Tài liệu: Khi nào thì khoa học đã có thế xuất hiện

Tài liệu
Khi nào thì khoa học đã có thế xuất hiện

Nội dung

KHI NÀO THÌ KHOA HỌC ĐÃ CÓ THẾ XUẤT HIỆN?

 

C

on người có thể định nghĩa là một sinh vật có tri thức. Sinh vật thì hoàn toàn không cần có cái đó: cái tri thức được truyền thế hệ này sang thế hệ khác, bằng con đường phi sinh vật mà thay vào đó ở các sinh vật đó chỉ tà bản năng thừa hưởng bằng di truyền. Con người khác với động vật trước hết bởi một điều là sinh ra hoàn toàn yếu đuối: không thể tự kiếm ăn, không thể tự đi lại…

Cái kĩ năng sống là chút tri thức nhất định không được truyền cho nó theo con đường sinh học, và con người cần phải học hỏi ở thế hệ đi trước. Nhưng không phải mọi tri thức ấy đều là tri thúc khoa học.

Con người cổ đại tích luỹ được rất nhiều thông tin về các hiện tượng thiên nhiên. Chúng thường là hữu ích cho việc kiếm sống, nhưng chỉ bấy nhiêu thì không thể gọi tà tri thức khoa học được. Để cho một tư liệu quan sát tích luỹ được và ý thức về nó chuyển biến được thành một mầm mống khoa học về tụ nhiên còn cần phải có một cái gì đó rất phi thường: tri thức đó cần phải tự nó là có giá trị. Vào một thời khắc lịch sử nào đó, con người đã giác ngộ được một điều rằng tri thức cần thiết không chỉ để nó sống sót hay thoát chết mà hơn thế cuộc sống được ban cho con người còn để nó hiểu biết. Cuộc chuyển biến đó trong ý nghĩ chính là sự khai sinh ra khoa học.

Rất lâu trước khi mà khoa học có thể phát sinh đã phải xuất hiện và trở nên vững mạnh những nền văn minh đầu tiên và lịch sử đã phải bắt đầu. Khi đó con người nhận biết được thời gian. Họ hiểu được rằng cái đã qua khác với cái hiện tại, rằng trước kia đã không như bây giờ. Những biểu tượng về thời gian hình thành từ các truyền thuyết, huyền thoại về sự sinh thành của thế giới xung quanh, mà các huyền thoại đó cũng chưa phải là cổ xưa nhất. Rất đặc trưng là trong thần thoại Hy Lạp: biểu tượng thời gian - thần Cronus - đã sinh ra từ những thần đầu tiên: Gaea, bà mẹ là nữ thần Đất, con gái của Chaos, thần Hỗn mang, với chồng của Gaea là Uranus thần Bầu Trời. Chỉ sau đó mới ra đời Thần Zeus, thần trật tự thế giới, con trai của Cronus và Rhea, người đã lật đổ cha mình để lên ngôi bá chủ. Vậy là trong thần thoại các phạm trù của tri thức tự nhiên tương lai đã dần dần được hình thành ở dạng ẩn dụ. Vào thời điểm khi lịch sử bắt đầu, thời gian tựa hồ như tuột khỏi tầm với của con người. Nếu như thầy phù thuỷ - ''nhà tư tưởng'' chủ chốt của cộng đồng tiền văn minh, bằng bùa phép của mình đã đích thân sáng tạo ra tương lai, bắt các địa thần đủ loại tuân theo ý chí của mình thì các thày tu Babylon lại không đóng vai người sáng tạo, mà chỉ làm người phán đoán tương lai bằng chiêm tinh. Họ đọc ra ý muốn của thần linh dựa theo các tinh tú trên trời và không thể nào cố vấn đề tranh cãi với các vị thần.

Bằng cách ấy đã sinh ra ý niệm về những thú tri thức thiêng liêng tối thượng mà người thường không thể với tới và chỉ được hé mở một cách thần bí cho các bậc thông tuệ. Cái tri thức ấy khác biệt hẳn với loại tri thức người ta thường dùng để săn đuổi dã thú hay đẽo vót mũi lao.

Tri thức bí mật, có được theo kiểu thần bí như thế thực sự là đối lập với khoa học tương lai. Tri thức khoa học cũng giống như tri thức bí hiểm của thần thánh đều có tham vọng luôn vĩnh cửu chỉ có điều khác với tri thức bí hiểm ở đây đấng sáng tạo tri thức không phải là thần thánh, mà chính là con người và tri thức khoa học là cái với tới được đối với mọi người. Chỉ sau những nỗ lực nhiều thế kỷ nắm vững thời gian tiến nó từ cái thần thánh thành khái niệm trong ý thức của con người thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng đánh dấu sự ra đời của khoa học.

Khi con người còn phải kính cẩn dò hỏi ý chí thần linh, họ đã chăm chỉ quan sát bầu trời. Các quan sát chính xác quả là công việc không đơn giản, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Để thực hiện công việc còn cần một kích thích mạnh mẽ. Kích thích ấy đã có ở Phương Đông cổ đại: ở Ai Cập, Assyria, Babylon và nhiều nền văn minh cổ đại khác: các tinh tú trên trời được xem là các thần linh. Từ kết quả quan sát nhiều thế kỉ đã phát kiến được một trong các định luật tự nhiên đầu tiên trong lịch sử. Các kì thiên thực (nhật nguyệt thực) toàn phần hay một phần đã được các thày tu Babylon và Ai Cập tính đếm kỹ lưỡng qua nhiều thế kỷ. Bằng sự quan sát kiên trì, họ đã phát hiện ra các chu kỳ vĩ đại. Người Hy Lạp đã mượn chứ “sar”, một từ Babylon có nghĩa là chu kỳ 3600 năm, và biến nó thành saros để gọi chu kỳ 18 năm, vốn được người Babylon gọi một cách đơn giản là “mười tám” Saros là một chu kì thời gian (chính xác là 18 năm 11 ngày và 8 giờ) mà trong đó diễn ra 28 nguyệt thực và 43 nhật thực trong đó có 13 lần nhật thực toàn phần. Biết được saros có thể dự đoán, với độ chính xác tới vài ngày, các thiên thực trong tương lai (và cả trong quá khứ). Nhưng dự đoán địa điểm xảy ra nhật nguyệt thực thì có khó khăn hơn.

Có lẽ các chiêm tinh gia cổ đại nghiên cứu thiên văn học không vì mục đích nhận thức thuần tuý. Song vị tất đã là vì mục tiêu kinh tế - ví dụ làm lịch cho việc đồng áng, như người ta thường nghĩ theo ảnh hưởng thế giới quan duy vật. Vấn đề này tựa hồ giống với kiểu câu đố ''con gà mái có trước hay quả trứng gà có trước?'' Cái gì có trước, việc canh tác hay lịch biểu? Để canh tác cần phải có lịch biểu. Nhưng để phát sinh đòi về lịch biểu, thì đã phải có việc canh tác trước đã. Các thày tu hay giáo sĩ muốn tìm kiếm trong sự phân bố các tinh tú trước tiên, là ý muốn của thần linh: họ cố công dựa theo đó đọc hiểu các điềm báo tương lai. Kết quả gián tiếp của quan sát nhiều thế kỉ của họ đã trở thành tri thức tỏ ra có ích cho tổ chức canh nông, thuỷ lợi - tiền đề xây dựng hệ thống kênh đào tưới tiêu, cách thức đo đạc đất đai và lập lịch biểu. Có thể nói rằng chiêm tinh học đã góp phần phát triển canh tác giúp con người kiếm thêm miếng cơm manh áo sống còn cho mình.

 

THỜI GIAN VÀ CON NGƯỜI

Ở mọi dân tộc đều có truyền thuyết thần thoại về đấng Tạo hoá vạn năng, Thượng Đế,  Demiurge sáng tạo ra thế giới này từ hư vô. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Cái gì là tồn tại trước thời điểm sáng thế? Nếu trước khi sáng thế đã là vô cùng vô tận, thì tại sao thế giới ra đời đúng lúc ấy, chứ lại không hải là hàng tỉ năm sớm hơn, hoặc hàng tỉ năm muộn hơn? Mọi thời khắc của cái vô cùng đều là như nhau và nếu xét một thời gian xa vô tận, sẽ thấy tất cả mọi thứ gì có thể xảy ra thì đã phải xảy ra rồi.

Các nền văn minh khác nhau đã lý giải ''nghịch lý sinh thành thế giới'' và ''thời gian”… ít nhiều khác nhau và câu trả lời của họ, đã ảnh hưởng trở lại đến số phận và bộ mặt của nền văn minh ấy.

Một câu trả lời từng có ở phương Đông, tức ở Ấn Độ: Trước khi sinh ra thế giới của chúng ta, đã có vô số thế giới từng sinh ra và chết đi... Demiurge[1], sáng tạo một thế giới một cách có ý thức theo kế hoạch của mình, không hợp với bức tranh như vậy về thế giới. Thay thế nó là Brahman, một khởi nguồn tâm linh trừu tượng không có khuôn mặt cụ thể, lấp đầy thế giới xung nhịp (phập phồng): hít vào - thở ra, xuân - thu, sinh - tử, … Bị cuốn vào vòng luân hồi vô tận ấy không phải chỉ có con người cứ trở đi trở lại thế gian (thuyết đầu thai), mà còn có cả các thần, sinh ra ở đầu mỗi vòng và chết đi ở cuối vòng…

Bức tranh hùng vĩ ấy không giải đáp được câu hỏi rất quan trọng với con người: Tất cả cái đó là để làm gì? Học để làm gì, lao tâm khổ tứ hướng đến một cái đích nào đó để làm gì, nếu cứ mỗi lần hưng thịnh rồi lại diệt vong? Vòng luân hồi, làm cho mọi thứ đã gắng sức đạt được trở thành công cốc?

Nghịch lý phát sinh thời gian đã được giải quyết một cách khác ở buổi bình minh của văn minh phương Tây - ở Hi Lạp cổ đại. Nhà triết học Platon là người đầu tiên nhận ra rằng: ''Thời gian phát sinh cùng với bầu trời'' nghĩa là khỏi phải bận tâm: cái gì đã có trước khi Demiurge tạo thành thế giới vì đã không có chính khái niệm ''trước đó''. Demiurge cùng với thế giới đã làm thành cái vĩnh hằng như một nhất thể, làm thành vĩnh cửu cái biểu tượng chuyển từ con số tới con số - cái mà ta gọi là thời gian. Bởi lẽ đã từng không hề có ngày nào, đêm nào, tháng nào, năm nào... chừng nào chưa có bầu trời. ''Đã'' và sẽ'' là dạng thức của thời gian đã xuất hiện, và, nếu chuyển chúng thành bản thể vĩnh cửu, thì vô hình chung ta mắc sai  lầm... Bản thể vĩnh cửu chỉ có một dạng thức ''đang có'' (hiện hữu) mà thôi. Về sau ý tưởng đó còn được nhà tư tưởng Trung thế kỷ Augustine phát triển thêm, và ngày nay vẫn được khẳng định bởi nhiều tư liệu Vũ Trụ học: thế giới (không gian) và thời gian luôn gắn liền với nhau. Khái niệm ấy có phức tạp hơn, song đã thúc đẩy những ý tưởng tiến bộ, gắn liền với chặng đường văn minh hoá của Phương Tây - châu Âu.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1116-02-633396226180312500/Khai-sinh-tinh-than-khoa-hoc/Khi-nao-thi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận