Xã hội Úc thuở sơ khai
Những người lưa đày, và những phản ứng đối với họ, đã trở thành chủ đề chính của lịch sử sơ khai nước Úc. Đến khi chính phủ Anh bãi bỏ việc đưa những người bị kết án sang Đông Úc vào thập kỷ 1850, đã có hơn 150.000 người được đưa tới New South Wales và Tasmania. Trong số đó có 20% là đàn bà, và khoảng 30% là người Ái Nhĩ Lan. Do chủ yếu và sự nghèo đói của vùng đô thị, nhiều người đã tái phạm liên lúc các tội hình sự cắp vặt, nhiều phụ nữ đã là gái điếm. Hầu hết những người tù đều ít được giáo dÚc, và chỉ khoảng một nửa trong số họ là biết đọc biết viết. Một số ít những tù nhân này xuất thân từ các giai cấp giàu có hơn và bị kết án về những tội chẳng hạn như tội giả mạo giấy tờ. Những tù nhân này có thể sử dụng sở học của họ trong kinh doanh và trong các cơ quan nhà nước. Nhưng nhìn chung, do tình trạng không có khả năng và không thích nghi được với sự khắc nghiệt của đời sống thực dân hay đời sống nhà tù, những phạm nhân này trở thành một trở lực để xây dựng một xã hội mới.
Cho đến thập kỷ 1830, các quan chức thực dân đã đưa ra những hình phạt khắc nghiệt đối với những người phạm tội hình sự ở thuộc địa. Đánh bằng roi là một hình phạt phổ biến - chẳng hạn như tội ăn cắp sẽ bị phạt đến 200 roi. Mặc dù hầu hết các phạm nhân đều nhờ vào cơm áo của chính phủ, một số người lại được 'gởi' đến những chủ lao động tư nhân. Những người có một chút xảo quyệt và kỹ năng có thể tích lũy để làm giàu, và một số ít đã trở thành chủ của những gia đình thực dân nổi bật ở đây.
Mặc dù hải cẩu đã được săn bắt từ trước năm 1820 ở dọc theo bờ biển, và đặc biệt là trong vùng nước phong phú của eo biển Bass, chính len đã kết nối xã hội Úc với nền kinh tế đô thị. Những cuộc thám hiểm của Blaxland và Wentworth đã khích lệ cho việc đưa cừu vào các đồng cỏ ở đây. Năm 1829, một vòng cung khoảng 241 km đến 322 km quanh Sydney đã được định cư. Tuy nhiên chính phủ lo ngại về tình trạng chiếm đất của các nông dân, đã làm nản lòng những người muốn định cư ngoài vòng cung này. Nỗ lực này đã thất bại, một phần vì nhu cầu gia tăng về len của các nhà máy đệt tại Anh.
Giống như ở Anh Quốc, những thực dân ở Úc chính thức theo giáo phái Anh. Tuy nhiên chính quyền ở đây thiếu sót trong việc hướng dẫn về tôn giáo, nên giáo phái Anh không phải là tôn giáo của đại đa số dân ở đây. Thiên chúa giáo La Mã, tôn giáo của những phạm nhân người Ái Nhĩ Lan, và Hội Giám lý đã cạnh tranh với tôn giáo chính thức tại đây. Nhưng nhìn chung, những người định cư ở New South Wales có khuynh hướng thờ ơ với vấn đề tôn giáo.
Việc giáo dục cũng bị chính quyền thực dân lơ là; chỉ có vài trường học được mở, chủ yếu là cho trẻ mồ côi. Những người thực dân giàu có thì thuê giáo viên dạy kèm cho con em mình. Tuy nhiên chính quyền thực dân ở đây lại phát triển một ngành báo chí sinh động, bắt đầu từ năm 1803 với tờ Sydney Gazette và tờ New South Wales Advertizer. Chủ bút của tờ Gazette cũng xuất bản những cuốn sách đầu tiên tại Sydney, trong đó có tập thơ của Barron Field. Trước đó, David Coilins, người đã làm việc với Phillip, đã xuất bản ở Luân Đôn cuốn lịch sử đầu tiên của nước Úc. Wentworth, người được sinh ra tại đất thuộc địa đã xuất bản cuốn 'Description of New South Wales' (Mô tả về New South Wales) năm 1817 và một tạp thơ tựa đề là 'Australasia' năm 1823. Qua năm sau ông đã sáng lập tờ The Australian, một tờ báo vận động cho những người tù được phóng thích.
VIỆC THÁM HIỂM ĐẤT ĐAI
Những nhà thám hiểm người Âu đầu tiên trong vùng nội địa của Úc đã đóng một vai trò quan trọng lịch sử kinh tế nước Úc thuở sơ khai, và một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc hình thành linh hồn của đất nước. Chính sự khai thác đất đai của họ, hơn và những người chỉ vẽ bản đồ vùng bờ biển, đã thu hút sự chú ý của nước Úc. Trong quá trình này, họ đã để lại một kho tàng phong phú về huyền thoại và truyền thuyết mà sau này đã làm nguồn cảm hứng cho những thế hệ nhà thơ, họa sĩ và nhà văn của Úc.
Việc thám hiểm tiên phong của Blaxland và Wentworth qua dãy núi Xanh đã được George William Evans tiếp nối, người đã vạch ra con đường để đến Bathurst. Đến thập kỷ 1820 John Oxley đã vẽ bản đồ những vùng đồng bằng và những con sông trong nội địa. Oxley cũng đã thám hiểm các bờ biển phía Nam của vùng đất sau này là Queensland. Có lẽ nhóm thám hiểm nổi tiếng nhất là nhóm của Charles Stult, năm 1828-1830 đã tìm ra con đường giao thông chính ở khu lòng chảo Murray-Darling, hiện nay là trung tâm nông nghiệp của Úc.
Vùng nội địa bên trong bờ biển của phía Tây nước Úc được George Gley và Edward John Eyre vẽ bản đồ. Cả Eyre lẫn Sturt đều thất bại trong nỗ lực tiến vào vùng trung tâm lÚc địa từ Adelaide. John McDouall Stuart đã thành công vào năm 1860 và đến năm 1862 đã đến Darwin. Nhà thám hiểm nổi tiếng nhất của vùng trung tâm và vùng Đông Bắc là Ludwig Leichhardt, đã làm hai cuộc thám hiểm thành công vào khu vực này từ Sydney. Việc thám hiểm vùng phía Tây của Úc trong thập niên 1870 đã tạo ra những người hùng thám hiểm mới của Úc, trong đó có John Forrest và Erncst Giles.
NHỮNG KHU ĐỊNH CƯ MỚI
Năm 1827, James Frazier Stirling đã thám hiểm sông San ở bờ biển phía Tây. Hai năm sau, ông đã trở lại làm thống đốc của thuộc địa Tây Úc. Được cấp phát không đủ kinh phí, việc định cư những người tự do tại Perth của Stirling bị đình lại. Đến năm 1850 chính quyền thực dân đã yêu cầu các phạm nhân gia tăng cường độ lao động và tiếp nhận thêm 10.000 người nữa trước khi việc chuyển phạm nhân đến Tây Úc chấm dứt vào năm 1868. Chỉ với việc phát hiện ra vàng vào thập kỷ 1890, tương lai của vùng Tây Úc mới được hồi sinh.
Nam Úc, với thủ phủ là Adelaide, được thành lập vào tháng 7 năm 1837. Việc đề nghị thành lập khu thuộc địa này là của Edward Gibbon Wakefield, người đã muốn lạo ra những thuộc địa phản ánh những giá trị văn hóa và kinh tế xã hội của Anh. Đất ở đây được bán chứ không cấp phát, và tiền bán đất sẽ được dùng để tài trợ cho những người lao động nhập cư; những người này sẽ đóng góp cho sự phát triển của thuộc địa bằng cách làm công cho những chủ đồn điền trước khi trở thành chủ đất. Vùng thuộc địa mới này, sau những khó khăn ban đầu, đã thành công với những đặc điểm dựa trên sự tập trung của người sáng lập ra nó vào sự bình đắng tôn giáo và thị trường tự do về đất đai và lao động.
SỰ TĂNG TRƯỞNG TRONG VIỆC NUÔI CỪU
Đất đai ở Úc, với lượng mưa ít và hạn hán liên tục, thích hợp với việc nuôi cừu hơn là việc trồng tỉa nông nghiệp. Việc chuyển đổi thành công về chính thức sản xuất ở đây đã được thực hiện vào thập kỷ 1830 và 1840, khi nông dân nuôi cừu hàng loạt. Sự mở rộng đàn cừu ở đây đã dẫn đến việc thuộc địa hóa khu vực cảng Phillip ở phía Nam New South Wales sau giữa thập kỷ 1830. Việc định cư ở Melboulne bắt đầu vào năm 1835, và thị trấn này đã hưng thịnh nhanh chóng. Queensland, với thủ phủ là Brisbane, đã được tách khỏi New South Wales vào năm 1859.
