Tài liệu: Australia - Nền văn hóa Úc đương đại

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền văn hóa Úc ngày nay có thể chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Từ 1901 đến Thế chiến thứ II,
Australia - Nền văn hóa Úc đương đại

Nội dung

Nền văn hóa Úc đương đại

Nền văn hóa Úc ngày nay có thể chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Từ 1901 đến Thế chiến thứ II, người Úc vẫn liên tÚc phản ánh những nguyên lý cơ bản của nguồn gốc Ăng lê của họ. Những hoạt động văn hóa do các thị dân chiếm ưu thế Chính quyền ở Melbourne cho đến lúc Canberra được xây dựng vẫn góp phần vào việc bảo tồn những khuynh hướng cũ. Có rất ít nhà văn hay nhà bình luận nhắc đến Úc - một chủ đề hay một vấn đề rộng lớn.

Thế chiến thứ I đã tạo ra hình thức đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc đại trà. Người dân Úc hãnh diện về những thành tựa họ đã đạt được trong chiến tranh, nhưng lại mặc cảm về sự kinh khủng của nó. Những anh hùng chiến tranh được chạm khắc thành những tượng đài lớn hơn kích thước thật lúc sống của họ. Văn chương và các tổ chức xã hội thời chiến đã không còn tập trung vào những đường lối cũ nữa và tạo được lòng tin cho tất cả người dân nước Úc.

Người Úc đã kỳ vọng thập kỷ 1920 và 1930 phản ánh một chủ nghĩa dân tộc mới trong các vấn đề quốc tế; tuy nhiên họ vẫn giữ cung cách địa phương của họ cả trong Hội Quốc liên lẫn Khối Thịnh vượng chung. Sau đó Thế chiến thứ II đã gây một cú xốc cho nền văn hóa Úc. Nhận ra được sự lệ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ và nhu cầu cần phải hiểu rõ hơn vị trí của họ trên thế giới, người Úc đã làm một cuộc cách mạng về văn hóa.

Điều thay đổi đầu tiên là về mặt dân tộc của nền văn hóa Úc Bắt đầu từ năm 1946, hàng ngàn người nhập cư đã được đưa vào các khu ngoại ô của Úc từ miền Đông và miền Nam châu Âu. Việc nhập cư này đối địch với việc nhập cư của những tù nhân trước đây và làm cho người dân Úc trở nên đô thị hóa hơn. Sự thịnh vượng của những năm 1950 đã khích lệ những nỗ lực mới trong giáo dục. Hầu như chỉ trong một sớm một chiều số lượng các trường đại học ở từng bang đã tăng lên gấp ba. Các chính quyền cung ứng một nền giáo dục đại học miễn phí cho tất cả những ai được tuyển vào học.

Trong thập kỷ 1960, quyền lợi của thổ dân đã được phát triển hơn rất nhiều. Cuối cùng họ đã nhận được đầy đủ quyền công dân và được quyền đầu phiếu vào năm 1967. Cũng trong năm 1967 này họ được đưa vào thống kê dân số lần đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều nỗ lực hơn nữa cần phải được tiến hành để tạo sự bình đẳng về các mặt xã hội, y tế, giáo dục và kinh tế cho những thổ dân này.

            THỜI ĐẠI MENZIES

Năm 1949 Robert Menzies trở thành thủ tướng, mở ra một thời đại ổn định về chính trị. Menzies làm thủ tướng cho đến năm 1966, đã tạo cho nước Úc một sự lãnh đạo cá nhân và tập trung. Ông ta nhấn mạnh mối liên kết với Vương quốc Anh, nhưng đồng thời cũng quan tâm sâu sát hơn các vị tiền nhiệm về các vấn đề ở Thái Bình Dương và Nam Á. Theo Kế hoạch Colombo, những người Á châu bắt đầu đến học ở những cơ sở tại Úc. Năm 1966 chính sách Da trắng Úc đã bắt đầu hấp hối và đến năm 1973 thì bị loại bỏ hoàn toàn. Việc nhập cư vào Úc từ đó dựa trên những tiêu chuẩn khác hơn là chủng tộc.

Mặc dù có sự liên kết với Anh Quốc, nước Úc cũng duy trì sự liên minh với Mỹ ngày một đậm đà hơn, và đã theo Mỹ trong các chính sách đối ngoại, tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á từ 1954 cho đến lúc nó giải thể vào năm 1977. Cùng lúc đó, các chính sách đối nội và đối ngoại của Úc cũng được điều chỉnh để thắt chặt quan hệ hơn với Nhật Bản.

            THỜI KỲ ĐƯƠNG ĐẠI

Từ 1966 đèn 1972, đảng Tự do, cùng với sự hỗ trợ của đảng Quốc gia, đã đưa ra nhiều vị thủ tướng muốn mở rộng thời kỳ Manzies. Tuy nhiên, đến năm 1972, được thống nhất trở lại sau nhiều năm chia rẽ, đảng Lao động dưới sự lãnh đạo của Gough Whitlam lại nắm quyền trở lại. Nhưng những kế hoạch của Whitlam nhằm gia tăng các dịch vụ xã hội lại đối kháng với cả những quyền lợi truyền thống của các bang và làm suy thoái sự hưng thịnh về kinh tế. Liên minh Tự do - Quốc gia lại trở lại nắm quyền dưới sự chỉ đạo của Malcolm Fraser vào năm 1975, sau khi chính quyền của Whitlam bị toàn quyền John Kerr thải hồi. Ông ta áp dụng lại các chính sách đối nội và đối ngoại của đảng Tự đo trước đây và đặt nền móng cho việc công nhận đất đai của thổ dân tại Úc. Năm 1976 đạo luật Quyền Đất đai đã được ban hành cho hạt Northern.

Liên minh của Fraser đã thắng cử tiếp trong cuộc bầu cử năm 1980 với số phiếu ít hơn lần trước rất nhiều. Bị ảnh hưởng bởi sự bỏ đảng cửa các quan chức cao cấp và những dư luận không tốt về các chính sách ngoại thương, Fraser đã thất bại trong cuộc bầu cử năm 1983. Người kế vị trong đảng Lao động của ông là Bom Hawke đã xúc tiến sự hợp tác giữa người lao động với người quản lý và kích thích nền kinh tế đi lên. Chính sách đối ngoại của ông là thân Mỹ. Đảng Lao động tiếp tục chiếm được đa số phiếu trong các kỳ bầu cử năm 1984, 1987 và 1990.

Nước Úc đã cử hành lễ kỷ niệm hai thế kỷ ngày thành lập nước vào năm 1988. Vào tháng 12 năm 1991 , trước tình trạng sa sẩy về kinh tế của Úc và sự suy yếu của Hawke, Đảng Lao động đã chọn bộ trưởng tài chính trước kia của Hawke là Paul Keating làm người lãnh đạo đảng và làm thủ tướng của cả nước. Với lời hứa sẽ biến nước Úc thành một cộng hòa liên bang và thay đổi quan điểm đối với châu Á,

Keating đã giúp cho đảng Lao động thắng cử trong cuộc bầu cử năm 1993. Cũng trong năm 1993 Sydney đã được chọn để đăng cai cho đại hội thể thao Olympic vào năm 2000.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2282-02-633501623602968750/Lich-su/Nen-van-hoa-Uc-duong-dai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận