BẦU CHỌN - MỘT CÔNG VIỆC TẾ NHỊ
Từ năm 1901 đến năm 2001 những người được giải Nobel về tất cả các ngành (kể cả giải thưởng về kinh tế học) đã tới 734 người (có 30 phụ nữ), trong đó 4 người được tặng hai lần. Đó là nhà vật lý và hoá học Pháp (nữ) Marie Sklodowska - Curie (1867 - 1934), nhận năm 1903 về vật lý và năm 1911 về hoá học; nhà vật lý Mỹ John Bardeen (1908- 1991) nhận giải vật lý các năm 1956 và 1972; nhà sinh hoá học Anh Frederick Sanger (sinh năm 1918) nhận giải hoá học các năm 1958 và 1980; nhà vật lý, hoá học và hoạt động xã hội Mỹ Linus Carl Pauling (1901 - 1994) nhận giải năm 1954 về hoá học và năm 1962 về hoà bình.
Tổng số các người được giải Nobel vật lý tính đến năm 2003 là 170 người, trong đó có 75 người quốc tịch Mỹ, 20 người Anh, 20 người Đức, 11 người Pháp, 10 người Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, 8 người Hà Lan, 5 người Thụy Sĩ, 4 người Thụy Điển, 4 người Nhật, 3 người Đan Mạch, 3 người Ý, 3 người Áo, 2 người Canada, còn Ấn Độ, Ailen, Pakixtan mỗi nước có một người, tổng cộng từ 16 nước. Có một vấn đề là vì sao Liên Xô trước đây và Nga ngày nay với tiềm lực hùng hậu như thế về vật lý lại chỉ có vị thế rất khiêm tốn trong danh sách đó? Nguyên nhân rất đa dạng.
Giải Nobel về phát minh vô tuyến điện đã trao cho nhà sáng chế Italia làm việc tại Anh Guglielmo Marconi (1874 - 1937) mà không phải là cho A. S. Popov (1859 - 1906), người đã phát minh hiệu ứng “Phát điện tín từ xa không cần dây” (vào những năm bản lề giữa hai thế kỷ XIX - XX), sớm hơn Marconi. Vấn đề là theo thể lệ, giải Nobel chỉ trao tặng những người còn sống. Marconi được nhận giải năm 1909, gần 4 năm sau cái chết quá sớm của Popov. Điều rất giống như thế lại diễn ra 50 năm sau với nhà vật lý Nga S.I.Vavilov (1891 - 1951). Năm 1958 các nhà khoa học Xô viết P. A. Cherenkov, I. E. Tamm, I. M. Frank nhận giải Nobel về vật lý do ''phát minh và giải thích hiệu ứng Cherenkov - Vavilov''. Chính Vavilov là người đề ra và lãnh đạo công cuộc thực nghiệm, khởi đầu từ năm 1934 và đã khám phá được thứ bức xạ chưa hề biết đến của ánh sáng bởi các hạt cơ bản tích điện khi chuyển động đều trong môi trường với vận tốc vượt quá tốc độ ánh sáng trong môi trường đó. Nhưng ông đã chết năm 195l và ngay đến việc đề cử ông vào danh sách xét thưởng cũng là không hợp cách!
Không kém phần bi kịch là việc trao giải cho phát minh tán xạ tổ hợp ánh sáng. Năm 1930 người ta trao giải Nobel cho nhà vật lý Ấn Độ Chandrasekhara Raman (1888 - 1970) ở Calcutta, nhưng lại không nhìn nhận công lao của các nhà bác học Nga Grigori Samuilovich Landsberg và Leonid Isaakovich Mandelstam. Họ đã phát minh các vạch phổ của một hiện tượng mới trên tinh thể từ ngày 28 tháng 2 năm 1928. Raman và cộng sự là Kariamanikkam Krishnan đã quan sát được nó trên chất lỏng hữu cơ 5 ngày sớm hơn và ngay lập tức, ngày 16 tháng 2 đã gửi thông báo cho tạp chí khoa học, xuất bản ngày 31 tháng 3. Các bác học Nga chỉ công bố kết quả của mình ngày 13 tháng 7. Rút cục người ta chỉ công nhận Raman là người đầu tiên phát minh hiện tượng mới và hiệu ứng chỉ mang riêng tên ông: hiệu ứng Raman''. Uỷ ban Nobel và Viện hàn lâm khoa học hoàng gia đành phải xác nhận sự kiện đó mà thôi. Trong lịch sử khoa học từng xảy ra không ít trường hợp tương tự ở những quốc gia khác nhau.
Khám phá hiện tượng cộng hưởng thuận từ điện tử năm 1944 bởi viện sĩ tương lai E.K.Zavoysky (1907 - 1976) cũng không được ghi nhận tại Stockholm, mặc dù về giá trị nó không hề thua kém các phát minh tán xạ tổ hợp ánh sáng và cộng hưởng thuận từ hạt nhân đã được trao giải Nobel.
Cùng năm 1944 một nhà vật lý Nga khác, V. I. Veksler (1907 - 1966) đã đặt cơ sở cho nguyên lý tự điều pha, nhờ đó đã nâng cao giới hạn năng lượng cao của các hạt trong máy gia tốc lên vài ba cấp. Không biết đến các công trình của Veksler, một năm sau một người Mỹ là Edwin McMillan (1907 - 1991) đưa ra cùng một ý tưởng. Cả hai người đều được đề cử xét tặng giải Nobel, nhưng đều không nhận được nó (!). (McMillan chỉ được trao giải Nobel năm 1951về hoá học do phát minh các nguyên tố siêu urani).
Còn cả những trường hợp khác. Đầu thế kỷ XX nhà nghiên cứu Nga trẻ tuổi D.V. Skobeltsyn (1892 - 1990) đã khám phá ra một hiện tượng bất thường. Khi thực nghiệm với buồng Wilson ông đã lần đầu tiên trên thế giới ghi được dấu vết của positron - là electron với điện tích dương. Nhưng ông không sẵn sàng tiếp nhận hiện tượng là một thực tế mà coi nó là sự tình cờ. Người thứ hai chú ý đến các vết đó là nhà vật lý Mỹ còn trẻ hơn, Carl David Anderson (1905 - 1991), đó là vào năm 1932. Khác với Skobeltsyn, ông không sợ phát kiến ấy là khó hiểu, mà công bố kết quả của mình. Ấn tượng mạnh mẽ do thông báo của Anderson gây ra đã đưa ông tới giải thưởng Nobel.
Phát minh bị bỏ rơi khác là trường hợp E. K. Zavoysky. Tháng 5 năm 1941 ông và cộng sự lần đầu tiên trên thế giới quan sát thấy các tín hiệu cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) nhưng ông ngần ngại công bố vì các nhà lý thuyết bấy giờ đã khẳng định rằng vị tất có thể phát hiện NMR được. Các bác học Mỹ Felix Bloch (1905 - 1983) và Eoward Mills Purcell (sinh năm 1912) ít tin tưởng vào tiên đoán lý thuyết hơn, cũng gặp hiện tượng tương tự (độc lập nhau, họ bèn xây dựng phương pháp NMR (1946) và năm 1952 được nhận giải Nobel.
CÁC GIẢI THƯỞNG VỀ VẬT LÝ
Nhà toán học Đức danh tiếng Franz Neuman có lần đã từng nói: ''Phát minh một chân lý mới quả là niềm hạnh phúc to lớn nhất. Sự công nhận chẳng thêm được gì vào đó nữa!'' Nhưng thực ra sự công nhận vẫn rất quan trọng. Khoa học là một công việc nặng nhọc, đòi hỏi cả đời người, vì vậy đối với phần đông các nhà khoa học sự đánh giá của đồng nghiệp là hết sức quan trọng. Được bầu làm viện sĩ hay tặng thưởng khoa học là phần thưởng xứng đáng. Ngoài giải Nobel danh tiếng nhất, còn có một số giải thưởng khác rất nổi tiếng và cao quý để tặng cho các nhà vật lý Hội vật lý Mỹ lập ra hàng loạt giải thưởng.
Giải thưởng Tom Bonner trao tặng hàng năm (từ năm 1965) cho những thực nghiệm xuất sắc về vật lý hạt nhân, đem đến sự xem xét lại các khái niệm lý thuyết. Trong số những người được giải này có nhà vật lý Mỹ Robert Van de Graaff (máy gia tốc hạt đầu tiên), một phụ nữ Mỹ gốc Trung Hoa Chien Chiung Wu tức Ngô Kiện Hùng (khẳng định bằng thực nghiệm tính không bảo toàn chẵn lẻ trong tương tác yếu), các nhà vật lý Nga S. Polikanov và V. Strutinsky (tổng hợp các nguyên tố siêu fermi).
Giải thưởng Oliver Buckley lập ra năm 1952 để tặng cho các công trình xuất sắc về môi trường đông đặc. Trong số được giải này có người hai lần giải Nobel John Bardeen và đồng tác giả với ông về lý thuyết siêu dẫn John Robert Schrieffer, ''núi california về các ý tưởng'' Philipp Anderson và nhiều người khác..
Giải thưởng Danny Heyneman do quỹ Heynemen lập năm 1959 cho các công trình xuất sắc về vật lý toán. Trong số những người được giải có tên hầu hết đại diện ưu tú của các nhà vật lý lý thuyết nửa cuối thế kỷ XX: tác giả giả thuyết quark và người, tạo ra sắc động lực học lượng tử Murray Gell - Mann: Aage Borh, con trai Niels Bohr - tác giả của mô hình mây hạt nhân; một trong các tác giả điện động lực học lượng tử Freeman Dyson; nhà vật lý Italia Tulio Rege; đồng tác giả giả thuyết sắc lượng tử Yoshiro Nambu (Nhật): Roger Penrose và Stephen Hawking (Anh), L. D. Faddeev, A. M Polyakov, J. Goldstone, S. Weinberg (Mỹ), Gerard't Hồt (Hà Lan).
Trong số giải thưởng có uy tín lập bởi cá nhân hay tổ chức khác có thể kể:
Giải thưởng Ricardo Wolf dành cho các lĩnh vực vật lý, toán học, hoá học, sinh học và âm nhạc... lập nên bởi triệu phú Ricardo Wolf và bà vợ Francisca của ông năm 1978. Nó đã được tặng cho F. Dyson, V. Ginzburg, G. Hooft, K. Wilson, Y. Nambu... Nhiều người trong đó về sau đã được giải Nobel.
Huy chương Paul Dirac do Viện vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste lập ra năm 1985, để kỉ niệm Paul Dirac. Từ 10 năm gần đây giải này là một trong những phần thưởng danh dự bậc nhất về vật lý lý thuyết. Được giải từng có S. Weinberg, R. Feynman, N. Bogolyubov, A. Polyakov…
Giải thưởng Fritz London. Đó là phần thưởng cao nhất về vật lý nhiệt độ thấp, lập ra để kỉ niệm nhà vật lý Hà Lan Fritz London (1900 - 1954). Giải được trao hàng năm tại các Đại hội vật lý nhiệt độ thấp quốc tế…