Trong khoảng từ 1830 đến 1850, giá trị xuất khẩu len đã tăng từ 2 triệu bảng Anh lên 41 triệu bảng Anh. Với những người nhập cư lưới và sự tăng trường của các thành phố thủ phủ, mỗi thành phố là một cảng chính của khu vực, các vùng thuộc địa của Úc bắt đầu cần đến nhiều sự kiểm soát hơn của hệ thương chính quyền tại đây.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ SỞ CHÍNH TRỊ
Việc chuyển giao thêm quyền hạn vào các vùng thuộc địa Úc đã được thực hiện qua việc Anh Quốc áp dụng chính sách mậu dịch tự do vào cuối thập kỷ 1840. Mậu dịch tự do, có nghĩa là Anh Quốc sẽ mua hàng hóa của các nhà cung ứng với giá rẻ nhất và bán lại ở một thị trường có lợi nhất, bất kể đến quyền lợi của thuộc địa. Do đó, năm 1850, vùng thuộc địa phía Đông đã có được chính quyền tự trị. Victoria, Nam Úc và Tasmania đã có những hội đồng lập pháp, trong đó hai phần ba thành viên được bầu ra. New South Wales trước đó đã được hưởng tình trạng tương lự vào năm 1842.
Vào khoảng giữa thập kỷ 1850 mỗi một vùng thuộc địa phía Đông đều thay đổi hệ thống chính quyền và có được sự kiểm soát trong các chính sách về đất đai. Hệ thống mới này trao quyền cho một hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm với hạ nghị viện trong hệ thống lập pháp lưỡng viện. Hạ nghị viện được bầu bằng lối phổ thông đầu phiếu. Những thay đổi này đã làm cho các chính quyền mới trở nên cực kỳ dân chủ. Thể chế mới này đã phản ánh quyền lợi của số thị dân ngày một gia tăng, những người muốn giảm bớt quyền chính trị của những người chuyên nuôi gia súc. Tuy nhiên những người nuôi gia súc này, trong các thập niên 1850 và 1860, vẫn cố gắng giữ được quyền lợi trên đất đai của họ.
CUỘC ĐỔ XÔ TÌM VÀNG
Cuộc đổ xô tìm vàng vào thập kỷ 1850 đã làm tăng tốc sự phát triển của những hệ thống xã hội và chính trị còn non trẻ này. Vào tháng 4 năm 1851, Edward Hargraves tìm được vàng ở lạch Summer Hill ở vùng trung tâm phía Đông New South Wales. Với những kinh nghiệm trước đó của cuộc tìm vàng tại California, những người khác đã tham gia vào dòng thác tìm vàng, tập trung vào Victoria ở núi Alexander, Ballarat và Bendigo. Sau đó vàng được tìm thấy ở những nơi khác tại New South Wales và Queensland. Trong vòng mười năm sau, Úc đã xuất khẩu một lượng vàng trị giá trên 124 triệu bảng Anh. Năm 1861 số người định cư ở đây đã đến con số gần 1,2 triệu người, tăng gấp ba lần so với con số 400.000 của năm 1850. Những người Briton, người Mỹ và người Canada đã gia nhập làn sóng người định cư ở các thuộc địa phía Đông. Ở Victoria, những người đào vàng đã bị quấy nhiễu với giấy phép đào mỏ giá cao và các hạn chế trong quyền tìm vàng. Trước khi chi phí giấy phép này được giảm xuống, một nhóm thợ mỏ đã tiến hành một cuộc nổi dậy ở trại giam Eureka tại Ballarat vào tháng 12 năm 1854.
Tuy nhiên, cả những người đào vàng lẫn những người thực dân đều cảnh giác trước làn sóng nhập cư của người Hoa, cũng bị thu hút bởi vàng ở đây. Năm 1856 Victoria hạn chế việc nhập cư của người Hoa. Cuối cùng, việc loại trừ tất cả mọi người định cư, chỉ trừ người Âu, đã làm cho các vùng thuộc địa ở đây có một chính sách 'Úc Da trắng'. Chính sách này đã bảo vệ một cách nghiêm ngặt, không cho bất kỳ một sự đe dọa nào đối với công việc hay nền văn hóa của người Úc da trắng. Chính sách cho người da trắng, đã phổ biến khắp nước, đã biến thành một chính sách chính thức của quốc gia khi chính quyền liên bang được thành lập sau năm 1901.
CUỘC TRANH LUẬN VỀ KINH TẾ
Trong thập kỷ 1860 những mỏ vàng bắt đầu suy tàn. Mặc dù việc xuất khẩu len đã làm cho các vùng thuộc địa trở nên thịnh vượng, việc tranh luận của các nhà thực dân chẳng bao lâu sau đã tập trung vào vai trò của chính quyền trong nền kinh tế. Cụ thể là việc xây dựng các tuyến đường sắt với chi phí rất cao và không có các trung tâm về thị trường nội địa, đã trở thành một hoạt động của chính quyền. Từ năm 1875 đến năm 1891 tổng chiều dài đường sắt đã gia tăng từ 2.575 km đến trên 16.100 km. Victoria, sau đó là Nam Úc và Tasmania đã đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ cho nền công nghiệp và thị trường nhỏ bé của vùng này. Trong khi đó New South Wales vẫn tiếp tÚc giữ chính sách mậu dịch lự do.
Trong suốt thập kỷ 1870 và 1880, những cuộc tranh luận giữa mậu dịch tự do và việc bảo vệ thị trường đã chia rẽ báo chí, những đảng phái chính trị và các nhà thực dân. Điều này, cùng với những ganh ghét liên tục giữa họ với nhau, đã gây trở ngại cho những nỗ lực hợp tác và có thể là việc hợp nhất giữa 6 vùng thuộc địa với nhau, mãi cho đến thập kỷ 1890.
CÁCH ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG THỔ DÂN
Cuộc định cư vào năm 1788 của Phillip đã đánh đấu sự bắt đầu của những mối quan hệ thường xuyên giữa những người Âu với thổ dân ở đây. Mặc dù nhiều thổ dân đã sử dụng vùng đất quanh Sydney làm địa điểm cắm trại và săn bắn, chỉ có vài cuộc đụng độ xảy ra giữa những người thực dân và thổ dân trong thập kỷ đầu tiên. Tuy nhiên, với sự định cư ở vùng Van Diemen, những cộng đồng thổ dân ở đây đã bị tiêu diệt với qui mô lớn. Không thể địch lại những vũ khí của thực dân, và bất kể chính sách bảo vệ thổ dân của Anh Quốc, dân số 5.000 người của thổ dân tại đây đã nhanh chóng giảm xuống chỉ còn một nhúm người. Ở khu vực đất liền, khi những nông dân chăn nuôi tìm đất để nuôi cừu, các cộng đồng thổ dân bị buộc phải rút vào những vùng đất sâu khô cằn hơn.
Về mặt nguyên tắc, chính sách chính thức của thực dân trong suốt thế kỷ thứ 19 là đối xử bình đẳng với thổ dân, với ý định là cuối cùng sẽ cải giáo họ thành những người Cơ đốc giáo và theo văn minh Âu châu. Thống đốc Macquarie đã thành lập một trường học cho những trẻ em thổ dân. Tuy nhiên, hành động này thực tế được hỗ trợ rất yếu và không được cấp đầy đủ kinh phí hoạt động. Thực tế là việc chuyển từ chính sách bảo vệ sang chính sách trừng phạt vốn là điển hình đối với các chính quyền thực dân lúc đầu. Một số thổ dân được thuê làm việc trong các trại chăn cừu, và một số khác được tuyển làm cảnh sát tuần tra, nhưng nhìn chung thái độ đối với thổ dân được phản ánh qua sự kiện họ bị người định cư săn lùng và đầu độc một cách tàn nhẫn. Những phụ nữ thổ dân bị bắt cóc và hãm hiếp và trẻ em thì bị ly gián khỏi cha mẹ của chúng. Những hành động thủ tiêu hoặc lãnh đạm đối với nền văn hóa thổ dân thường đi đôi với việc dồn đuổi họ vào những khu vực riêng và cách ly họ khỏi đời sống của những người thực dân.
Bị buộc phải sống trong tình trạng thiếu thốn thực phẩm, những thổ dân đã dần dần giảm dân số. Đến thế kỷ 20, những cộng đồng thổ dân lớn vẫn có thể theo lối sống truyền thống của mình bị hạn chế chủ yếu ở các vùng hạt Sorthern, Queensland, và New South Wales. Mãi cho đến thập kỷ 1950 dân số của những thổ dân này mới phục hồi lại mức trước khi người Âu đến đây, và chính phủ bắt đầu xem xét lại và sửa đổi cách đối xử với họ.
XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TRONG THẾ KỶ 19
Sự gia tăng dân số của nước Úc trong thời gian từ 1830 đến 1860 đã góp phần vào sự tăng trưởng của 6 thành phố thủ phủ. Không thể định cư với mật độ quá cao ở những vùng trung tâm, những người thực dân đã tập trung quanh những điểm định cư đầu tiên trên các vùng đồng bằng ven biển. Với sự suy tàn của những mỏ vàng ở Victoria và New South Waies vào thập kỷ 1860, ngay cả những người tìm vàng cũng di chuyển vào các thành phố. Đến cuối thế kỷ, Sydney và Melbourne nằm trong số những thành phố đông dân nhất thế giới, mặc dù cả nước Úc chỉ có một dân số nhỏ.
Mỗi một thủ phủ là một cảng chính của thuộc địa tương ứng. Coi các thuộc địa khác như đối địch, mỗi một thành phố và thuộc địa có khuynh hướng nhấn mạnh cho bản sắc của riêng mình. Việc liên lạc giữa các thuộc địa với nhau chỉ là thứ yếu, sau mối quan hệ với mẫu quốc Anh, và sự cạnh tranh với nhau là rất phổ biến. Chẳng hạn như Victoria và New South Wales, mỗi thuộc địa đều có cỡ đường ray riêng cho hệ thống đường sắt của mình.
Tất cả các thuộc địa đều có nền văn hóa chịu ảnh hưởng của các thành phố thủ phủ. Vào thập kỷ 1950, các nhà buôn và các nhà chuyên môn đã khởi xướng cho việc cải tổ chính trị và lập ra các hiến pháp mới. Một số nhà sản xuất ở thành thị đã hỗ trợ cho đường lối lập pháp có lợi cho số dân sống ở đô thị. Tuy nhiên len và những cuộc tìm mỏ vẫn tiếp diễn đã tạo thành nền tảng kinh tế cho đời sống nhân dân.
Thừa hưởng sự thịnh vượng vào giữa thế kỷ, Sydney và Melbourne đã phát huy các hoạt động văn hóa của mình. Mỗi thuộc địa đều thành lập một trường đại học và xây dựng các nhà bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật. Các môn thể thao, đặc biệt là môn cricket và bóng đá, tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ và các hội Đoàn. Cùng với Adelaide, cả ba thành phố này đều thiết lập các hệ thống giáo dục tiểu học miễn phí và cưỡng bách vào thập kỷ 1860.
Mỗi thành phố đều có vài tờ báo lớn để quảng bá cho những điểm độc đáo trong thuộc địa của mình.
PHONG TRÀO TIẾN ĐẾN LIÊN BANG
Liên bang của các thuộc địa Úc ra đời muộn và không có sự hiện diện của chủ nghĩa quốc gia, vốn là đặc trưng của những phong trào tương tự ở những nơi khác. Vào thập kỷ 1850, John Dunmore Lang, một mÚc sư của giáo hội Scotland tại New South Wales, đã thành lập Liên minh Úc để chuẩn bị cho nước Úc thống nhất. Những cuộc đàm phán giữa các chính quyền thực dân vào thập kỷ 1860 cũng có dấu hiệu hợp tác và Đoàn kết hơn.
Các thuộc địa Úc đã thành lập một Hội đồng Liên bang vào năm 1885. Tuy nhiên New South Wales từ chối tham gia đã làm cho hội đồng này không có quyền lực thực tế. Những cuộc tranh cãi tiếp tục, và cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân ở cả 6 thuộc địa đã thống nhất cho các kế hoạch thành lập liên bang.
Liên bang Úc đã được quốc hội Anh phê chuẩn vào năm 1900 và trở thành hiện thực vào ngày 1 tháng Giêng năm 1901. Hiến pháp của của liên bang này có những đặc điểm của cả Anh lẫn Mỹ. Quốc hội, với nội các chịu trách nhiệm trước thượng viện, nhưng chỉ có một số quyền đặc trưng được giao cho chính quyền liên bang. Hạ viện mới, giống như hạ viện của Anh, dựa trên sự đại biểu toàn dân, nhưng thượng viện mới, giống như thượng viện của Mỹ, giữ quyền đại biểu cho các thuộc địa, bây giờ đã trở thành các bang. Vì cả Sydney lẫn Melbourne đều không được chấp nhận làm thủ đô của liên bang, năm 1911 hạt thủ đô của Úc được thành lập, là Canberra, dựa trên mô hình Washington D.C của Mỹ.