NHỮNG ĐỒNG DINAR CỦA CÁC VUA HỒI GIÁO
Các Calip (Vua Hồi giáo) đầu tiên ở Thể kỷ thứ VII đã lập ra một hệ thống tiền tệ Quốc tế dùng thứ tiền đúc mà hình dạng và quan niệm dường như báo trước đồng tiền thời hiện đại.
Dưới thời Mahomet ở đầu Thế kỷ thứ VII, người Ả Rập chưa dùng đến tiền. Có lẽ, họ không cần đến tiền. Trong các bộ lạc du cư mà lạc đà là thước đo chính về sự giàu có, việc lấy hàng đổi hàng chắc chắn là phương tiện đổi chác phổ biến nhất. Còn ở các trung tâm thương mại như La Mecque và Méđine, thì tiền vàng của Byzance và tiền bạc của Ba Tư được dùng cho những cuộc mua bán lớn.
Trong khoảng thời gian từ năm 636 đến 655, những cuộc xâm lăng đầu tiên của người Ả Rập giành được của Đế chế Byzance các vùng Syrie Palestiné và Ai Cập ở phía Tây, tiêu diệt Đế chế Sassanide của Ba Tư ở phía Đông đã đem về những khối lượng lớn kim loại quý. Chiến lợi phẩm gồm có cả bát, đĩa bằng vàng bạc lẫn tiền đúc. Nhưng đối với Đạo Hồi, việc tạo ra một thứ tiền mới không có gì cấp bách so với mục tiêu tối cao là tiến hành một cuộc chiến tranh Thần thánh.
Những người chủ Hồi giáo mới thích nghi rất tốt với các hệ thống tiền tệ đã có sẵn tại các vùng đất bị chinh phục, thu nhận chúng làm thành đồng tiền của mình mà chẳng thay đổi bao nhiêu. Ở phương Đông, những đồng drachme mỏng bằng bạc tiếp tục được đúc mang hình Tiên Vương triều Sassanide Khosro II; tuy rằng những đồng tiền đúc ấy nay mang thêm dòng chữ ''Nhân danh Thánh Allah” bằng tiếng Ả Rập. Trên bờ biển Địa Trung Hải, các đồng Solidu bằng vàng và đồng olli bằng đồng vẫn giữ hình dạng nguyên thủy chân dung nửa người hoặc cả người các Vua Byzance Heraclius và con trai, hoặc Vua Constanf II. Đôi khi, trên mặt đồng tiền óc ghi thêm dòng chữ Ả Rập và bỏ đi những cây thánh giá - biểu tượng của Đạo Kitô thường có trên các loại đồng tiền Bylance.
Cùng với tước vị của các triều Vua Omeyyade, năm 661 bắt đầu một chính quyền cai trị trong Đế chế Hồi giáo. Trong lĩnh vực tiền tệ, các bước đầu tiên tiến tới những chủ đề thật sự Hồi giáo được tiến hành tại Syrie và Palestine, theo chỉ thị của Calip Abd - cl – Malidk (685 - 705), chủ yếu trên loại tiền đúc bằng đồng. Tại Damas, Edesse hoặc Jérusalem, phát hành những đồng tiền đúc mang hình vị Calip này ở tư thế đứng, hai tay cầm một thanh kiếm nằm trong vỏ, xung quanh có dòng chữ bằng tiếng Ả rập.
Những khuy áo của binh lính Pháp
Người ta kể lại rằng, trong cuộc viễn chinh của Napoléon Bonaparte tại Ai Cập năm 1798, những khuy áo sáng loáng trên quân phục của binh lính Pháp được người dân các khu phố Alexandria rất ưa thích. Thực vậy, các nhà buôn Ai Cập quen thấy những người du cư khâu đính tài sản của họ vào quần áo để khỏi bị thất lạc trên sa mạc (vì vậy mà nhiều loại tiền đúc ở Bắc Phi được đục lỗ), muốn được thanh toán bằng những đồng kim loại sáng loáng đẹp đẽ mà những người ngoại quốc kia trưng ra trên trang phục của họ. Mừng rỡ trước dịp may hiếm có này khiến họ khỏi phải thục tay ngay vào túi tiền, binh lính Pháp không ngần ngại lấy gươm phạt luôn khuy áo để trả tiền mỗi khi mua bán. Khỏi phải nói Bonaparte đã phản ứng như thế nào khi thấy binh lính của mình quần áo xộc xà xộc xệch!
Thương mại và tôn giáo
Ở Thế kỷ XII, những đồng dinar vàng của các Calip triều Fatimide ở Ai Cập được khắp Trung Đông - đặc biệt là các nhà buôn Syrie – rất ưa thích, đến nỗi những Vương quốc Kitô giáo mà các thập tự quân thiết lập tại Palestine đã bắt đầu phát hành những đồng tiền vàng mô phỏng đồng dinar. Được gọi là “đồng besant của người Sarrasin”, loại tiền này ban đầu là những mô phỏng vụng về, nhưng dần dà hình dạng của chúng ngày càng tinh tế, cuối cùng giống hệt đồng dinar đến nỗi năm 1250, khâm mạng Giáo hoàng tháp tùng Vua Pháp Louis IX (Thánh Louis) trong cuộc Thập tự chính, đã phải kinh hoàng và dọa rút phép thông công những kẻ đã dám đúc tiền tôn vinh Thánh Allah để kiếm lợi nhuận. Sau đó đạt được sự thỏa hiệp: đồng ''besant'' của người Sarrasin được thay thế bằng một loạt tiền đúc khác gần giống hệt đồng tiền cũ nhưng có hình cây thánh giá và dòng chữ bằng tiếng Ả Rập tôn vinh Chúa ngôi Thần Thánh và Chúa Jésus Kitô. Một trong những loại tiền đúc sùng đạo nhất của Đạo Kitô đã ra đời như thế đó…
Đồng dinar ra đời
Năm 696, Abd - có - Malidk đã có công thiết lập trong toàn đế chế một hệ thống tiền tệ thống nhất, đáp ứng được những yêu cầu kinh tế quốc gia cũng như Quốc tế.
Đối với những cuộc buôn bán trao đổi lớn, từ nay người ta dùng đồng dinar vàng nặng 4,3g. Đồng dirhem bạc dùng để trả lương và nộp thuế, còn đồng fet bằng đồng chỉ dùng cho mua bán hằng ngày. Giá trị so sánh giữa ba loại liền này không cố định mà biến đổi tùy theo giá cả biến động của ba loại kim loại. Ban đầu, 1 dinar bằng 10 dirhem nhưng tùy theo thời kỳ, nó có giá tới 14 và thậm chí 20 dirhem. Bản thân trị giá đồng dirhem cũng lên xuống giữa 16 đến 24 fels, vì trọng lượng của nó thay đổi tùy theo từng vùng.
Tên gọi những đồng tiền mới này được phỏng theo các loại tiền đúc nước ngoài đã được lưu hành trước đó. Đồng dinar, đồng tiền kế tục (và cạnh tranh) đồng solidus của Byzance, được gọi theo tên đồng denanus của Roma. Đồng dirhem có hình dạng và giá trị như đồng drachme của BaTư và đồng (fels số nhiều gọi là foulous) bắt nguồn trực tiếp từ đồng follis của Byzance.
Ngược lại diện mạo của những đồng tiền đúc mới thì hoàn toàn khác trước. Không còn những lời phúng dụ, những lời tôn vinh các Vua chúa đang trị vì, không còn chân dung. Đây là những đồng tiền Hồi giáo nên chúng phải tham gia vào việc duy nhất là ca ngợi Thượng đế. Ngay cả tên của Vua Hồi giáo cũng không được ghi trên mặt đồng tiền .Và do Đấng tiên tri không tán thành việc thể hiện hình dạng con người và loài vật nên những dòng chữ duy nhất là những lời nói về đức tin được viết bằng một kiểu chữ Kufic sang trọng.
Loại tiền đúc này đoạn tuyệt với truyền thống tiền tệ Trung Đông và Bắc Phi, vừa tượng hình vừa nhân cách hóa, mang chân dung Vua chúa hoặc biểu trưng của thành phố. Dẫu vậy, nó tồn tại lâu dài đến kỳ lạ vì những loại tiền gần đây nhất (khoảng 1960) dùng lại mẫu ấy được phát hành tại Yemen. Tính hiện đại độc đáo của loại tiền này là ở chỗ, trước nó chưa có một Nhà nước chủ quyền nào đặt tên cho đồng tiền của mình một cách rành mạch đến như vậy. Người Ả Rập là những người đầu tiên ghi rõ cả tên gọi đồng tiền, nơi đúc và năm phát hành tính theo lịch Hồi giáo. Ở phương Tây, tập quán ghi niên đại phát hành của tiền đúc mới chỉ bắt đầu phổ biến từ Thế kỷ XV.
Trong khi đồng dinar chỉ được đúc riêng tại Damas, kinh đô Vương triều Omeyyade.,.. thì đồng dirhem được phát hành tại nhiều thành phố lớn của Đế chế. Những xưởng đúc tiền hoạt động sôi nổi nhất cố nhiên nằm ở Damas, song ở cả Wasit, một thành phố thành lập năm 703 tại thung lũng Tigris (ở về phía Tây Bắc Bassora,. thuộc Iraq). Sự phân tán rải rác của những xưởng đúc tiền đó, từ Tây Ban Nha (Cordoba) đến Tuynidi, từ Ajecbaijan đến Afghanistan (Balkh) và Pakistarl (vùng Sind) cho ta thấy được Đế chế này rộng lớn mênh mông đến nhưởng nào.
Vương triều Abbasside lật đổ Vương triều Omeyyad vào năm 750 S.CN. Sự phát triển của thương mại trong các Thế kỷ VIII và IX càng mở rộng hơn phạm vi sử dụng loại tiền đúc này. Baghdad, Thủ đô mới lập ra năm 762, thu hút phần lớn của cải của Đế chế. Nó nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu, có một xưởng đúc tiền vàng và tiền bạc rất lớn. Tiền tiếp tục được đúc theo kiểu của các Vương triều trước, nhưng nay chúng bắt đầu mang tên vị Vua Hồi giáo, rồi tiếp đến Thống đốc tỉnh. Tuy vậy, kiểu chữ và hình dạng đồng tiền thay đổi tùy theo từng nơi phát hành, khi mà các triều Vua địa phương ở Tây Ban Nha, Bắc Phi và các tỉnh miền Đông Iran khẳng định sự độc lập của họ.
Năm 945, cuộc nổi dậy của người Buyid ở Iran chấm dứt chế độ tập quyền Abbasside. Từ đó trở đi, Thế giới Hồi giáo không còn tiền chung nữa. Tuy các tên gọi dinar, derhem vẫn còn được dùng để chỉ các đồng tiền vàng và tiền bạc; song trọng lượng và hàm lượng kim loại khác nhau của mỗi loại tiền, cũng như sự sắp xếp các dòng chữ trên mặt đồng tiền đã phản ánh các tham vọng và phương tiện tài chính của mỗi triều đại. Ngoại lệ duy nhất trong thời kỳ rối ren chính trị và kinh tế đó là nước Ai Cập dưới thời triều đại Fatimide (969 - 1171). Là một nước phồn vinh kiểm soát nguồn tiêu thụ vàng của Soudan và chiếm giữ một vị trí chiến lược trên các con đường hải thương chính, Ai Cập tiếp tục đúc đồng dinar “tốt” trong một thời gian rất dài.
Ở thế kỷ XIII, các cuộc xâm lăng của quân Nguyên Môngtàn phá toàn bộ phương Đông Hồi giáo - Baghdad cướp phá sạch năm 1258, nhà Vua triều Abbasside bị xử tử - đã xóa bỏ những vết tích cuối cùng còn lại của loại tiền do Abd - el - Malidk thiết lập. Ít lâu sau, mỗi nước có chính sách tiền tệ riêng, ấn định giá trị và đặt tên cho đồng tiền riêng của mình phải đợi đến khi Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập thì mới lại có một đồng tiền chung lưu hành rộng rãi; Ban đầu tiền đúc Thổ Nhĩ Kỳ gồm có một loại là đồng aspre bằng bạc (nặng 1,2gam rồi sau đó là 0,8gam); đến năm1478 được bổ sung thêm loại nữa là đồng sultanin vàng. Những đồng tiền đúc này được lưu hành từ Algéria đến Thổ Nhĩ Kỳ và xa đến tận vùng Balkans.
Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ này không được ổn định bằng hệ thống trước đó. Bị ảnh hưởng ngay từ cuối thế kỷ XVI vì khối lượng bạc từ các mỏ bạc của Tây Ban Nha ở Nam Mỹ đổ về; nó đã được sửa đổi nhiều lần sau cải cách năm 1688, nhưng nó vẫn không bao giờ thật sự đứng vững trước các loại tiền của phương Tây. Hành dạng đồng tiền trở lại với truyền thống cổ xưa của loại tiền nhân cách hóa, vì tuy rằng nó không có những hình vẽ song chúng đều tôn vinh nhà Vua và thường miêu tả con ấn (toughra) và danh hiệu của nhà Vua.
Ngày nay, các nước trong Thế giới Hồi giáo đều có đồng tiền quốc gia riêng của mình. Đã qua rồi thời kỳ mà đồng tiền tồn tại chỉ để tôn vinh Thượng đế giữ một vai trò vượt lên trên chức năng kinh tế của nó và vượt qua các đường biên giới Chính trị.
GÉRARD KREBE