Tài liệu: Ấn Độ - Giáo dục kỹ thuật

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ thuật đầu tiên do những nhà cai trị Anh Quốc tạo Ấn Độ tiến hành,
Ấn Độ - Giáo dục kỹ thuật

Nội dung

GIÁO DỤC KỸ THUẬT

 GIÁO DỤC KỸ THUẬT Ở ẤN ĐỘ CHO ĐẾN NĂM 1920

Việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ thuật đầu tiên do những nhà cai trị Anh Quốc tạo Ấn Độ tiến hành, nhằm đáp ứng cho nhu cầu đào tạo những đốc công cho việc xây dựng và bảo dưỡng những toà nhà công cộng, đường sá, kênh đào và bến cảng. Các trung tâm này cũng đáp ứng cho nhu cầu về thợ thủ công để sử dụng cho việc thực hiện các loại dụng cụ, máy móc ứng dụng cho quân đội, hải quân và các bộ phận khảo sát. Còn các kỹ sư giám sát hầu hết phải tuyển từ Anh Quốc. Những thợ thủ công và các đốc công phụ ở địa phương hầu hết là không biết chữ nên hiệu quả làm việc rất thấp. Nhu cầu làm cho họ trở nên hiệu quả hơn bằng cách dạy cho họ những bài học vỡ lòng về đọc, viết, số học, hình học và cơ khí đã dẫn tới chỗ thành lập những trường công nghiệp gắn liền với các nhà máy quân nhu và các cơ sở kỹ thuật khác.

Những trường công nghiệp đầu tiên đã được thành lập tại Guindy, Madras vào năm 1842, gắn liền với Nhà máy Sản xuất Giá Đỡ súng tại đó. Một trường chuyên đào tạo đốc công đã có ở Poona từ năm 1854. Trường đại học đào tạo kỹ sư đầu tiên được thành lập năm 1847, có mục tiêu đào tạo những kỹ sư tại Roorkee. Trường Đại học Kỹ thuật Thomason đã cấp những giấy chứng nhận được coi như tương đương với bằng tốt nghiệp. Theo chính sách của chính quyền, 3 trường đại học kỹ thuật đã được thành lập vào năm 1856. Sau năm 1880, đã có nhu cầu về các kỹ sư cơ khí và điện, tuy nhiên ba trường đại học này chỉ có các lớp dạy nghề. Sau đó, đến năm 1887 Học viện Kỹ thuật Victoria Jubilee đã được thành lập tại Bom bay với mục tiêu đào tạo các cử nhân về Điện, Cơ khí và Kỹ thuật Vải sợi. Năm 1915 Học viện Khoa học Ấn Độ đã mở các lớp kỹ thuật điện và cấp phát các loại chứng chỉ được coi như tương đương với bằng cấp đại học.

Những lớp học được cấp bằng đại học đầu tiên về cơ khí, điện và luyện kim thuộc về Đại học Banaras, được thành lập năm 1917. Khoảng 15 năm sau, đến năm 1931 - 1932, Đại học Kỹ thuật Bengal ở Sibpur cũng bắt đầu mở lớp đại học về kỹ thuật cơ khí. Và sau đó đến năm 1935 - 1936 Trường mở thêm lớp kỹ thuật điện và đến năm 1939 - 1940 thêm lớp luyện kim.

Rất nhiều trường đại học kỹ thuật đã được thành lập kể từ năm 1947. Sự kiện này là đo sự nhận thức rằng Ấn Độ phải trở thành một nước công nghiệp lớn và cần đến một số lượng kỹ sư lớn hơn nhiều so với sức đào tạo của nhưng trường cũ. Có một số trường hợp những học viện ở dạng thấp đã được nâng cấp lên thành trường đại học có chức năng cấp bằng.

GIAI ĐOẠN SAU NGÀY ĐỘC LẬP

Nửa sau của thế kỷ 20 đã làm chuyển biến tận gốc rễ môi trường đất nước và đem đến nhiều thay đổi trong cuộc sống và suy nghĩ hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong lịch sử Ấn Độ. Đây là hệ quả của những phát minh khoa học và những ứng dụng công nghệ. Từ đó giáo dục phải có những nỗ lực nhằm củng cố kiến thức và nắm vững các kỹ năng và phương pháp hiện đại hơn là chỉ đơn thuần lưu trữ và phổ biến những cái cũ. Với mục tiêu đào tạo về khoa học và công nghệ hầu đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trưởng, hệ thống giáo dục kỹ thuật phải được thay đổi thường xuyên. Kết quả là một cơ cấu được tổ chức tốt và một mạng lưới rộng lớn những cơ sở đào tạo kỹ thuật với nhiều chương trình đa dạng: các lớp dạy nghề cho thợ thủ công, các lớp kỹ thuật cấp chứng chỉ, các lớp trình độ đại học và sau đại học, v.v...

CÁC KHÓA HỌC DÀNH CHO THỢ THỦ CÔNG

Đào tạo Nghề

Việc đào tạo trải rộng trong số 32 nghề kỹ thuật và 22 nghề phi kỹ thuật, dành cho thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 25. Với mục tiêu này, đã có 357 cơ sở đào tạo kỹ thuật đã được thành lập trong các vùng của cả nước. Thời gian đào tạo kéo dài từ 1 đến 2 năm.

