DI SẢN CỦA ARISTOTLE
Chủ trương cương quyết xây dựng một bức tranh thế giới cân xứng bao quát và có khoa học, chủ nghĩa bách khoa của Aristotle, là một con dao hai lưỡi. Một mặt, ông thúc đẩy cả một loạt ngành khoa học, từ vật lý học tới ngữ văn học và tiến một bước phi thường trong việc hình thành phương pháp luận khoa học. Mặt khác, khi cố giải thích tất thẩy học thuyết của ông một thời gian rất lâu đã trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển tư duy sinh động. Khi nỗ lực ôm đồm cái không thể ôm nổi Aristotle thường xông vào các câu hỏi nào đặt ra bài toán lớn cho thời đại bấy giờ (thế kỷ IV tr.CN) để tập trung giải quyết chúng thật chuẩn xác Bản thân ông rất thận trọng, thường nói chỉ về ''các nguyên nhân khả dĩ”, sử dụng các cụm từ giảm nhẹ như ''có lẽ'', ''áng chừng'', ''xuất phát từ điều ta được biết”... Đó chính là một cách tiếp cận có khoa học, giải thích trên cơ sở những điều được xác lập chắc chắn. Khi không đủ bằng chứng thực tế, thì việc giải thích được xem như “giả thuyết”. Nhiều luận đề của Aristotle trong ý niệm của ông, chỉ là giả thuyết nhưng sau này chúng đã trở thành các giáo điều. Mà chống lại các giáo điều thì vô cùng khó khăn vì đó không còn là khoa học nữa, mà đã là ý thức hệ.
Rất có thể là các thế hệ tương lai sẽ cười chê nhiều quan điểm của chúng ta ngày nay về Vũ Trụ, chẳng khác gì ngày nay chúng ta dang cười vật lý học Aristotle. Hơn nữa không có gì là bảo đảm rằng khoa học của trong lai sẽ không quay về với vài luận điểm nào đó của vật lý học Aristotle, tuy ở tầm vóc mới, bởi lẽ ngay ở thế kỷ XX cũng đã có những cố gắng trong tự kiểu đó được thực hiện. Một trong những người sáng lập cơ học lượng tử, nhà vật lý Đức Werner Heisenberg (1901 - 1976) đã viết: khái niệm về khả năng trong Aristotle đóng vai trò triết học quan trọng đến nỗi rằng trong vật lý học hiện đại nó lại được đẩy vào vị trí trung tâm. Các quy luật toán học của lý thuyết lượng tử có thể xem như một cách công thức hoá khái niệm Aristotle “dynamis'' (sức mạnh) hay ''potentia'' (khả năng). Cách tiếp cận bình tĩnh, thăng bằng của Aristotle tới việc giải các bài toán phức tạp nhất đặt ra trước khoa học, một phong cách tư duy lành mạnh đã ăn sâu trong đầu và một lòng tin vào khả năng của trí tuệ khám phá những bí mật tự nhiên thật là thiết thực có tính thời sự cả đối với ngày nay. Khi đọc một trong những trang rực rỡ nhất của lịch sử khoa học - lịch sử vật lý học Aristotlel chúng ta sẽ được mở mang không chỉ nhãn quan lịch sử của mình. Tiếp cận tư tưởng sống động của một con người vĩ đại - đó là phương pháp tốt nhất để hiểu được rằng tư duy khoa học và khoa học nói chung là gì, cái gì nằm trong phạm vi quyền hạn của nó, cái gì thì không''.
Biết đâu ở thế kỷ XXI, tại một trường đại học nào đó lại chẳng có những bài giảng mang tiêu đề ''Những vấn đề có tính thời sự của vật lý học Aristotle'' chẳng hạn… Chỉ có thuyết địa tâm thì chắc chắn là không trở lại mà thôi!
Vật lý học Aristotle đã giải quyết các bài toán của mình khác hẳn về nguyên tắc với những bài toán của vật lý học thời cận đại. Song cái chung đối với chúng, đó là tính bách khoa tổng hợp. Vật lý học Aristotle là một bộ phận hữu cơ của thế giới quan thống nhất, cái phải là (và đã từng là) cơ sở tư tưởng của trật tự thế giới mới mà Alexandres Maxêđônia từng hoài bão. Vì vậy mà Aristotle đã nhận được sự chi viện mạnh mẽ của chính quyền. Trường Lyceum của ông, đối trọng với trường Academia của Platon, một biểu tượng của quá khứ, của một Hi Lạp thành bang. Thời đại chủ nghĩa Đại Hi Lạp đã bắt đầu kéo theo quá trình truyền bá văn minh Hi Lạp trên mọi miền đất. Chủ nghĩa Platon với tư tưởng bảo thủ của nó đã không giúp ích gì cho quá trình ấy và không phải ngẫu nhiên mà về sau nó thoái hoá dần về phía tôn giáo ngày càng xa rời khoa học. Xứ sở Hi Lạp thành bang, với nhà tư tưởng xuất sắc cuối cùng của mình là Platon đã trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng, đe doạ huỷ diệt toàn bộ nền văn minh của mình. Do đó cần phải đối mặt với thế giới, chứ không khép kín trong mỗi thành bang với các vấn đề riêng của nó. Triết học cần phải thâu tóm các vấn đề của nhân loại, chứ không phải chỉ của Hi Lạp. Từ những luận đề Platon rời rạc như từ những viên gạch Aristotle đã dựng nên ngôi nhà hoàn toàn mới, mà người thày của ông không thể tưởng tượng nổi; Là một học trò tài ba, Aristotle đã bổ sung không ít cái mới và xem xét lại nhiều luận điểm của Platon. Kết quả là học thuyết của họ hầu như đối nghịch nhau, nhưng, dù vậy, nếu không có Platon thì cũng khó có thể có Aristotle.
Còn đến thế kỷ XVI – XVII, vào giai đoạn phá sản của thuyết địa tâm, thì học thuyết Platon, đối với cả Copernicus lẫn Galilei, lại trở nên gần gũi hơn là học thuyết Aristotle.