CUỘC CÁCH MẠNG TRONG VŨ TRỤ
Nicolas Copernic (Tranh của tác giả khuyết danh)
Theo quan điểm của phần lớn những nhà sử học thì sự kiện khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XVII lại cực kỳ lặng lẽ. Cuốn sách của vị thầy tu người Ba Lan Nicolas Copernic(1473 - 1543) “Về chuyển động quay của các thiên cầu'' ra đời vào năm 1543, đúng vào năm ông mất. Người ta đồn rằng Copernic nhìn thấy bản in đầu tiên đúng vào lúc ông lâm chung. Nikolaus Copernic (viết theo tiếng Pháp, tiếng Anh: Nicolaus Copernicus, tiếng Ba Lan Mikolaj Kopernik) sinh ở Torun một thành phố nhỏ của Ba Lan thuộc đất toà giám mục Varmia, bao quanh tứ phía là đất đai của các chiến binh Thập tự chinh dòng Teutonic. Cha Copernic mất sớm nên việc dạy dỗ ông do người cậu đảm nhiệm. Người đó là giáo mục xứ Varmia Lucas Waczenrode mục (Về hình thức ông là cấp dưới của Giáo Hoàng La Mã và là chư hầu của vua Ba Lan nhưng thực chất ông là người toàn quyền điều hành xứ Varmia. Vị giám mục đã đảm bảo cho cháu mình một học vấn khá tốt. Năm 1491, Copernic vào trường đại học Krakow rồi các trường đại học Bologna và Padua (Italia). Ông học luật, tiếng Hi Lạp cổ, toán học, triết học nhưng quan tâm nhiều nhất đến thiên văn. Từ năm 1497, thời kỳ ông đặt chân tới Bologna, ông đã tiến hành quan sát có hệ thống các thiên thể. Ông đã phát hiện ra những khác biệt đáng kể giữa các tính toán của Ptolemy và những quan sát của chính ông. Điều đó nói lên rằng hoặc ông đã tính sai hoặc do sai lầm ngay trong lý thuyết Ptolemy. Sau hàng loạt kiểm tra, nhà thiên văn học Ba Lan đã chọn con đường thứ hai là xem xét lại cơ sở lý thuyết.
Đề xuất chủ yếu của Copernic trình bày trong bản viết tay ''Những nhận xét nhỏ về những giả thuyết có liên quan đến chuyển động của các thiên thể'' (1515) có vẻ như hết sức vô thưởng vô phạt: những tính toán về chuyển động các thiên thể tỏ ra đơn giản và chính xác hơn nhiều nếu xét sự chuyển động không phải với Trái Đất như Frolemy trước đây đã làm mà so với Mặt Trời. Cuốn sách chủ đạo của Copernic ''Về chuyển động quay của các thiên cầu'' mở đầu bằng lời tựa ẩn danh mà người ta cho rằng cũng do Copernic viết, nhưng về sau mới rõ đó là lời văn của người xuất bản cuốn sách, ông Andreas Osiander, nhà thần học, nhà truyền đạo của giáo phái Luther. Trong lời tựa cô nói rằng giả thuyết vị trí tâm của Mặt Tròi chỉ mang tính chất toán học, nhằm tạo thuận lợi trong việc tính toán. Osiander xuất phát từ tính tương đối đã từng biết đến từ thời Cổ đại, cho rằng những chuyển động biểu kiến của các thiên thể có thể giải thích bằng các cấu trúc hình học khác nhau. Tuy nhiên nội dung sách toát lên rằng tác giả xuất phát từ ý nghĩa tuyệt đối của giả thuyết của mình đã chứng minh. Mặt Trời đứng yên một chỗ còn Trái Đất thì xoay quanh nó theo quỹ đạo mỗi năm một vòng đồng thời cũng xoay xung quanh trục của chính mình mỗi ngày một vòng. Cách đặt vấn đề như vậy đã có những hậu quả rất ghê gớm. Nó giáng một đòn chí mạng vào vật lý học Aristotle, một mặt dựa trên lẽ phải thông thường'' và những luận đề triết học; mặt khác lại gắn chặt với thần học đạo Kitô.
Cuộc chiến đấu để thừa nhận thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở giữa) đã trở thành một trong những vấn đề cơ bản của sự phát triển khoa học suốt trong hai thế kỷ và là một trong những đặc điểm chủ yếu cuối thời Phục Hưng. Sau đó đã xuất hiện: những tư tưởng thù địch với tinh thần của thời đại. Việc đề cao vị thế con người - ''đỉnh cao của sáng tạo” và sự ca tụng thiên nhiên phục tùng tài năng của con người, chính cơ sở của chủ nghĩa nhân văn buổi đầu thời kỳ Phục Hưng, đến đây nếu chưa bị lật đổ thì chí ít cũng đã ngả nghiêng. Con người giã từ trung tâm Vũ Trụ (là Trái Đất) và bây giờ giống như hạt bụi mong manh bơ vơ trong khoảng không, bao la của Vũ Trụ.
Copernic không phải là người đầu tiên đưa Mặt Trời vào trung tâm Vũ Trụ và hạ Trái Đất xuống vị thế một hành tinh thông thường. Không phải ngẫu nhiên mà học thuyết ấy còn được gọi là học thuyết Pythagoras. Liên quan đến lý thuyết này còn phải kể đến Hermes Trismegistus (gốc tiếng Hi Lạp trismegistos là ba lần vĩ đại), một nhân vật thần thoại Cổ Ai Cập; người xây dựng nên chữ viết một đấng anh minh cổ đại, người thầy của Moise, một nhà tiên tri trong Kinh Thánh. Thực ra, những khảo luận được gán cho Trismegistus có niên đại vào khoảng thế kỷ II - III do một học trò của chấp bút. Những tác phẩm này rất phổ biến vào thời kỳ Phục Hưng và có tác động khá mạnh đến những nhà tư tưởng thời bấy giờ. Những môn khoa học của Hermes như thuật giả kim, chiêm tinh học, giáo lý thần bí Do Thái giáo (cabala) và ma thuật... trước đó chỉ dành riêng cho một giới hẹp biết đến. Phần lớn các môn này đã bị tông chiếu ban hành năm 1585, được Giáo Hoàng Urban VIII phê chuẩn năm 1631, lên án…
Vào thời Trung đại, các triết gia kinh viện nước Pháp như Nicole Oresme (1323 - 1382) và Jean Buridan (khoảng 1300 -1358) đã xét tới khả năng Trái Đất chuyển động.
Nicholas ở Cusa cho rằng Trái Đất chuyển động quanh tâm Vũ Trụ, vị trí của tâm chưa được xác định. Ảnh hưởng to lớn của những khoa học của Hermes cũng tác động đến nhà triết học, nhà thơ Giordano Bruno (1548 - 1600). Ông cho rằng những công trình của Copernic đã khẳng định cơ sở khoa học cho ý tưởng của Hermes Trismegistus về tính vô hạn của Vũ Trụ và tính đa nguyên (có vô số các thế giới) của nó. Học thuyết Bruno không dựa trên một phương pháp khoa học. Bruno trước hết là nhà tư tưởng tôn giáo, hy vọng trên cơ sở học thuyết Hermes sẽ thống nhất được đạo Thiên chúa, tức Công giáo La Mã (Catholicism) và các giáo phái Tin lành (Protestantism). Bruno phủ sự thụ thai trinh nguyên (vô nhiễm nguyên tội) của Đức Mẹ Maria định bản chất thần linh của Giêsu và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề đa thê. Ông cũng nêu lên một loạt các kiến giải khoa học quan trọng mà sau này đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành lý thuyết nhật tâm. Chẳng hạn ông lý giải một cách lôgic rằng học thuyết Copernic cho phép loại bỏ ra khỏi Vũ Trụ học ''thiên cầu của các ngôi sao cố định''. Quả vậy, trước đó người ta vẫn nghĩ rằng các ngôi sao bất động đối với nhau động và cùng quay xung quanh tâm Vũ Trụ là Trái Đất. Để cho sự chuyển động hài hoà ấy có thể xảy ra, người ta đã giả thiết các ngôi sao phải được gắn vào một thiên cầu rắn quay với vận tốc không đổi.
Thế nhưng, nếu chuyển động biểu kiến của các ngôi sao được giải thích bằng chuyển động quay của Trái Đất thì chẳng cần đến thiên cầu nào cả và các ngôi sao đó có thể nằm cách Trái Đất với những khoảng cách bất kỳ. Nhờ Bruno, chúng ta hiểu rằng không chỉ có Trái Đất là một hành tinh mà ngay cả Mặt Trời cũng chỉ là một trong hằng hà sa số các ngôi sao.
Toà án giáo hội đã kết tội Bruno về các quan điểm tà giáo và ngày 17 tháng 2 năm 1600 đã thiêu sống ông ở Moma. Trước khi chết nhà bác học tuyên bố:
“Hoả thiêu - không có nghĩa là bác bỏ''. Nhiều tài liệu mô tả cảnh thương tâm khi ông bị dẫn ra pháp trường, đi trước ông là đám rước với lá cờ đỏ màu máu. Người ta bắt ông mặc bộ quần áo vàng vẽ hình ma quỷ màu đen, mỗi bước đi vang lên tiếng loảng xoảng của xích xiềng. Bọn người cuồng tín thì reo hò như trong đám hội ngu xuẩn tiếp tay cho một tội ác tầy đình đối với một nhà khoa học vĩ đại.
NICOLAS COPERNIC.
''VỀ CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA CÁC THIÊN CẦU''
Tác phẩm ''Về chuyển động quay của các thiên cầu'', một trong những cuốn sách vĩ đại làm thành những nấc thang trong lịch sử nhân thức của loại về thế giới tự nhiên cũng như về bản thân con người.
Tác phẩm đó là của một nhà tu hành khiêm tốn từ xứ đạo Varmia, nằm ở phía Bắc nước Ba Lan ngày nay, không những đã tạo ra một bước ngoặt trong thiên văn học mà còn thay đổi toàn cục bức tranh thế giới. Luận điểm cơ bản của học thuyết mới, hệ thống nhật tâm được Copernic tổng kết như sau: ''Tất cả những chuyển động mà chúng ta nhận thấy ở Mặt Trời không phải của chính nó mà của Trái Đất và thiên cầu của chúng ta. Cùng với thiên cầu, Trái Đất quay quanh Mặt Trời cũng như mọi hành tinh khác. Như vậy Trái Đất có một vài chuyển động. Chuyển động thuận nghịch thể hiện một cách biểu kiến của các hành tinh không phải là của chính chúng mà do Trái Đất. Như vậy, chỉ một mình sự chuyển động của Trái Đất đã đủ giải thích một số lượng lớn chuyển động không đồng đều quan sát được trên bầu trời''. Với sức mạnh trí tuệ của mình, Copernic đã ''bắt Mặt Trôi đứng yên và đẩy Trái Đất chuyển động''.
Copernic đã miệt mài suốt gần 30 năm với công trình này và tác phẩm ấy cuối cùng đã ra đời vào tháng 5 năm 1543, không lâu trước khi ông lìa đời, có lời mở đầu của một tác giả ẩn danh nhan đề: ''Gửi bạn đọc. Về những giả thuyết làm cơ số của cuốn sách này''. Như Johannes Kepler đã phát hiện: một nhà thần học theo đạo Tin lành, nhà toán học tên là Andreas Osiander, người theo dõi việc ấn loát đã viết và đem in lời mở đầu này.
Trong lời mở đầu có câu ''Bởi không có một trí tuệ nào có thể nghiên cứu những nguyên nhân xác thực hay là những giả thuyết của các chuyển động đó nên nhà thiên văn học phải sáng tạo và soạn ra những giả thuyết nào đó để từ đó dựa trên cơ sở những nguyên lý hình học có thể tính toán chính xác các chuyển động này cho tương lai cũng như quá khứ. Cả hai việc này đều được tác giả cuốn sách này thực hiện một cách tài tình.
Quả là chẳng cần những giả thuyết đó phải đúng thật hoặc có thể giống thật, chỉ cần chúng có thể cho ta phương pháp tính toán phù hợp với những quan sát...'' Rõ ràng là lời mở đầu đã toát nên một nỗi sợ hãi trước những quan niệm mới, không biết sẽ dẫn nhân loại tới đâu. Toà án giáo hội năm 1616 đã xếp công trình nổi tiếng của ông vào loại những sách cấm. Lệnh cấm này chỉ được bãi bỏ vào thế kỷ XIX.