Tài liệu: Australia - Các vùng sinh thái của Úc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đo sự đa đảng về khí hậu: nửa phía Nam có khí hậu ôn đới với bốn mùa trong khi nửa phía Bắc với khí hậu nhiệt đới chỉ có hai mùa;
Australia - Các vùng sinh thái của Úc

Nội dung

Các vùng sinh thái của Úc

Đo sự đa đảng về khí hậu: nửa phía Nam có khí hậu ôn đới với bốn mùa trong khi nửa phía Bắc với khí hậu nhiệt đới chỉ có hai mùa; các vùng trong nội địa thì khí hậu khô cằn, khắc nghiệt, trong khi các vùng ven biển có mưa nhiều hơn với điều kiện ôn hòa hơn; nước Úc có rất nhiều vùng sinh thái với các đặc điểm khác nhau rõ rệt.

            RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI ẨM VỚI CÂY LÁ RỘNG

Rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm có đặc điểm là sự chênh lệch ít về nhiệt độ trong năm. Rừng này chủ yếu là có các loại cây thường xanh hoặc cây bán xanh. Những cây này mọc với số lượng rất nhiều và có nhiều loài đa dạng nhất.

Nhìn chung, sự đa dạng về sinh vật tập trung vào vòm lá của rừng, mặc dù rừng được chia thành năm tầng từ trên xuống dưới: tầng trên đỉnh, tầng giữa, tầng thấp, rừng cây bụi và tầng sát mặt đất.

Loại rừng này là nơi sinh trưởng của một số lượng các loài thực vật và động vật nhiều hơn bất kỳ hệ sinh thái nào trên mặt đất. Một nửa số loài trên thế giới sống trong những khu rừng này, nơi mà chỉ một cây số vuông có thể có đến hơn 1.000 loài cây. Trong loại rừng này, một thân cây có thể lên đến độ cao 25 mét trong trong vòng 5 năm. Nhìn từ trên xuống, cánh rừng trồng như mặt biển xanh vô tận, thỉnh thoảng chỉ bị chọc thủng bởi một cây cao ‘đột xuất’. Những ngọn cây cao này là vương quốc của các loại chim mỏ sừng, chim toucan, chim đại bàng harpy. Vùng cây lá này cũng là đất sống của nhiều loài động vật, trong đó có các loài khỉ. Dưới vòm lá là nơi sinh sống của các loài bò sát và các giống mèo rừng. Nền rừng, thường quang đãng do tàn 1á rậm rạp phía trên che kín ánh sáng mặt trời, là nơi kiếm mồi của các loài khỉ đột và nai.

Người ta đã thống kê được rằng với tốc độ phá rừng hiện nay, có hơn 17.000 loài bị tuyệt chủng mỗi năm, tốc độ này lớn gấp 1.000 lần so với lúc con người chưa xuất hiện trên hành tinh này.

            RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI KHÔ VỚI CÂY LÁ RỘNG

Mặc dù những khu rừng này ở trong một khí hậu ấm áp quanh năm và nhận được một lượng mưa khoảng vài trăm centimet mỗi năm, chúng phải trải qua một mùa khô kéo dài khoảng vài tháng. Những cơn hạn hán theo mùa này đã có tác động rất lớn đến tất cả những sinh vật sống ở đó. Những cây có 1á sớm rụng chiếm ưu thế trong những rừng này, và trong mùa hạn hán chúng sẽ trải qua một thời kỳ không lá. Vì cây thoát nước qua đường lá, nên việc rụng lá sẽ giúp các loại cây như tích hoặc mun giữ nước trong mùa khô. Những cây rụng 1á này mở ra vùng không gian phía trên để ánh nắng mặt trời chiếu xuống, giúp cho sự tăng trưởng của các bụi rậm dày đặc. Mặc dù sự đa dạng về sinh vật ở đây không bằng rừng mưa, rừng nhiệt đới khô cũng là nơi sinh trưởng của nhiều động vật hoang dã như khỉ, mèo lớn, vẹt, các lòai gặm nhấm khác nhau và các loài chim sống trên đất. Nhiều loài trong số này đã tỏ ra có độ thích nghi cao với sự khắc nghiệt của khí hậu.

            RỪNG ÔN ĐỚI LÁ RỘNG VÀ RỪNG HỖN GIAO

Các khu rừng ở vùng ôn đới có sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ và lượng mưa. Ở những vùng lượng mưa phân bố rộng rãi quanh năm, rừng có những loài cây bán xanh pha trộn với các loài cây thường xanh. Những loài như sồi, cáng lò, thích là những loài điển hình của rừng ôn đới lá rộng và rừng hỗn giao. Về mặt cấu trúc, những rừng này gồm có bốn tầng: tầng trên cùng có tán của những loài cây lớn trưởng thành trọn vẹn, tầng thấp hơn có những loài cây trưởng thành, tầng cây bụi, và tầng sát lặt đất bao gồm có và các loài cây thân thảo khác. Khác với rừng mưa nhiệt đới, ở đây hầu hết các loài động vật đều tập trung gần phía nền đất.

            CÁC ĐỒNG CỎ, HOANG MẠC VÀ VÙNG CÂY BỤI NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI

Nhiều vùng đất ở vùng nhiệt đới không nhận đủ lượng mưa cho các loài cây lớn. Các đồng cỏ, hoang mạc và vùng cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới có đặc điểm là lượng mưa ở đây vào khoảng 90-150 cm mỗi năm. Tuy nhiên lượng ẩm của đất rất khác biệt tùy từng thời gian trong năm. Cỏ chiếm đa số trong các vùng sinh thái dạng này, mặc dù vẫn có những cây lớn mọc rải rác. Những động vật lớn có vú tận dụng được lượng thức ăn phong phú ở đây là điển hình cho vùng sinh thái này. Những vùng hoang mạc ở phía Bắc nước Úc tập trung nhiều loài động vật bậc cao.

            CÁC ĐỒNG CỎ, HOANG MẠC VÀ VÙNG CÂY BỤI ÔN ĐỚI

Các đồng cỏ, hoang mạc và vùng cây bụi ôn đới khác xa với các vùng sinh thái dạng này ở vùng nhiệt đới về chế độ nhiệt độ hàng năm và các loài sinh vật tìm thấy ở đây. Nói chung, những vùng này không có cây lớn, ngoại trừ những vùng đất ven sông hay những cánh rừng ở gần các sông suối. Tuy nhiên có một số vùng cũng có vài cây mọc đơn lẻ hay các nhóm cây mọc thành chòm. Hệ động vật ở đây bao gồm các loài gặm cỏ, các loài thú ăn thịt, các loài động vật đào bới, nhiều loài chim và đa dạng các loài côn trùng.

            VÙNG ĐỒNG CỎ VÀ CÂY BỤI TRÊN NÚI

Vùng sinh thái này bao gồm các vùng đồng cỏ và vùng cây bụi trên núi và các cao nguyên. Những vùng này có ở cả các khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Những thực vật và động vật ở vùng núi nhiệt đới chứng tỏ một khả năng thích nghi cao với các điều kiện mát và ẩm cùng với rất nhiều ánh nắng mặt trời. Đặc điểm của các loài thực vật ở vùng này là có hoa dạng hoa thị, bề mặt có chất sáp và rất nhiều lông.

            RỪNG VÀ BỤI RẬM ĐỊA TRUNG HẢI

Trên thế giới chỉ có 5 khu vực có dạng sinh thái này, trong đó có vùng phía Nam trung tâm và vùng Tây Nam của Úc Vùng sinh thái dạng này có đặc điểm là mùa Hè nóng và khô, mùa Đông mát và ẩm ướt. Hầu hết lượng mưa đổ vào mùa này. Mặc dù số lượng vùng sinh thái dạng này là hiếm trên thế giới, ở đây rất đa dạng các loài sính vật thích nghi độc đáo với môi trường. Các vùng sinh thái này chiếm tới 20% các loài cây trên trái đất vùng bụi rậm ở phía Tây Nam nước Úc có số loài thực vật đa dạng hơn tất cả những loại vùng sinh thái khác, mặc dù các vùng cây bụi dạng Địa Trung Hải vẫn phong phú các loài đặc hữu hơn là các vùng sinh thái phi rừng khác.

            VÙNG CÂY BỤI SA MẠC

Ở vùng này lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng mưa. Lượng mưa hàng năm ở đây chỉ khoảng 25 cm. Đặc điểm của vùng này là sự thái quá về nhiệt độ. Ban ngày quá nóng, tiếp ngay sau đó là ban đêm quá lạnh, vì không có hơi ẩm hay các đám mây làm trung gian để tích tụ nhiệt. Những loại cây bụi có rễ dạng gỗ và các loại cây thân thảo là thực vật đặc trưng của vùng này. Thực vật ở đây phải tiến hóa để giảm tối đa lượng nước bị thoát ra ngoài. Các loài động vật ở đây cũng đa dạng và thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt. Những vùng sa mạc của Úc có rất nhiều các loài bò sát.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2283-02-633501624902812500/Dia-ly/Cac-vung-sinh-thai-cua-Uc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận