ARISTOTLE VÀ PLATON
Do tài năng, Aristotle dã nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc nhất Academia. Platon gọi Aristotle là ''linh hồn của trường''. Khi so sánh Aritotle với một học sinh cưng khác là Xenocrates, người đứng đầu nhà trường thích nhắc đi nhắc lại ''với cậu này thì cần đinh thúc ngựa còn cậu kia thì phải gò dây cương'', ý nói khả năng và niềm say mê học hỏi của Aristotle lớn đến mức phải ghìm bớt lại. Học thuyết, dù là của một thiên tài như Platon, cũng nhanh chóng trở nên chật hẹp đối với một tài năng sớm phát triển, và Aristotle bắt đầu sáng tạo những khái niệm triết học của mình. Quan điểm của ông thường là không trùng hợp với quan điểm của thầy và tất yếu là tranh cãi kịch liệt giữa hai bậc thiên tài thường xảy ra. Người ta thường gán cho Platon câu nói: ''Aristotle đá hậu tôi như chú ngụa non còn bú háu đá người mẹ nó''. Người ta đàm tiếu về mối bất hoà giữa hai nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ đại. Nhưng ít khả năng họ xúc phạm nhau.
Aristotle thường bút chiến với ông thầy trong các khảo luận, nhưng với cá nhân Platon ông luôn tỏ niềm tôn kính. Chẳng hạn ông viết trong khảo luận “Edem hoặc về linh hồn”: ''… Một con người xấu không được quyền nói đến ông… (tức là Platon)''. Các công trình sáng tạo của Aristotle ở Academia đã rất nổi tiếng và ông có được sự kính trọng xứng đáng của giới học vấn đương thời. Một bức thư của vua Philip II gửi cho Aristotle sau khi sinh người con trai của vua là Alexandre đã được dẫn ra trong khảo luận ''Đêm Attica'' của nhà văn La Mã Aulus Gellius (khoảng năm 130 -?): ''Philip gửi lời chào Aristotle! Bạn biết không, con trai tôi vừa ra đời. Tôi cảm tạ các thần thánh bao nhiêu không chỉ vì nó đã được sinh ra, mà còn vì nó sinh ra khi bạn có mặt trên đời này. Tôi hy vọng rằng với sự chăm nom dạy dỗ của bạn, nó sẽ trở nên con người xứng đáng để gánh vác sự nghiệp của chúng ta''. Thật đáng kinh ngạc là một vị vua xứ Maxêđônia, mà người Hi Lạp coi là xứ sở còn man rợ, nơi mà nghề cung kiếm chứ không phải là triết học được coi trọng hơn trong truyền thống, lại có thể đánh giá cao đến thế thiên tài học vấn Aristotle. Trong khi đó, tại Athens, thì nhà bác học đã không được nhận quốc tịch và cho đến chót đời, ông vẫn chót là một metek - một người ngoại quốc không có cả quyền tham gia sinh hoạt chính trị của thành phố.
Aristotle ở Academia của Athens 20 năm, cho tới khi ông thầy Platon qua đời. Người kế nhiệm lãnh đạo Academia là Speusippus, theo lời của Diogenes ở Laerte, chỉ biết ''giữ vững các giáo điều Platon, còn tính cách khác hẳn: hay nổi cáu và thích hưởng thụ''. Speusippus đã khởi đầu việc thu học phí. Có lẽ Aristotle vốn đã thất vọng với triết học Platon nay lại thấy người lãnh đạo mới của trường không có tài năng, nên không muốn ở lại Acodemia nữa. Cùng với Xenocrates, ông rời tới chỗ của Hermias, người họ hàng của mình, một học trò cũ của Platon, đang đứng đầu chính quyền thành phố Atarneus, thuộc địa của Hi Lạp ven bờ Tiểu Á. Tại đây Aristotle cưới nàng Pythias, cháu gái Hermias, và họ sinh được một con gái. Vợ chết sớm, Aristotte tục huyền với nàng Herpyllis, tình nhân của mình, sinh một con trai, được Aristotle đặt tên là Nicomachus để tưởng nhớ người cha của mình. Cuộc lưu trú 3 năm của Aristotle ở cung điện lãnh chúa Atarneus đã kết thúc đột ngột và bi thảm. Năm 345 tr.CN, Hermias, mắc mưu lừa, bị bắt giữ, rồi bị treo cổ theo lệnh vua Ba Tư Artaxerxes III. Thành phố bị quân Ba Tư chiếm đóng nhà, triết học phải trốn chạy. Xenocrates thì trở về Athens, kế chân Speusippus lãnh đạo trường Academla. Còn Aristotle tới chỗ người học trò nổi tiếng nhất của mình là Theophrastus trên đảo Lesbos, ở thành phố Mytilene.
ARISTOTLE TRẢ LỜI CÂU HỎI
- Con người ta nói dối thì được tích sự gì?
- Người khác sẽ không hiểu họ, ngay cả khi họ nói thật.
- Tại sao ông bố thí cho cả người xấu tính?
- Ta bố thí, không phải cho tính nết, mà là cho một con người.
- Cái gì mau cũ nhất?
- Lòng biết ơn.
- Niềm hy vọng là gì?
- Đó là một giấc mơ hiển hiện.
- Vậy giáo dục là cái gì?
- Trong hạnh phúc thì đó là cái để tô diềm, còn trong bất hạnh thì đó là nơi nương
tựa.
- Một người bạn nghĩa là gì?
- Đó là một tâm hồn trong hai thân thể.
- Triết học có lợi gì?
- Thành nhà triết học, bạn sẽ tình nguyện làm những điều mà kẻ khác phải làm vì sợ hãi pháp luật.
- Đối với học trò như thế nào là thành đạt?
- Đuổi kịp kẻ ở phía trước và không chờ đợi ở phía sau.