phương Đông. Đó chủ yếu là đồng excellente của Tây Ban Nha và đồng senquin của Venise cho đến giữa Thế kỷ XVI, sau đó là đồng réal bạc của Tây Ban Nha. Những loại tiền đúc ấy có rất ít và chúng có những đặc điểm riêng khiến cho không thể lấy tiền đúc khác thay thế được.

Nó được làm bằng vàng bạc nguyên chất với trọng lượng hầu như không thay đổi từ 3 đến 4 gam, loại tiền này khó bắt chước và chân dung trên mặt đồng tiền chỉ bảo đảm rằng chúng theo đúng tiêu chuẩn nói trên. Chúng không mang bất kỳ giá trị thanh toán nào ở ngoài lãnh thổ đã đúc ra chúng. Trong buôn bán giữa các nước Châu Âu, việc trao đổi các loại tiền này được tính theo số lượng hoặc trọng lượng vàng bạc nguyên chất, chứ chúng không mang tính chất tiền tệ. Xét về mặt này, chưa kể đến chiến tranh, nạn cướp biển và mua bán nô lệ đi kèm theo nó: việc buôn bán đường xa do người Châu Âu tiến hành hoàn toàn không có tác dụng liên kết xã hội Thế giới thành một khối.

Các chứng chỉ tiền gửi lưu hành trong nội bộ các nước Châu Âu cũng vậy. Những chứng chỉ này, mãi đến một hoặc hai thế kỷ sau mới được thay thế bằng giấy bạc ngân hàng, từ Thế kỷ XIV do một số nhà ngân hàng trả cho những ai có những khoản tiền riêng gửi bằng tiền đúc tại két của họ. Những chứng chỉ ấy có giá trị tương đương như một lời hứa hẹn thanh toán ngay tức khắc của nhà ngân hàng và được lưu hành như tiền mặt.

Sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thủ công nghiệp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của các cách sử dụng tiền tệ thời đó. Của cải sản xuất ra chưa đủ nhiều để có một sự nhất trí trong xã hội về cách phân phối của cải và ưu tiên chỉ tiêu cho chiến tranh, đất đai, văn phòng, hàng xa xỉ nhập khẩu chủ yếu chỉ có lợi cho những người ăn bám. Sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sản phẩm dư thừa chỉ được trao đổi ở địa phương, tại các hội chợ xa xôi vào từng thời kỳ nhất định trong năm. Hình ảnh nhà kinh doanh chưa xuất hiện.

Ngân hàng thương nhân

Từ thời Trung cổ giữa các nước Châu Âu đã có một sự phân phối lại hàng hóa, nguyên liệu của lục địa và đồ xa xỉ của phương Đông. Trong tình hình đó đã sinh ra một hoạt động thương mại xuất nhập khẩu tấp nập tập trung hầu hết vào các thành phố lớn, nơi định kỳ tổ chức các hội chợ. Yêu cầu thanh toán đối với những hàng hóa mua tại các hội chợ ấy đã làm nảy sinh một hoạt động đặc thù: chuyển đổi với một giá nhất định các đơn vị thanh toán riêng của các, nước, tức là hối đoái.

            Tiếp tục một truyền thống bắt nguồn từ các hội chợ ở Champagne hồi thế kỷ XIII, các chủ ngân hàng thương nhân nắm độc quyền mua và bán lại các món nợ Quốc tế (hối phiếu) của các thương nhân bình thường. Họ nắm được độc quyền do họ có mặt tại tất cả các hội chợ ở Châu Âu, tạo thành một mạng lưới khiến họ trở thành những người trung gian mà các thương nhân khác bắt buộc phải nhờ đến. Độc quyền ấy dẫn đến một sự ấn định thống nhất giá Quốc tế của mỗi món nợ ban đầu được diễn đạt bằng tiền của mỗi nước. Bằng cách ấy trong Thế kỷ XVI, từ trụ sở của họ ở Lyon, các chủ ngân hàng thương nhân đã lập ra một hệ thống tiền tệ rộng khắp Châu Âu.

Khi xác định giá trị Quốc tế của các loại tiền, các chủ ngân hàng thương nhân cố nhiên sẽ xung đột với các thương nhân khách hàng của họ bị họ thu về một khoản phí hối đoái. Nhưng họ cũng xung đột cả với các Vua chúa là những người ấn định ra hối suất chính thức cho những đồng tiền nước ngoài được phép lưu hành trên nước mình. Những xung đột quyền lợi ấy, cộng thêm việc tranh chấp trong các hoạt động tài chính và ngân hàng ngay bên trong giới chủ ngân hàng thương nhân đã đẻ ra nhiều biến động về giá cả.

Do đó, bằng chức năng của nó là thước đo giá trị chung mà tiền tệ tạo ra những sợi dây liên kết xã hội, song hoạt động của nó cũng lại là nguồn gốc gây ra những chia rẽ và xáo trộn. Tuy rằng, ở Châu Âu Thế kỷ XVI, tiền đã trở thành một thứ Thần linh mới, song cũng giống thư con người đã tạo ra nó tiền vẫn luôn tìm kiếm giới hạn sức mạnh của nó.

LUCIEN GILLANRD[1]




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/159-02-633386044733906250/Su-xuat-hien-dong-tien-trong-nen-van-minh-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận