Tài liệu: Sự chuyển hóa của các nguyên tố

Tài liệu
Sự chuyển hóa của các nguyên tố

Nội dung

SỰ CHUYỂN HOÁ CÁC NGUYÊN TỐ

 

Aristotle cho rằng xúc giác là thứ cảm giác đáng tin cậy nhất - nó ít đánh lạc hướng ta nhất. Ngay thị giác cũng thường đánh lừa con người, hơn là xúc giác, xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp đối tượng. Vì vậy những tính chất nào của sự vật gắn liền với xúc giác thì có thể xem là nền tảng hơn cả.

Thực nghiệm cho thấy mọi vật trên Trái Đất liên quan đến xúc giác, được chia thành nóng hay lạnh, khô hay ẩm mềm hay cứng nhám hay trơn. Nhưng chỉ có tính nóng và tính ẩm là có thể làm thay đổi căn bản trạng thái của vật. Các tính ẩm (khô) và nóng (lạnh) - là các kiểu động lực làm chuyển hoá một vật chất đứng yên hoàn toàn thành các nguyên tố mà từ đó cấu tạo nên vật thể mà ta cảm thụ được bằng giác quan. Mỗi một trong 4 nguyên tố của thế giới dưới mặt trăng (đất, nước, không khí, lửa) là vật chất kết hợp với 2 trong 4 tính chất nói trên (nóng - lạnh, khô - ẩm): đất là kết hợp của vật chất với tính khô và tính lạnh, nước với tính ẩm và tính lạnh; không khí thì với tính ẩm và bính nóng, lửa thì kết hợp với tính khô và tính nóng.

''Lửa ngược với nước không khí ngược với đất - vì chúng cấu tạo từ những tính chất trái ngược nhau. Nhưng vì cả thảy có 4 tính chất nên nguyên tố có một tính chất trội nhất: đất thì khô hơn là lạnh, nước thét lạnh hơn là ẩm không khí thì ẩm hơn là nóng, lửa thì nóng hơn là khô'' - Aristotle khẳng định.

Các nguyên tố có thể chuyển hoá qua nhau. Qua đó giải thích được các thay đổi về chất của mọi sự vật. Những nguyên tố nào phân biệt với nhau chỉ bởi một tính chất thì dễ chuyển hoá thành nhau, những nguyên tố có cả hai tính chất thì khó chuyển hoá thành nhau hơn. Chẳng hạn đất dễ biến thành nước (nếu tính khô trong nó bị tính ẩm chế ngự) hơn là biến thành không khí vì khi đó phải thắng cả hai tính khô và lạnh của đất.

Còn trên trời thì không xảy ra biến đổi nào hết, nó vĩnh viễn quay theo các quy luật riêng. Các tinh tú cấu thành từ một nguyên tố đặc biệt, nguyên tố thứ năm, mà Aristotle noi theo Empedocles (thế kỷ V tr.CN) gọi là ête. Về sau trong thư tịch tiếng La tinh nó được viết là ''quintessentia'', có nghĩa là “bản thể thứ năm”. (Thực ra Aristotle coi nó là bản thể thứ nhất, bởi vì có tính thần thánh). Ête không chuyển hoá thành bất cứ nguyên tố nào khác, cũng như không nguyên tố nào khác chuyển hoá thành ête. Vậy nên các thế giới Trời và Đất khác hẳn nhau, về nguyên lý!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1119-02-633396293197968750/Buc-tranh-vat-ly-hoc-dau-tien-cua-the-gio...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận