Cuộc cải tổ hiến pháp
Chính quyền của Macquarie đã tiêu tốn nhiều tiền của ngân quỹ, và hầu hết gánh nặng này đặt lên vai bộ tài chính Anh Quốc. Tuy nhiên số lượng tù nhân đưa ra nước ngoài không giảm, và nhiều người đã băn khoăn rằng không biết New South Wales có phải là giải pháp đúng đắn cho vấn đề tội phạm của Anh hay không. Ngoài ra chính phủ Anh cũng quan ngại về vấn đề Macquarie ủng hộ những tù nhân được phóng thích. Năm 1819, bộ Thuộc địa Anh đã cử thẩm phán John Thomas Bigge đến đây để điều tra và báo cáo về việc quản trị của Macquarie. Ông đã đề nghị cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ nhưng New South Wales vẫn nên giữ là nơi định cư của những người lưu đày. Ngoài ra ông còn công nhận tầm quan trọng ngày một gia tăng của thuộc địa này đối với đế quốc Anh, coi đó như nơi định cư của những công dân tự do, và ông cũng đã làm cho cái tên Australia trở nên phổ biến. Theo sự yêu cầu của Bigge, đã có những sự hỗ trợ chính thức cho những người định cư giàu có hơn, những người này đã được cấp những mảnh đất lớn. Nó cũng dẫn tới sự thay đổi lớn trong hiến pháp của New South Wales. Theo một đạo luật của quốc hội năm 1823, sự chuyên quyền của viên thống đốc đã bị giảm bớt với sự bổ nhiệm một hội đồng lập pháp.
Năm 1825, theo một chỉ thị của chính phủ Anh, phần đất Tasmania trở thành một thuộc địa riêng biệt. Một thuộc địa lưu đày đã được thiết lập tại đây từ năm 1803 vì người Anh lo ngại rằng người Pháp sẽ công bố chủ quyền trên hòn đảo này, và từ đó một số lượng lớn người định cư tự do đã nhập cư vào đây. Mặc dù sự định cư ở Bắc và Nam Sydney đã có từ cùng thời kỳ đó, bao gồm cả trại giam ở Newcastle, chỉ có Tasmania là trở thành một nơi định cư lâu dài tính cho đến thập kỷ 1820. Tuy nhiên trong thập kỷ 1820, tốc độ người nhập cư đã tăng lên rõ rệt. Trong năm 1825, biên giới phía Tây do người Anh công bố đã được đời đến đến kinh độ 129, cũng và để đối phó với sự can thiệp của người Pháp. Năm 1827 Edmund Lockyer bắt đầu cuộc định cư vĩnh viễn tại Albany, phía Tây của Úc, và Anh Quốc đã công bố chủ quyền trên toàn lục địa này.