Đào tạo Người Hướng dẫn Thủ công

Có 7 cơ sở đào tạo trung ương dành cho việc đào tạo những người hướng dẫn thợ thủ công. Những cơ sở này tiến hành nhiều chương trình để đào tạo về các ngành nghề kỹ thuật và phi kỹ thuật. Trong những năm gần đây người ta đã nhận thức được rằng các cơ sở nhà nước và tư nhân đều đòi hỏi sự tinh xảo cao hơn trong chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc đào tạo đã tập trung vào các lĩnh vực như thiết kế dụng cụ, xử lý nhiệt, luyện kim, bảo trì dụng cụ máy móc, kỹ năng quản lý, v.v...

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO KỸ THUẬT

Những khóa học ở cấp độ cấp chứng chỉ, dành để đào tạo nguồn nhân lực bậc trung cho một dải rộng các nghề nghiệp chuyên môn về vận hành, sản xuất, xây dựng, thử nghiệm và phát triển, v.v... đã được mở ra trong 291 trường bách khoa với số học viên đăng ký hàng năm vào khoảng 50.000 người. Những trường này cung ứng nhiều khóa học đa dạng về kỹ thuật và công nghệ cũng như một số lĩnh vực phi kỹ thuật. Chương trình kéo dài 3 năm đối với các lớp toàn thời gian và từ 3 năm rưỡi đến 4 năm đối với các lớp bán thời gian.

CÁC KHÓA DÀO TẠO ĐẠI HỌC

Các chương trình nhằm đào tạo các kỹ sư và công nghệ chuyên môn đã có mặt ở 141 trường đại học kỹ thuật, với bằng Cử nhân về kỹ thuật hoặc công nghệ khi sinh viên tết nghiệp. Số lượng sinh viên tham gia hàng năm vào các khóa học này vào khoảng 25.000 người. Thời gian cho các khóa học loại này thường kéo dài 4 năm.

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Những khóa học này dành cho sinh viên đã lấy bằng Cử nhân. Có 65 cơ sở đào tạo có những khóa học loại này, với số lượng sinh viên nhập học hàng năm khoảng 2.000 người. Những khóa học này thường kết thúc với bằng Cao học và thời gian học là 2 năm.

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cải tiến sự tận dụng nguồn nhân lực đều phải có sự quan tâm đến quản lý. Với quan điểm này, một loạt khoảng 30 các cơ sở đào tạo, phần lớn là các trường đại học đã có chương trình đào tạo về quản lý. Những khóa học này thường kết thúc với bằng Cao học với số lượng sinh viên vào khoảng 1.000 người mỗi năm.

HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Các khóa đào tạo thợ thủ công được tổ chức trong các cơ sở đào tạo công nghiệp, các khóa cấp chứng chỉ được mở trong các trường bách khoa, các khóa học đại học và sau đại học được mở trong phần lớn các trường đại học.

Các Học viện Công nghệ Ấn Độ

Có nhiều học viện về giáo dục và nghiên cứu kỹ thuật. Mỗi học viện đều có chương trình Cử nhân và chương trình Cao học về một dải rộng các lĩnh vực như vật lý, Hóa học, Toán, và Khoa học Xã hội, kỹ thuật, và công nghệ. Số lượng sinh viên ở cấp độ đại học chỉ hạn chế trong vòng 1.250 người. Theo kế hoạch nhà nước về khoa học và công nghệ, 5 Trung tâm Nghiên cứu Cấp cao đã được thành lập tại Học viện Công nghệ và Năng lượng (Delhi), Học viện Khoa học Vật liệu (Kanpur), Học viện Kỹ thuật Đông lạnh (Kharagpur), Học viện Kỹ thuật Biển (Madlas) và Học viện Kỹ thuật tài nguyên (Bom bay).

Học viện Ấn Độ về Khoa học, Bangalore

Đây là học viện lâu đời nhất và hàng đầu về cấp độ sau đại học. Tại học viện có các chuyên ngành như Điện tử và Kỹ thuật Truyền thông, Kỹ thuật Hàng không, Kỹ thuật Nhiệt và Năng lượng, Kỹ thuật Điện áp Cao, Kỹ thuật Năng lượng, Hóa Sinh, Hóa học, Vật lý, và Toán. Ngoài ra học viện còn có Trung tâm Hệ thống Tự động và Kiểm soát và Trung tâm Công nghệ Thiết kế điện tử.

Các Trường đại học Kỹ thuật Địa phương

Mười lăm trường đại học kỹ thuật địa phương đã được thành lập ở nhiều bang khác nhau, mỗi trường đều thu nhận sình viên từ khắp cả nước. Một từ lệ 15% số chỗ dành cho sinh viên đến từ các bang khác. Những trường này thường là dạng trường liên kết với các trường đại học chính tại địa phương và có chế độ tự trị về hành chính. Ngoài chương trình đại học, các trường này còn có các chương trình sau đại học. Điểm đặc trưng của các trường này là có các chương trình về kỹ thuật và công nghệ nhằm đào tạo sinh viên trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng và sản xuất.

Các Trường đại học Nhà nước và các Khoa đại học

Ngoài các cơ sở giáo dục nêu trên còn có một mạng lưới rộng khắp các trương đại học kỹ thuật của nhà nước, cũng liên kết với các trường đại học liên quan và có các khoa đại học đa dạng đủ mọi ngành. Một số trường đã ra đời từ hơn một thế kỷ và là những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật của cả nước. Nhiều trường đại học nhà nước và các khoa đại học này đã đóng góp đáng kể vào lĩnh vực giáo dục kỹ thuật.

Học viện Quản lý Ấn Độ

Đã có 3 học viện được thành lập ở Ahmedabad, Calcutta và Bangalore. Những học viện này, ngoài việc cung ứng các chương trình Cao học cho sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, còn tổ chức những chương trình nghiên cứu nâng cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Những học viện này tập trung vào những bộ phận khác nhau về kinh tế như Phát triển Nông thôn, Năng lượng, Vận tải, ..v..v…

Học viện Quốc gia về Đào tạo Kỹ thuật Công nghiệp, Bombay

Học viện này có chương trình 2 năm sau đại học về Kỹ thuật Công nghiệp cùng với những Chương trình Phát triển thuộc các lĩnh vực khác nhau mà những cơ sở tuyển dụng đang quan tâm.

Học viện Quốc gia về Công nghệ Đúc và Rèn, Ranchi

Học viện này có chương trình sau đại học trong thời gian từ 12 đến 18 tháng về kỹ thuật đúc và rèn bậc cao. dành cho nhân sự của các ngành công nghiệp.

Trường Mỏ Ấn Độ, Dhanbad

Có chương trình đại học và sau đại học về Mỏ, Địa lý ứng dụng, Công nghệ Dầu mỏ, và Địa Vật lý.

Học viện Đào tạo Giáo viên Kỹ thuật

Tọa lạc tại Bhopal, Calcutta, Chandigarh và Madras, chuyên đào tạo những giáo viên giảng dạy các luôn kỹ thuật.

Các Học viện khác

Ngoài ra còn có nhiều học viện khác có các khóa học về kiến trúc và quy hoạch đô thị (như Trường Quy hoạch và Kiến trúc ở New Delthi với chương trình đại học về Kiến trúc và chương trình sau đại học về Quy hoạch Đô thị), về công nghệ đường (Học viện Quốc gia về Công nghệ Đường, Kanpur), về thiết kế công nghiệp công nghệ thực phẩm (Học viện Quốc gia về Thiết kế Công nghiệp, Ahmedabad), về kỹ thuật hàng hải (Đại học Kỹ thuật Hàng hải, Bombay), v.v...

Nâng cấp Các khoa và Cải tiến Chuẩn mực Giảng dạy

Vào cuối giai đoạn của Kế hoạch Lần thứ Ba năm 1966, hầu hết các học viện nói trên đã được thành lập, và người ta đã nhận ra trọng tâm đặc biệt về việc củng cố và phát triển các khoa đã có hơn là thành lập thêm các học viện mới. Theo đó, một chương trình đặc biệt về Cải tiến Chất lượng đã được tiến hành để nâng các chuẩn mực về giảng dạy và đào tạo tại những học viện này. Các biện pháp của chương trình Cải tiến Chất lượng bao gồm sự phát triển của các khoa, việc xét lại và cải tiến chương trình kể cả việc thực hành, và các kế hoạch đào tạo công nghiệp và bồi dưỡng cho giáo viên. Các giáo viên được dự những khóa đào tạo từ 1 đến 3 tháng. Đã có 26.000 giáo viên được đưa vào chương trình này. Các Trung tâm Phát triển Chương trình học cũng được thành lập cho các ngành kỹ thuật và công nghệ để cập nhật hóa chương trình học ở cấp độ đại học.

Ngoài ra có 4 Học viện Đào tạo Giáo viên Kỹ thuật đã được thành lập ở Bhopal, Calcutta, Chandigarh và Madras, với chương trình học 2 năm cho các giáo viên ở các trường bách khoa. Chương trình 2 năm này bao gồm việc cập nhật các môn học liên quan, việc đào tạo kỹ thuật và đào tạo sư phạm.

GIÁO ĐỤC THƯỜNG XUYÊN

Việc giáo dục thường xuyên nhằm giúp các nhân viên đang làm việc nâng cấp từ một cấp độ kỹ thuật thấp lên một cấp độ cao hơn. Do đó một công nhân với giấy xác nhận học nghề có thể từ những lớp học cấp chứng chỉ, và những công nhân với khả năng học thuật cao hơn có thể dự những lớp thuộc chương trình đại học để nâng cao tay nghề của mình. Các trung tâm đào tạo có những lớp học một buổi, lớp học ngoài giờ dành cho những nhân viên này. Ngoài ra, các lớp sau đại học ngoài giờ cũng được mở để phục vụ cho các kỹ sư có nguyện vọng muốn nâng trình độ lên một mức cao hơn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1957-02-633468788790937500/Giao-duc/Giao-duc-ky-thuat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận