Tài liệu: Ấn Độ - Sự xúc tiến và phát triển các ngôn ngữ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp và trong giáo dục. Do đó, việc xúc tiến và phát triển tiếng Hindi và 17 thứ ngôn ngữ khác,
Ấn Độ - Sự xúc tiến và phát triển các ngôn ngữ

Nội dung

SỰ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp và trong giáo dục. Do đó, việc xúc tiến và phát triển tiếng Hindi và 17 thứ ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Sanskrit và tiếng Urdu, cùng với tiếng Anh và các ngoại ngữ khác đã được đặc biệt quan tâm.

TIẾNG HINDI

Ban Giám đốc Trung ương tiếng Hindi đã được thành lập năm 1960 như một văn phòng phụ của Bộ Giáo dục. Ban này đã đưa ra hàng loạt chương trình cho việc xúc tiến và phát triển tiếng Hindi

Ban Giám đốc Trung ương tiếng Hindi đã thực hiện chương trình Dạy tiếng Hindi như là ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ cho những người Ấn Độ không nói tiếng Hindi và cho người nước ngoài. Đã có khoảng 335.000 người được giảng dạy theo chương trình này.

Theo Chương trình Xuất bản, các loại sách như từ điển tiếng nước ngoài, từ điển song ngữ/ tam ngữ đã được xuất bản và các loại sách tiếng Hindi được triển lãm và phát không. Ngoài ra Chương trình còn cho xuất bản các, loại từ điển Hindi - Indonesia, hướng dẫn đàm thoại Hindi - Tamil, Malaya-Hindi, Hindi-Malaya, Bangla-Hindi-Czech, v.v... Các loại giải thưởng đã được đặt ra cho những tác giả các loại sách tiếng Hindi nhằm phổ biến tiếng Hindi tại các bang không sử dụng ngôn ngữ này.

HỘI ĐỒNG THUẬT NGỮ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Hội đồng Thuật ngữ Khoa học và Kỹ thuật đã được chính quyền Ấn Độ thành lập với mục đích phát triển tất cả các ngôn ngữ của Ấn Độ thành phương tiện giảng dạy bằng cách làm giàu và phát triển chúng. Hội đồng này đã bắt tay vào việc phát triển các thuật ngữ kỹ thuật tiếng Hindi, xuất bản các giáo trình đại học, các loại từ điển định nghĩa và rất nhiều loại sách tham khảo khác đến nay đã có 53 loại từ điển định nghĩa được xuất bản.

Hội đồng đã chuẩn bị cho việc xuất bản các loại chuyên khảo tài liệu và sách đọc thêm, sách tham khảo về nông nghiệp, kỹ thuật, y khoa và khoa học cho các trường đại học ở các bang nói tiếng Hindi. Hội đồng cũng cho xuất bản tờ tạp chí khoa học Vigyan Garima Sindhu - với mục đích khích lệ việc viết theo chuẩn mực các đề thi khoa học trong tiếng Hindi.

Đã có 550.000 thuật ngữ khoa học được phát triển về các lĩnh vực như khoa học cơ bản, khoa học xã hội, nhân văn, công nghệ, y khoa, nông nghiệp, v.v... Chính quyền trung ương đã có kế hoạch xuất bản các loại sách đại học bằng tiếng Hindi và các ngôn ngữ địa phương khác. Theo chương trình này đã có 11.780 loại sách được xuất bản. Hơn 422.000 thuật ngữ đã được đưa vào máy tính.

HỌC VIỆN TRUNG ƯƠNG VỀ TIẾNG ANH VÀ NGOẠI NGỮ (CIEFL)

Nhằm mục đích cải tiến các chuẩn mực dạy và học tiếng Anh, chính quyền đã hỗ trợ cho công tác này thông qua Học viện Trung ương về Tiếng Anh và Ngoại ngữ. Mỗi bang sẽ thành lập ít nhất một trung tâm ngôn ngữ tiếng Anh. Đã có 26 trung tâm được phê chuẩn. Chính quyền cũng hỗ trợ cho các học viện tiếng Anh địa phương của các bang bằng cách thông qua CIEFL để củng cố những học viện này. Ngoài ra chính quyền còn trợ cấp cho những đơn vị, cá nhân tình nguyện xuất bản hoặc mua các loại sách tiếng Anh.

HỘI ĐỒNG QUỐC GIA XÚC TIẾN NGÔN NGỮ URDU (NCPUL)

Chính quyền đã thành lập Hội đồng Quốc gia Xúc tiến Ngôn ngữ Urdu nhằm mục đích xúc tiến các hoạt động về tiếng Urdu. NCPUL có nhiệm vụ chuẩn bị các tư liệu học thuật bằng tiếng Urdu để sử dụng cho những người nói tiếng Urdu trong nước. Trong số 12 tập của cuốn Từ điển Bách khoa Urdu, có 6 tập đã được xuất bản và số còn lại đang được soạn thảo. Ngoài ra có 5 tập trong Từ điển Anh - Urdu đã được xuất bản.

Một quyết định quan trọng khác là việc thành lập Trung tâm Đào tạo Thư pháp Vi tính để chuẩn bị cho các sinh viên đáp ứng được những cạnh tranh của thời đại và tham gia vào lực lượng lao động kỹ thuật của đất nước. Một thành tựu khác là sự liên kết các mặt hoạt động của các học viện Urdu của các bang.

HỘI ĐỒNG QUỐC GIA XÚC TIẾN NGÔN NGỮ SINDHI (NCPSL)

Hội đồng Quốc gia Xúc tiến Ngôn ngữ Sindhi đã được thành lập như một cơ quan tự trị với văn phòng đặt tại Vadodara nhằm xúc tiến và phát triển ngôn ngữ Sindhi. Hội đồng đã xúc tiến ngôn ngữ này bằng cách đứng ra xuất bản các văn kiện bằng tiếng Sindhi và thu thập, phát triển các thuật ngữ kỹ thuật để làm giàu cho ngôn ngữ này, đồng thời xuất bản các loại báo, tạp chí bằng tiếng Sindhi.

SỰ PHÁT TRIỂN TIẾNG SANSKRIT VÀ CÁC NGÔN NGỮ CỔ ĐIỂN KHÁC

Chính quyền Ấn Độ đã tiến hành nhiều chương trình cho việc phát triển việc giáo dục tiếng Sanskrit theo Chính sách Giáo dục Quốc gia. Những chương trình này đã được thực hiện bởi nhiều cơ quan liên quan đến ngôn ngữ Sansklit.

Rashtriya Sanskrit Sansthan là một cơ quan tự trị trực thuộc Bộ Giáo dục, có mục đích quảng bá và phát triển việc học tập tiếng Sanskrit trong nước. Cơ quan này đã cung cấp tài chính cho các Tổ chức Tình nguyện làm nhiệm vụ quảng bá, phát triển và xúc tiến tiếng Sanskrit để đáp ứng được 75% chi phí cho lượng giáo viên, học bổng cho sinh viên, xây sửa các tòa nhà, trang bị đồ đạc, thư viện v.v... Đến nay đã có 704 Tổ chức Tình nguyện tiếng Sanskrit đã được hỗ trợ. Ngoài ra cơ quan này còn tài trợ cho các dự án như biên soạn Từ điển Sanskrit, tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp, mua các loại sách tiếng Sanskrit, xuất bản các văn kiện bằng tiếng Sanskrit, mua và xuất bản các loại bản thảo quý hiếm.

Để tạo điều kiện cho sự hợp nhất giữa các hệ thống cổ điển và hệ thống hiện đại trong việc giảng dạy tiếng Sanskrit, những khoản tài trợ đã được cấp cho việc đề cử các giáo viên dạy các môn Khoa học, Toán và Nhân văn bằng tiếng Sanskrit Pathshalas truyền thống. Những khoản tài trợ này cũng được cấp cho chi phí về lương của các giáo viên tiếng Sanskrit ở các trường Trung học và Trên Trung học ở những vùng mà chính quyền không cung cấp phương tiện để dạy tiếng Sanskrit.

Nhằm thu hút học sinh học tiếng Sanskrit tại các trường Trung học và Trên Trung học, các loại học bổng đã được cấp cho những học sinh học ngôn ngữ này từ lớp 9 đến lớp 12. Những học sinh ở lớp 9 và lớp 10 được trợ cấp mỗi tháng 100 Rs, và những học sinh lớp 11 và 12 được trợ cấp mỗi tháng 125 Rs.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1957-02-633468785989218750/Giao-duc/Su-xuc-tien-va-phat-trien-cac-ng...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận