Tài liệu: Ấn Độ - Giáo dục sơ cấp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Kể từ ngày độc lập, chính quyền trung ương và địa phương đã mở rộng giáo dục tiểu học chính quy và không chính quy để thực hiện mục tiêu Phổ cập Giáo dục Sơ cấp.
Ấn Độ - Giáo dục sơ cấp

Nội dung

GIÁO DỤC SƠ CẤP

Kể từ ngày độc lập, chính quyền trung ương và địa phương đã mở rộng giáo dục tiểu học chính quy và không chính quy để thực hiện mục tiêu Phổ cập Giáo dục Sơ cấp. Sự thử thách hiện nay là duy trì và đào sâu thêm sự cải cách giáo dục và khích lệ việc qui hoạch và quản lý các chiến lược để mở rộng và cải tiến giáo dục Tiểu học.

Nhằm làm giảm bớt tác động của việc tăng giá các loại sách giáo khoa, chính quyền đã miễn thuế cho các công ty xuất bản sách giáo khoa đối với các loại giấy viết và giấy in. Người ta kỳ vọng rằng điều này sẽ giúp cho các học sinh ở những tầng lớp thấp trong xã hội có thể mua được sách giáo khoa để học.

Kasturba Gandhi Shiksha Yojana, một chương trình nhằm thành lập các trường cho những trẻ em nữ trong những quận có số người biết chữ thấp, đã được đưa vào hoạt động. Một số tiền 2.500 triệu Rs đã được đưa vào ngân sách cho giáo dục. Chính quyền trung ương cũng đã quyết định trao trợ cấp và học bổng cho những nữ sinh thuộc các gia đình nghèo.

Một chương trình khác nhằm cải tiến môi trường học tập và phát huy thành quả học tập của học sinh bằng cách cung ứng những phương tiện cốt yếu tối thiểu cho tất cả các trường tiểu học. Kết quả là một sự cải tiến đáng kể về mặt số lượng cũng như chất lượng trong nền giáo dục tiểu học. Tất cả 523.000 trường tiểu học đều nằm trong khuôn khổ kế hoạch này, và đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền trung ương.

CHÍNH SÁCH PHÂN QUYỀN

Việc quy hoạch và quản lý sự phân quyền trong giáo dục sơ cấp là một mục tiêu của Chính sách Quốc gia về Giáo dục. Chính sách này đã được thực hiện với những ủy ban Giáo dục Thôn làng đứng ra quản lý việc giáo dục sơ cấp.

Điều 73 và 74 của hiến pháp được sửa đổi đã thúc đẩy sự phân quyền các loại hoạt động và làm thuận tiện cho việc trao quyền cho các cơ sở tự trị địa phương, gọi là Panchayati Raj. Cơ cấu này cũng làm tăng thêm tiếng nói cho phụ nữ và các dân tộc ít người. Trong giai đoạn thứ 8 của kế hoạch này, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để thực hiện các dự án phân quyền. Chẳng hạn như việc lên kế hoạch đã được chuyển từ cấp bang xuống cấp huyện. Tại các làng, Ủy ban Giáo dục Thôn làng đã có được quyền sắp xếp các trường học, làm công việc tiểu quy hoạch, đổi mới và xây dựng các trường học cũng như cải tiến chương trình giáo dục.

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DINH DƯỠNG CHO GIÁO DỤC TIẾU HỌC

Chương trình này bắt đầu được thực hiện từ năm 1995, bằng cách hỗ trợ cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các trường tiểu học. Từ năm học 1997 - 1998, chương trình này đã cung cấp miễn phí bữa ăn trưa tại trường cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trong năm học 1995 - 1996 đã có 378 huyện, 225.000 trường với số lượng học sinh là 33,5 triệu đã được đưa vào diện thực hiện của chương trình với kinh phí 4.412 Triệu Rs. Đến năm học 1996 - 1997 số lượng học sinh được đưa vào diện thực hiện tăng lên đến 55,4 triệu với kinh phi 8.110 triệu Rs. Đến năm học 1997 - 1998 chương trình đã được thực hiện khắp cả nước với số lượng học sinh là 110 triệu.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC CẤP HUYỆN

Chương trình này bắt đầu được thực hiện từ năm 1994, với các mục tiêu:

- Giúp tất cả các trẻ em đến trường tiểu học, hoặc trong hệ thống chính quy hoặc trong các chương trình không chính quy.

- Giảm bớt khoảng cách về số lượng nhập học, thành tích học tập giữa hai phái và các thành phần xã hội xuống dưới 5%.

- Giảm bớt tỉ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 10%.

- Tăng thành tích học tập lên ít nhất 25%, đảm bảo các kỹ năng về đọc chữ và hiểu số, đồng thời tăng ít nhất 40% thành tích đối với những kỹ năng khác.

Trong chương trình này chính quyền trung ương Ấn Độ đã cung cấp 85% kinh phí và chính quyền của các bang cung cấp số còn lại. Ngoài ra, khối Liên minh Châu Âu (EU) đã tài trợ 150 triệu Euro, tổ chức ODA (Anh Quốc) tài trợ 80,21 triệu USD, chính quyền Hà Lan tài trợ 25,8 triệu USD cho chương trình này.

Giai đoạn đầu của chương trình được thực hiện tại 42 huyện của các bang Assam, Haryana, Kamataka, Kerala, Maharashtra, Tamilnadu và Madhya Pradesh. Trong giai đoạn thứ hai chương trình sẽ được thực hiện tiếp tại 80 huyện của các bang Orissa, Himachal Pradesh, Andhra Pradesh, West Bangal, Uttar Pradesh và Guiarat.

Giai đoạn đầu của chương trình đã được đánh giá với kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh đến trường đã gia tăng và số lượng học sinh lưu ban đã giảm nhiều. Chương trình này cũng nhắm vào những huyện chậm tiến với lượng nữ giới biết chữ ở dưới mức trung bình của cả nước. Một số bang ở đó số lượng người biết chữ đã gia tăng đáng kể như Andhra Pradesh, Bihar, Uttar Pradesh, Madhya pladesh và Rajasthan.

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Nhiều cuộc đổi mới giáo dục trong những năm gần đây đã dựa trên nền tảng vững chắc của sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng. Huy động cộng đồng dân làng nhận lãnh trách nhiệm để đảm bảo một nền giáo đục có chất lượng cho tất cả các trẻ là cốt lõi của các dự án Lok Jumbish (LJ) và Shikhsa Karmi Project (SKP) trong nỗ lực phổ cập giáo dục tiểu học. Sự tham gia của cộng đồng đã là nhân tố chính cho sự thành công của hai dự án này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1957-02-633468778891250000/Giao-duc/Giao-duc-so-cap.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận