Chính sách tiền tệ
Ngân hàng Dự trữ của Úc cũng có trách nhiệm hình thành và thực thi các chính sách về tiền tệ. Ngân hàng này có trách nhiệm đảm bảo rằng những chính sách về tiền tệ và ngân hàng mà họ đưa ra phải hỗ trợ cho quyền lợi của nhân dân nước Úc. Theo 'Đạo luật về Ngân hàng Dự trữ', Ngân hàng này phải đóng góp cho các mục tiêu như sau:
a/ Sự ổn định của đống tiền Úc.
b/ Việc duy trì toàn bộ công ăn việc làm.
c/ Sự hưng thịnh về kinh tế và phúc lợi của nhân dân Úc.
Chính sách về tiền tệ có mục đích kiểm soát mức lạm phát trong giá cả hàng tiêu dùng và khích lệ cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững về kinh tế. Việc kiểm soát lạm phát sẽ giữ giá trị cho đồng tiền. Về lâu về dài, đây là con đường chính để các chính sách về tiền tệ tạo thành căn bản vững chắc cho sự tăng trưởng dài ngày về kinh tế.
Những quyết định về chính sách tiền tệ liên quan đến việc đặt ra mức lãi suất cho các khoản vay ngắn ngày trong thị trường tài chính. Những mức lãi suất khác trong kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng của mức lãi suất này ở nhiều mức độ khác nhau, do đó cách ứng xử của người đi vay và người cho vay trong thị trường tài chính sẽ chịu ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ. Bằng con đường này, chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
KẾ HOẠCH VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Mục tiêu trung hạn của các chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Năm 2003, chính phủ và bộ tài chính đã nhất trí rằng một mức lạm phát từ 2 đến 3% là sẽ không ảnh hưởng đến những quyết định về kinh tế của cộng đồng.
Kinh nghiệm ở Úc và ở những nơi khác đã cho thấy rằng mức lạm phát không thể được tinh chỉnh trong một dải hẹp. Khi tổng nhu cầu trong nền kinh tuyến đi, áp lực của sự lạm phát sẽ có khuynh hướng triệt tiêu, và lúc đó các chính sách kinh tế sẽ bớt căng thẳng, kích thích cho các hoạt động kinh tế
QUÁ TRÌNH QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Việc hình thành các chính sách về tiền tệ và trách nhiệm của Ngân hàng Dự trữ. Ban giám đốc Ngân hàng thường họp mỗi năm 11 lần, vào ngày thứ ba đầu tiên trong tháng, ngoại trừ tháng Giêng. Trong mỗi cuộc họp, ban giám đốc sẽ chuẩn bị sẵn các kế hoạch phát triển về kinh tế của Úc và thế giới, cũng như về thị trường tài chính nội địa và quốc tế. Các tài liệu này có sẵn những đề xuất cho các quyết định về chính sách. Những quyết định của ban giám đốc về việc thay đổi mức lãi suất sẽ được công bố công khai ngay sau ngày họp.
VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Hàng ngày, phòng Thị trường Nội địa của Ngân hàng có nhiệm vụ duy trì tình trạng thị trường tiền tệ sao cho giữ được mức lãi suất do ban giám đốc đã quyết định, hay ở gần mức đó. Đây là mức lãi suất tính cho các khoản nợ qua ngày giữa những đơn vị trung gian về tài chính. Mức này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các mức lãi suất khác. Những quyết định thay đổi mức lãi suất của Ngân hàng Dự trữ sẽ được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cùng với lý do về những quyết định này. Nội dung này cũng được đăng lên website của Ngân hàng.
Ngân hàng Dự trữ sử dụng các hoạt động thị trường nội địa để tác động đến mức lãi suất qua ngày. Vào những ngày khi chính sách tiền tệ có khuynh hướng thay đổi, các hoạt động thị trường sẽ nhắm vào việc điều tiết cho mức lãi qua ngày đến gần với mức dự kiến, bằng cách huy động khoản dự trữ ở các quỹ có sẵn trong các ngân hàng trên thị trường tiền tệ
Nếu như Ngân hàng Dự trữ cung ứng một nguồn quỹ nhiều hơn mức các ngân hàng thương mại muốn giữ, những ngân hàng này sẽ tung các quỹ này ra bằng cách cho vay nhiều hơn trong thị trường tiền tệ, từ đó sẽ làm tụt mức lãi suất qua ngày. Ngược lại, nếu Ngân hàng Dự trữ cung ứng ít hơn số các ngân hàng này muốn giữ, các ngân hàng này sẽ vay nhiều hơn trong thị trường tiền tệ, và sẽ đẩy lên mức lãi suất qua ngày.
VIỆC TRUYỀN CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀO NỀN KINH TẾ
Những thay đổi trong lãi suất qua ngày sẽ truyền một cách nhanh chóng đến toàn bộ cấu trúc của lãi suất ký gửi và lãi suất cho vay. Tuy nhiên những thay đổi của lãi suất ký gửi và lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế và mức lạm phát với tốc độ chậm hơn nhiều. Điều này là do các cá nhân và công ty cần một thời gian để điều chỉnh lại cách xử trí của họ.
Các mức lãi suất tác động đến các hoạt động kinh tế qua một số cơ chế khác nhau. Nó có thể tác động đến tiền gửi tiết kiệm và tiền đầu tư, thói quen tiêu dùng của các gia đình, nguồn tín dụng, giá trị tài sản và tỉ giá hối đoái, tất cả đều lại tác động đến nhu cầu tổng thể. Sự phát triển của nhu cầu tổng thể, kết hợp với sự cung ứng tổng thể, lại có tác động đến mức lạm phát trong kinh tế. Mức lạm phát cũng đồng thời chịu sự tác động của những thay đổi về mức lãi suất có trong giá các mặt hàng nhập khẩu, qua tỉ giá hối đoái.