ĐỊA LÝ
Ấn Độ là nước lớn thứ bảy trên thế giới và là nước lớn thứ hai ở Châu á, với tổng diện tích 3.287.263 km2. Phần lục địa của Ấn Độ kéo dài từ 804 đến 3706 độ vĩ Bắc và từ 6807 đến 97025 độ kinh Đông. Nước này có biên giới đất liền khoảng 15.200 km và 7.516 km bờ biển.
Biên giới phía Bắc của Ấn Độ giáp với vùng Tây Tạng của Trung Quốc, Nepal và Bhutan. Ở phía Tây Bắc, Ấn Độ giáp với Pakistan; ở phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc và Miến Điện; và ở phía Đông giáp với Miến Điện. Phía Nam của bán đảo trải dài đến vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ Dương với vịnh Bengal nằm ở phía Đông Nam và biển Ả Rập ở phía Tây Nam. Về mặt hành chính Ấn Độ được chia thành 25 bang và 7 hạt.
Dãy Himalaya ở vùng cực Bắc bao gồm một số đỉnh núi cao nhất thế giới. Ngọn núi cao nhất trong dãy Himalaya ở Ấn Độ là núi Khangchenìunga, cao 8.586 mét, tọa lạc tại vùng Sikkim ở biên giới với Nepal. Ở phía Nam của khối núi Himalaya là dãy Himalaya Nhỏ, với độ cao từ 3.600 mét đến 4.600 mét. Về phía Nam, bên vùng đồng bằng Indo-Gangetic là dãy Siwalik với độ cao từ 900 mét đến 1.500 mét.
Những vùng đồng bằng phía Bắc của Ấn Độ trải dài từ Assam ở phía Đông đến Punjab ở phía Tây (khoảng cách 2.400 km). Vùng đồng bằng này kéo xuống phía Nam để kết thúc ở vùng đầm lầy ngập mặn Rang ở Kachchh, tại bang Gujarat. Một số sông lớn nhất của Ấn Độ bao gồm sông Gang (Ganges). Sông Ghaghara, sông Brahmaputra và sông Yamuna. Vùng châu thổ của những sông này nằm ở đầu vịnh Bengal, một phần thuộc bang Tây Bengal, nhưng phần lớn thuộc về Bangladesh.
Những vùng đồng bằng này đặc biệt đồng nhất về mặt địa hình: trong suốt hàng trăm cây số những bậc cao duy nhất có thể nhận ra được tạo thành bởi những dốc đứng của những vùng cửa sông, những con đê thiên nhiên và những chỗ trũng thấp, và vành đai của các khe núi được hình thành do sự xói mòn dọc theo vài con sông lớn. Trong vùng này sự khác biệt của các bậc cao không quá 300 mét, nhưng sự đồng nhất về độ bằng phẳng này thể hiện một sự khác biệt lớn về thổ nhưỡng. Chẳng hạn như khu vực đất bồi và đất sét màu mỡ cho nông nghiệp của vùng châu thổ Ganga – Brahmaputra ở phía Đông Bắc Ấn Độ tương phản hẳn với vùng đất cát tương đối khô cằn của vùng sa mạc Thar tọa lạc tại cực Tây của Ấn Độ, tại bang Rajasthan.
Khí hậu của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, quan trọng nhất là bởi những cơn mưa từ hướng Tây Nam vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 10, và những ngọn gió khô hơn từ hướng Bắc vào khoảng giữa tháng 12 và tháng 2. Từ tháng 3 đến tháng 5 khí hậu khô và nóng.