ỐC TIỀN Ở CHÂU PHI
Ốc Cauri và nhiều loại vỏ ốc khác đã được dùng làm tiền ở Châu Phi qua nhiều thế kỷ.
Từ thuở ban đầu của loài người cho đến Thế kỷ XX, nhiều loại đồ vật đã được dùng làm tiền tại Miền Nam Sahara ở Châu Phi: Thanh sắt, vòng tay, mảnh vải, muối, hạt trai, khuy áo, vỏ ốc. Trong tất cả các loại vật trung gian để trao đổi kể trên, vỏ ốc là loại được lưu hành rộng rãi nhất.
Ốc Cauri, ốc gạo hoa và ốc liu - tất cả đều lấy ở biển - là những thứ được dùng phổ thông nhất. Ốc Cauri (Cypraea annublus và cypraea moneta) là loại ốc nhỏ bằng hạt dẻ, màu trắng và vàng nhạt, lưng khum khum và xẻ rãnh ở phần bụng. Chúng chỉ sinh sống ở những vùng biển ấm, đặc biệt ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hầu hết những loại ốc tiền lưu hành ở Châu Phi trong hơn một nghìn năm đều xuất xứ ở các quần đảo Maldive, Laquedive ở về mé Tây Nam Ấn Độ và các đảo Zanzibar, Peambe ở ngoài khơi bờ biển Miền Đông Châu Phi.
Được mua bán như hàng hóa ngay từ đầu tại nơi người ta đánh bắt hoặc thu nhặt chúng, ốc tiền thường được dùng làm đồ ăn trên tàu biển của người Ả Rập, Do Thái hoặc Châu Âu để được đưa đến các hải cảng của lục địa Châu Phi, và ở đó, một lần nữa lại được mua bán như hàng hóa.
Ốc gạo hoa (Marginella) là loài nhuyễn thể biển có vỏ nhỏ và nhiều màu, đặc biệt là những loài xuất xứ ở các vùng bờ biển Miền Tây Châu Phi. Chúng cũng có ở các biển nhiệt đới Châu Mỹ, đặc biệt ở ngoài khơi Brazil.
Cỏ hơn 300 loại ốc ôliu. Chúng có dạng thuôn dài hơn ốc cauri và vỏ có độ bóng như loại agate. Loại ốc ôliu thông dụng nhất vùng Châu Phi phía Nam Sahara là loại Olivancillana nana nhặt được ở ngoài khơi Luanda, ''mỏ tiền" riêng của các Quốc vương Congo trước ngày người Bồ Đào Nha kéo đến vùng này vào cuối Thế kỷ XV.
Vùng lưu hành tiền vỏ ốc
Từ Thế kỷ XVI trở về trước, Nzimbu - tên gọi ốc Olivancilliaria nana trong tiếng Kikongo - được lưu hành trong Vương quốc Congo; ốc gạo hoa chỉ được tiêu ở khúc lượn của Sông Niger. còn ốc Cauri được dùng phổ biến ở khắp Tây Phi và trong một chừng mực nhất định ở Trung Phi. Trước Thế kỷ XVI, ốc Cauri cũng được dùng làm tiền tại Ai Cập.
Từ Thế kỷ XVI đến cuối Thế kỷ XIX, ốc Cauri được tiêu dùng rộng rãi hơn bất kỳ loại tiền vỏ ốc nào khác: từ Sénégal đến Ouganda, từ Sahel đến bờ biển nô lệ (vịnh Guinée). Nó ít được dùng tại Sahara và không bao giờ được lưu hành ở Miền Bắc và Nam Châu Phi.
Đây cũng là thời kỳ mà ốc gạo hoa được lưu hành rộng rãi nhất ở Tây Phi và Trung Phi, nơi nó được dùng làm phương tiện trao đổi giữa các chủng tộc Olée, Ngilima, Tsambiso, Obaa, Koyo, Eboyi, Akwa sinh sống trong vùng lòng chảo Congo.
Ốc ôliu, chỉ được dùng giữa người Bantou, hình như chưa bao giờ được lưu hành ngoài Congo. Để làm phá sản các Quốc vương Congo, người Bồ Đào Nha du nhập những loại ốc liu khác từ các vùng ven biển Brazil và ốc Cauri từ Ấn Độ Dương. Do vậy, Nzimbu dần dần không được lưu hành nữa. Người Bồ Đào Nha cũng xuất khẩu ốc oliu từ Luanda và dùng chúng làm hình thức tiền tệ phụ cùng với ốc cauri trong việc mua bán nô lệ da đen với thuộc địa Brazil.
2000 vỏ ốc lấy một bầu muối
Những vỏ ốc này không chỉ đùng cho việc đổi hàng lấy hàng. Chúng có một thuộc tính của tiền tệ thực sự là thước đo giá trị, sức mua ở dạng dự trữ và là công cụ trao đổi. Chúng tượng trưng cho sự giàu có.
Chúng có thể được đùng như tiền để mua củ mài, dao, gia súc hoặc nô lệ hoặc trả công cho những dịch vụ. Ở Thế kỷ XIX, nhà thám hiểm Pháp Louis Gustave Binge đã kể lại câu chuyện mua bán sau đây giữa hai nhà buôn ở Miền Bắc Gana: "Một bầu muối bằng 2000 vò ốc Cari, 100 hạt côla bằng 1000 vỏ ốc Cauri. Vậy tôi đưa cho ông 200 hạt côla để đổi lấy một bầu muối”.
Do vậy, vỏ ốc đã khuyến khích thương mại và là chỉ số rất tốt về những biến động trong giá cả hàng hóa ở thời điểm và không gian khác nhau. Để thuận tiện cho việc trao đổi, chúng được ghép tại với nhau thành những đơn vị lớn: vỏ ốc được đục một hoặc nhiều lỗ và xâu lại thành từng xâu 12, 20, 40 hoặc 400 cái tùy theo hệ đếm được áp dụng tại khu vực thương mại mà chúng được lưu hành. '
Giống như ốc Cauri, Musanga (những mảnh vỏ ốc sên nhỏ dùng làm tiền tại một số nước Châu Phi) được xỏ dãy qua một lỗ đục ở giữa thân làm thành những vòng đeo cổ. Ở đầu Thế kỷ XX, 10 vòng đeo cổ đo từ đầu ngón chân cái đến gót chân giá bằng một doti hay 3,60m vải xanh - chàm, và 10 vòng đeo cổ đo từ ngôn chân út đến gót chân giá bằng một doti loại vải khác.
Ở một số vùng Châu Phi phía Nam Sahara, việc dùng các loại tiền vỏ ốc này đã dẫn đến những chính sách tiền tệ thực sự. Nhà cầm quyền kiểm soát việc lưu hành chúng và điều tiết việc nhập khẩu chúng. Bằng cách áp dụng những biện pháp nhằm tránh tình trạng quá nhiều vỏ ốc thành lạm phát, hoặc quá hiếm vỏ ốc khiến thương mại bị cản trở; những người cầm quyền đã chi phối được nền kinh tế. Từ Abomcy đến bờ biển nô lệ cũng như ở Congo, họ đã thực hiện những chính sách tiền tệ chặt chẽ, có hiệu quả cao.
Bắt đầu thời kỳ thuộc địa trở đi, tiền vỏ ốc dần dần không được lưu hành nữa và mất đi vai trò phương tiện trao đổi của chúng. Ngày nay, duy chỉ có loại ốc Cauri là còn được lưu hành, với quy mô rất hẹp giữa các dân tộc ở Tây Nam Burkina (Buốckina) Phaxô và Bắc Ghana (Gana). Đó là nơi duy nhất trên Thế giới còn giữ được đôi chút vai trò tiền tệ của chúng, nhưng có lẽ sự tồn tại ấy sẽ chẳng còn bao lâu nữa?
A.FÉLIX IROKO