ẨN SĨ XỨ WOOLSTHORPE
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau Newton phải bỏ dở công việc. Số là vào tháng 6 năm 1665, do trận dịch hạch khủng khiếp lây lan mạnh nên trường đại học phải đóng của. Suốt một năm rưỡi ông phải về quê ở với mẹ và mẹ ông, trước đây đã từng muốn ông trở thành điền chủ ấy cũng không thôi thúc ông nữa. Newton được tự quyết định và như ông ghi lại trong thời gian ở Woolsthorpe, ông đã ''nghĩ tới toán học và triết học nhiều hơn bất kỳ thời kỳ nào sau đó''.
Chính vào lúc này, ông đã có nhiều phát minh nhất. Về toán ông đã khai triển các hàm thành chuỗi và thu được ''nhị thức Newton''. Ông cũng đã đặt cơ sở cho giải tích toán học, tìm ra các phương pháp tính đạo hàm (mà ông gọi là phép tính lưu số thuận) và tích phân không xác định (phép lưu số ngược). Tại đây ông cũng đã chín muồi ý định tiến hành các thí nghiệm quang học với những lăng kính và đã tiến sát tới việc khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Thật ra lúc ấy định luật chưa thật sự được đúc kết, mà chỉ là những ý tưởng chung cần phải suy nghĩ bổ sung cho hoàn chỉnh. Ông chủ trương nghiên cứu thật sâu trở đi trở lại vấn đề mà chưa vội công bố các khám phá của mình. Và điều đáng tiếc là nhiều điều mà ông phát hiện trước lại được các nhà khoa học khác công bố trước ông. Newton cảm thấy đau khổ khi cuốn sách của nhà toán học, thiên văn học và kỹ sư người Đức Nicolas Mercator (khoảng 1620- 1687) ''Kỹ thuật tính lôgarit'' ra đời năm 1668, trong đó lớn đầu tiên trình bày phương pháp khai triển hàm số thành chuỗi. Thế là cuốn sách toán của Newton đã chẳng bao giờ ra đời, mà nhiều kết quả ông thu được vẫn chỉ nằm dưới dạng bản thảo suốt ba thế kỷ. Cho đến giữa thế kỷ XX người ta mới đem bản thảo của ông in thành nhiều tập ''Những bản thảo của Newton về toán học''. Cũng như thế, Newton phải chờ tới 20 năm mới quyết định viết về những nghiên cứu liên quan tới lý thuyết vạn vật hấp dẫn. Kết quả chủ yếu của những nghiên cứu ấy là sự khám phá định luật tỉ lệ nghịch bình phương làm cơ sở cho cơ học thiên thể.
Khi trường đại học mở cửa trở lại Newton về trường không còn là một sinh viên xuất sắc mà đã là một nhà khoa học chín muồi với phương pháp luận đã hình thành và dấu ấn khoa học độc đáo. Năm 1669 ông được phong giáo sư lãnh đạo bộ môn toán trong hon 30 năm.
QUẢ TÁO NEVVTON
''Phải cần đến thiên tài của Newton,
Mới có thể ngạc nhiên với việc quả táo đã rơi xuống đất...''
K. D. Ushinski
Câu chuyện kể rằng có lần Newton dạo chơi trong vườn thấy quả táo rơi mà phát kiến ra định luật vạn vật hấp dẫn đã trở thành huyền thoại. Không ngạc nhiên khi đã có sử gia và bác học đã thử tìm hiểu xem điều đó có đúng sự thực không. Thật vậy, định luật vạn vật hấp dẫn thì không có tác phẩm nổi tiếng ''Những nguyên lý…” của Newton. Trong ''Những hồi ức về cuộc đời Isaac Newton'' một người bạn ông Stacktey người đã đến thăm Newton ở Luân Đôn ngày 15-4-1725 đã viết: “Vì trời oi bức, chúng tôi uống trà sau bữa ăn trưa dưới bóng những cây táo cành lá. Lúc đó chỉ có hai chúng tôi. Newton nói với tôi: cũng chính trong bối cảnh hệt như thế này mà trong đầu ông nảy ra ý nghĩ về lực hấp dẫn. Nó xuất hiện nhờ quả táo rơi khi ông ngồi đắm chìm trong suy tưởng…”
Hồi ức của người bạn có tên là Stackley ấy chỉ được in ra năm 1936 nhưng ngay từ năm 1728, một năm sau khi nhà bác học vĩ đại qua đời, Voltaire trong tác phẩm nói về các ý tưởng của Newton đã kể một chuyện tương tự. Voltaire đã dẫn lời khẳng định của Catherine Barton, người cháu gái đã sống gần ông suốt 30 năm. Chồng bà, ông John Conduit vốn là trợ lý của Newton, dựa vào lời kể của chính nhà bác học, đã viết hồi ký của mình như sau: ''Năm 1666, Newton phải tạm biệt Cambridge một thời để về Woolsthorpe vì ở Luân Đôn nạn dịch hạch đang hoành hành. Một lần ông nghỉ trong vườn, thấy quả táo rơi, trong đầu ông xuất hiện ý tưởng về lực hấp dẫn không chỉ giới hạn trên bề mặt Trái Đất mà còn lan toả ra xa. Newton tự đặt câu hỏi: Sao không đến tận Mặt Trăng nhỉ? ''Chỉ sau hai mươi năm, vào năm 1687, tác phẩm ''Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên'' mới ra đời. Trong tài liệu đó, Newton đã chứng minh Mặt Trăng quay theo quỹ đạo cũng do tác động của cùng một lực hấp dẫn như với vật rơi trên bề mặt Trái Đất.
Trong tạp chí ''Vật lý hiện đại'' (Contemporary Physícs) xuất bản năm 1998, một giáo y viên Đại học tổng hợp York người Anh là Keesing quan tâm tới lịch sử và triết học khoa học đã viết bài ''Lịch sử cây táo Newton''. Keesing khẳng định quan điểm cho rằng cây táo huyền thoại ấy là cây táo duy nhất trong vườn nhà Newton. Cây táo ấy sống lâu hơn Newton gần 100 năm và chết vào năm 1820 sau một cơn giông lớn. Chiếc ghế bành đóng từ gỗ cây này hiện còn giữ ở nước Anh trong một bộ sưu tập tư nhân.