HAI CÁCH TÌM HIỂU THẾ GIỚI
Cả đối tượng của tín ngưỡng và tôn giáo (Thượng đế và thế giới bên kia), cả phương tiện để liên lạc với đối tượng (lòng tin thay cho lý trí), cả phương thức xác lập chân lý (sự khai sáng, giác ngộ) đều rất xa lạ với nhà vật lý học và không hiểu nổi xét theo quan điểm khoa học. Tuy nhiên tín ngưỡng và tôn giáo đóng một vai trò quan trọng (đôi khi là quyết định) trong sự hình thành các khoa học tự nhiên.
Chẳng hạn như toán học đã ra đời như một phần của tín ngưỡng của hội Pythagoras, với mục tiêu tiếp cận Đấng siêu nhiên thông qua sự hài hoà của các hệ thức số. Sự sinh thành vật lý học cũng mang dấu ấn của tín ngưỡng - lý trí thượng đẳng (Demiurge) được nhận biết thông qua suy ngẫm về sự hài hoà quan sát được của Vũ Trụ. Nguồn gốc của sự hài hoà ấy của thiết chế nhân quả trí tuệ của Vũ Trụ - theo Aristotle - là Động cơ khởi nguyên. Từ Cổ đại tới Trung đại tôn giáo bao gồm cả tri thức, bởi lẽ nó thoả mãn cả mọi nhu cầu tâm linh của con người, trong đó có nhu cầu tìm hiểu thế giới. Còn điều gì trong tôn giáo đã thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển?
Thoạt nhìn tưởng như vấn đề đặt ra không đúng đắn lắm. Khoa học sinh ra trong thời Cận đại đã kiên quyết gạt bỏ uy thế của Giáo hội trong các vấn đề nhận thức tự nhiên. Và toàn bộ lịch sử tiếp theo của khoa học là cuộc tranh đấu của khoa học với Giáo hội để giành quyền tự khẳng định của mình.
Các nhà khoa học đã bảo vệ chính đáng chủ quyền tự do nghiên cứu Tự thiên không lệ thuộc bất cứ quyền uy nào. Nhưng khi đó chính những người sáng lập khoa học mới, tất thẩy họ không trừ một ai, lại đã trở thành những người theo tôn giáo. Vậy là họ tranh đấu chống lại không phải lòng tin nói chung, mà là chống lại những thiên kiến của lòng tin mù quáng, chống lại những diều không được lý giải vững vàng.
Khoa học và tôn giáo tìm hiểu những đối tượng hoàn toàn khác biệt nhau và về nguyên tắc là không thể có mâu thuẫn với nhau. Vậy một khi không có đất cho đối nghịch thì tại sao Giáo hội và các nhà khoa học vẫn cứ chống chọi nhau?
Nguyên nhân thứ nhất - đó là họ không thể chịu đựng được nhau. Giáo hội Thiên chúa giáo bộc lộ thái độ không dung đối với nhận thức khoa học vì Giáo hội xem mình như chủ nhân duy nhất của chân lý tuyệt đối. Giáo hội đã thiêu sống Giordano Bruno trên giàn lửa, bắt Galileo Galilei từ bỏ chủ kiến của mình, rút phép thông công Blaise Pascal... Nhưng tính không dung hoà cũng bốc lộ từ phía nhiều nhà bác học, vốn chỉ coi lý trí là khả năng duy nhất làm chủ chân lý.
Có một nguyên nhân khác quan trọng hơn, tuy bị ẩn khuất, của sự đối kháng: cuộc tranh đấu giữa tôn giáo và khoa học tựu trung là cuộc đấu tranh vì sự lựa chọn luật nhân quả. Cái gì là nền tảng của Thế giới: ý thích của Thượng đế hay sự vận hành cơ cấu Tự nhiên?
Chỗ khác biệt trong dạng thức nhân quả: nhân quả tất yếu (tự nhiên) hay nhân quả tự do (tuỳ hững) - đã sinh ra hai cách tìm hiểu và hay là chỉ giải thích Thế giới đối ngược nhau về nguyên tắc. Hiểu được một hiện tượng có nghĩa là giải thích cái chưa biết bằng cái đã biết. Vấn đề là ở chỗ cái gì được chấp nhận là cái đã biết đó. Đối với nhận thức vật lý học cái đã biết và cái chưa biết đều nằm cả ở đây, trong cõi có thể nhận thức được. Còn trong sự giải thích tôn giáo thì cái đã biết (Chúa Trời là cái gì đó gần gũi với tín đồ) lại nằm ngoài giới hạn của các hiện tượng và không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Vậy nên Galilei và Descartes đều đã bác bỏ cái gọi là các nguyên nhân siêu nhiên cuối cùng (tối hậu) coi đó là phi khoa học và họ đã đúng nếu xét từ quan điểm bức tranh khoa học về Thế giới do họ tạo ra. Galilei từng nhận xét: thật là vô nghĩa biết bao cho ý đồ chứng minh tính hợp pháp của học thuyết Copernic bằng cách viện dẫn nguyên nhân cuối cùng - ý muốn của Chúa Trời. Với tri giác chúng ta thì nguyên nhân ấy là không với tới còn với Chúa Trời thì việc làm cho Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hay ngược lại cho Mặt Trời quay quanh Trái Đất đều dễ dàng như nhau. Ý muốn của Chúa là hoàn toàn không cần thiết cho việc mô tả khoa học về Thế giới. Khi hoàng đế Napoleon Bonaparte hỏi nhà thiên văn học, toán học và vật lý học trữ danh Pháp P. S. Laplace: vì sao trong ''Luận văn về cơ học thiên thể'' của ông không hề nhắc đến tên Chúa Trời, thì nhà bác học trả lời với đầy đủ cơ sở: ''Thần không cần đến giả thuyết có Chúa''.
Câu nói của Laplace biểu lộ mối quan hệ thực sự giữa khoa học thời Cận đại và tôn giáo: khoa học không phủ nhận tôn giáo và không thể làm điều đó, nhưng khi giải thích các hiện tượng mà không cần viện đến Chúa Trời nó đã làm cho tôn giáo trở nên thừa, không cần thiết nữa cho việc nhận thức. Cả ngày nay, việc viện đến Chúa Trời theo quan điểm của nhà vật lý, đồng nghĩa với từ bỏ khoa học và phương pháp khoa học. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng khoa học làm cho tôn giáo mất ý nghĩa đối với cá nhân nhà khoa học và đẩy Chúa ra khỏi tâm hồn ông ta. Thường có tình cảnh ngược lại: lòng sùng tín làm giàu có thêm cho óc sáng tạo của nhà khoa học, thành niềm cảm hứng cho ông la. Albert Einstein chẳng hạn đã nói rằng chính lòng tin vào tính hài hoà Vũ Trụ đã đóng vai trò quan trọng đối với ông khi xây dựng lý thuyết trường hấp dẫn.
Không phải ngẫu nhiên mà trong số sáu bác học lớn nhất thế kỷ XVII thì ba người (Galilei, Descartes, Leibniz) là các tín đồ ngoan đạo, còn lại ba người (Kepler, Newton và Pasca) là các nhà thần bí, tin vào không chỉ sự Sáng thế, mà cả Thánh tích.
Bản thân khoa học không tạo cớ để đẩy Chúa ra khỏi ý thức. Tính duy lý và bản thân sự phát triển của khoa học không nhất thiết dẫn đến vô thần. Nhưng niềm tin vô hạn nhưng không có cơ sở đầy đủ vào sức mạnh của lý trí trong thế kỷ XVIII đã dẫn đến sự phi tín ngưỡng của nhiều nhà tư tưởng.
Chỉ hơn một trăm năm sau khì ra đời cuốn “Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” của Newton mà địa vị thống trị trong giới vật lý đã hoàn toàn thuộc về nguyên lý quyết định luận (determinism) hay thuyết tất định của Laplacel xua đuổi ý niệm về Chúa Trời ra khỏi ý thức. Tính nhân quả tổng quất (quyết định tất thẩy) trở nên không đội trời chung'' với tự do, tức là với Chúa Trời.
Xảy ra một tình cảnh trớ trêu là: Newton, người sáng lập ra vật lý toán thì là một tín đồ thành tín, còn người theo học phái Newton là Laplace thì tuyên cáo sự vô thần hoàn toàn của các nhà vật lý. Dựa trên cùng một khoa học mà Newton đi đến một số kết luận về Chúa Trời, còn Laplace thì hoàn toàn ngược lại. Từ một vật lý học như thế không thể suy ra rằng chỉ tồn tại một tính nhân quả tự nhiên. Laplace hô hào cho sự phổ quát của nhân quả tự nhiên, song một sự lựa chọn khác cũng là hoàn toàn có thể.
Sự thực vẫn là sự thực: sau Newton vật lý học đã thực hiện sự lựa chọn trái ngược với sự lựa chọn của Newton. Nó đã đi theo con đường từ bỏ siêu hình học và Chúa Trời - đó là con đường của ''chủ nghĩa thực chứng'' (Positivism). Chủ nghĩa thực chứng, cũng như chủ nghĩa duy vật công nhận chỉ những gì chúng ta có được ở thế giới này. Triết gia tôn giáo người Nga Nikolai Aleksandrovich Berdyaev (1874 – 1948) đã gọi đó là ''sự nô lệ của con người vào thế giới''.
Vật lý học hiện đại đã từ chối sự tuyệt đối hoá chỉ một kiểu nhân quả. Lý thuyết tương đối tổng quát mở cửa cho các cấu trúc nhân quả của ông - thời gian phủ nhận khả năng tiên đoán đơn trị (quyết định về các hiện tượng. Chẳng hạn như tính kì dị của trường ở dạng lỗ đen. Định lý nổi tiếng về ''không có tóc” ở lỗ đen khẳng định rằng người quan sát đúng ở xa vô cực không thể tiên đoán gì về trạng thái bên trong của lỗ đen, thậm chí không thể biết điều gì diễn ra bên trong nó, ngoại trừ tham số về nó! khối lượng, mômen xung lượng và điện tích của nó.
Một dạng kỳ dị khác, là Vụ nổ lớn (Big Bang ) là một sự cố mà Vũ Trụ học về nguyên tắc không thể tìm ra một nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân cuối cùng. Sự phát sinh vũ trụ xảy ra không có các nguyên nhân vật lý nào có trước theo thời gian - nghĩa là nó sinh ra từ cái không có, và điều ấy không mâu thuẫn với quy luật vật lý đã biết nào. Vũ Trụ học lượng tử dã tìm ra thậm chí cả cơ chế phát sinh Vũ Trụ: đó là thăng giáng tự phát của trường Vũ Trụ Einstein. Tựa hồ xảy ra sự sinh thành tự phát của Vũ Trụ từ chân không, khi không có một hạt thực nào, một không gian và thời gian thực nào.
Chân không vật lý - đó là một nhân tố siêu hình cơ bản của Vũ Trụ học lượng tử - hoàn toàn phù hợp với siêu hình học Kinh Thánh về sự sáng thế, mộc dù không hề dùng đến một chữ ''Chúa Trời'' nào cả.
Lý thuyết lượng tử còn thiết lập được rằng các quá trình trong thế giới vi mô là không tuân theo ''quyết định luật''(tính tất định) một cách hoàn toàn. Chẳng hạn không thể tiên đoán đơn trì hành vi của điện tử trong nguyên tử. Trạng thái của nguyên tử chỉ được xác định bởi hàm (gọi là hàm trạng thái, không thể quan sát được. Còn đối với người quan sát thì nó biến thiên tự phát (tự do, tùy hứng), hoặc có thể nói nó là tuỳ ý và không theo một nguyên nhân nào.
Tính nhân quả tự nhiên - khoa học và biện pháp giải thích nhân quả “tối hậu tính” (hướng đích) trên cơ sở ''tự do ý chí” đã được Niels Bohr coi là những phương thức mô tả khác nhau, dù là loại trừ lẫn nhau, song không mâu thuẫn nhau… Điều khẳng định có tính nghịch lý đó chính là nguyên lý về tính bổ sung lừng danh của Bohr, mà ông đã truyền bá cả vào triết học lẫn tôn giáo. Niels Bohr thích nhắc lại ''Đối nghịch với một câu nói đúng là câu nói sai. Nhưng đối nghịch với một chân lý sâu sắc, thì lại có thể là một chân lý sâu sắc khác''.
Sự đối nghịch của khoa học và tôn giáo có thể hiểu như sự đối nghịch của hai chân lý sâu sắc - chân lý nhân quả tự nhiên và chân lý nhân quả tự do, tối hậu.