Tài liệu: Đi tìm tri thức bí ẩn

Tài liệu
Đi tìm tri thức bí ẩn

Nội dung

ĐI TÌM TRI THỨC BÍ ẨN

 

Vào giữa thế kỷ XV, nhà triết học theo chủ nghĩa nhân văn, người xứ Florence tên là Marsillio Ficino (1433 - 1499) đã dịch trọn vẹn sang tiếng La tinh tác phẩm dạng đối thoại của Platon. Ông cũng là người lãnh đạo Viện hàn lâm Florence mang tên Platon (thành lập từ năm 1459), có chức năng nghiên cứu và truyền bá triết học trường phái Platon.

Chủ nghĩa Platon là một học thuyết triết học khẳng định, bên cạnh thế giới vật chất còn tồn tại một thế giới tinh thần mà vì thế những người đại diện chủ nghĩa này tỏ ra rất quan tâm tìm hiểu cái bí ẩn, huyền bí. Những đạo sĩ và những pháp sư những nhà chiêm tinh và những nhà luyện đan tràn ngập châu Âu. Nhiều ông vua coi việc thu nạp họ là tăng thêm uy tín cho mình. Chịu khó nhất trong công việc này là hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh, Rudolph II Habsburg (1576 – 1612), được mệnh danh là ''Vua của các nhà luyện đan''. Tất nhiên không phải ai trong số họ cũng đều là những kẻ bịp bợm, lừa đảo. Có người đã có những phát kiến quan trọng và đã nghiên cứu khá nhiều hiện tượng tự nhiên chưa từng biết đến.

Mặc dầu môn luyện đan (thuật giả kim) không mang lại phát hiện hòn ''đá triết học'' nhưng cũng thu được nhiều tài liệu quý báu về các hợp chất và các phản ứng hóa học. Chiêm tinh học không có thành công gì nhiều trong việc đoán trước số phận song cũng góp phần vào sự phát triển môn thiên văn học quan sát.

Cái gọi là ''ma thuật tự nhiên'', giải thích các hiện tượng vật lý theo “thiện cảm” và “ác cảm” của các thiên thần hoặc ma quỷ trong các vật thể khác nhau đối với nhau đã thúc đẩy những nghiên cứu tự nhiên từ sự “siêu vẹo” của các tia sáng khi qua các kính quang học và các loại gương đến những bệnh tật huỷ hoại phủ tạng của con người…

Cách giải thích các hiện tượng tự nhiên theo kiểu ''thiện'' và ''ác'' thể hiện trong khảo luận ''Bàn về sự lây lan, bệnh truyền nhiễm và cách điều trị'' xuất bản năm 1546 của bác sĩ y khoa nhà tự nhiên học người Italia Girolamo Fracastoro (1478 - l553). Thế nhưng, một vài phỏng đoán của ông đã khá chuẩn xác và vượt trước thời đại: tỉ như ông không tán thành ý kiến cho rằng nguyên nhân của bệnh tật cần phải tìm từ chuyển động của các tinh tú như suy nghĩ của các nhà chiêm tinh. Theo nhà khoa học này, nguyên nhân sinh ra các bệnh là những vật thể sống không nhìn thấy được bằng mắt thường, đã gây tác hại cho cơ thể. Fracastoro cũng bác bỏ quan điểm đã được thừa nhận vào thời kỳ ấy, rằng kim từ tính hướng về phong Bắc là do ''thiện cảm'' đối với sao Bắc cực. Ông nhận thức chiếc kim chỉ nam ấy có ái lực với những dãy núi chứa sắt có lẽ nằm gần các cục địa cầu.

Ma thuật tự nhiên đưa ra sự giải thích cho một số lượng lớn các hiện tượng mà thời ấy không một phương pháp nào khác có thể giải thích được. Tuy nhiên cách giải thích của của thuật tự nhiên không thuyết phục được tất cả mọi người. Leonardo da Vinci (1452 - 1519) là người đã kịch liệt bác bỏ các luận điểm đó. Ông viết: trong những phát biểu ngu xuẩn nhất của loài người, phải kể đến việc truyền bá những điều mê tín, dị đoan như thuật gọi hồn''.

 

''SỰ ĐÁNH LỪA MA QUỶ''

Trong các sách nói về ma thuật tự nhiên, người ta đã quan tâm đặc biệt đến quang học. Trong giáo lý đạo Cơ Đốc, thị giác bao giờ cũng được xem như một giác quan dễ bị đánh lừa nhất. Có thể lấy thí dụ về hình ảnh cái gậy tựa như bị gậy khi thọc xuống nước là biểu hiện sự đánh lừa ma quỷ. Nhiều tài liệu lưu trữ ở các nhà thờ cho thấy có sự cấm đoán tín đồ không được đeo kính vi các thấu kính làm lệch lạc hiện thực, có lợi cho ma quỷ.

Những hiện tượng huyền bí đủ kiểu được trình bày trong các bộ từ điển bách khoa như về sự tinh vi của vật thể''. ''Về sự đa dạng của vật thể'' của nhà toán học, triết học, bác sĩ y khoa Gerolamo Cardarlo (1501- 1576), trong “Ma thuật tự nhiên” của Giambatista della Porta (1535 -1615) và trong cuốn ''Nghệ thuật vĩ đại của ánh sáng và bóng tối'' của nhà tự nhiên học Athanasius Kircher (1601 - 1680). Trong các tác phẩm ấy đã mô tả những hình ảnh dưới tác động của các gương lõm.

Khác với gương phẳng chỉ tạo nên một ảnh ảo sau gương, gương lõm vừa tạo ra một ảnh ảo phía sau, vừa tạo ra một ảnh thật phía trước gương.

Như vậy, giấu gương đa người ta vẫn có thể tạo ra bóng đen bay lượn trong không khí; chẳng hạn, đó là hình ảnh một bức tượng khuất không sờ thấy được. Thí nghiệm đó cũng có thể tiến hành với cây nến đang cháy, nhìn thấy rõ ràng nhưng không thể thổi tắt và không thể thắp sáng được. Kircher gọi đó là ''thí nghiệm với ngọn nến vô hại''. Nhiều người cho rằng, nhờ những gương lồi có thể thu nhận được hình ảnh của các thần.

Thí nghiệm với những gương phẳng đặt chếch thẳng góc khác nhau có thể thu được hằng hà sa số những ảnh phản chiếu. Porta đã mô tả ''tấm gương sân khấu'' kỳ dị đó, điều này đã không xa lạ đối với nhà bác học Cổ Hi Lạp Heron ở Alexandria (vào khoảng thế kỷ I). Ông mô tả: lấy những tấm gương ấy đặt theo cạnh của một đa giác đều, ta có thể biến một con voi thành một bầy voi, tưởng như đã gom từ khắp châu Á và châu Phi.

Trong lần xuất bản cuối cùng cuốn ''Ma thuật tự nhiên'', Porta đã mô tả trong số các điều kỳ diệu tương tự có cả chiếc ống nhòm. Ông còn cố tranh quyền phát minh kính viễn vọng với Galileo Galilei. Thực ra, mặc dầu tính về thời gian, những mô tả ấy có trước những thí nghiệm của Galilei song chắc gì ông biết sử dụng được những thí nghiệm ấy. Bản thân Porta không hiểu vì đâu mà vật thể được phóng to, còn về mặt thực tiễn công nghệ đánh bóng thuỷ tinh và tạo dạng hình cầu cho các gương thì Galilei vượt hẳn Porta thậm chí vượt tất cả các thợ đánh bóng kính thời đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1122-02-633396306986562500/Vat-ly-tro-thanh-khoa-hoc-nhu-the-nao/Di-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận