Tài liệu: Australia - Sự đa dạng về sinh học của Úc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các sinh vật đa dạng của Úc bao gồm nhiều dạng những loại thực vật, động vật và vi sinh vật,
Australia - Sự đa dạng về sinh học của Úc

Nội dung

Sự đa dạng về sinh học của Úc

Các sinh vật đa dạng của Úc bao gồm nhiều dạng những loại thực vật, động vật và vi sinh vật, các loại gien mà chúng có, và hệ sinh thái mà chúng chiếm một phần. Hệ thống này không tĩnh mà luôn luôn thay đổi, gia tăng do sự thay đổi về gien các quá trình tiến hóa, cũng như suy giảm do các quá trình như sự suy thoái môi trường sống, sự giảm sút số lượng hay sự tuyệt chủng.

Hàng triệu năm cô lập đối với các lục địa khác đã làm cho các loài thực vật và động vật của Úc tiến hóa theo những cách khác hẳn với những nơi khác trên thế giới. Kết quả là có một tỉ lệ lớn các loài của Úc không có mặt ở bất kỳ nơi nào khác. Ở cấp độ về loài, có khoảng 82% động vật có vú, 45% các loài chim trên đất liền, 85% các loài cây có hoa, 89% các loài bò sát, và 93% các loài ếch chỉ được tìm thấy ở Úc. Nơi đây cũng phong phú về một số nhóm của loài, chẳng hạn như giống cây keo (acacia) bao gồm tới 1070 loài khác nhau. Một số loài của Úc có những con có cấu trúc gien khác nhau rõ rệt.

Các hoạt động của con người đã làm thay đổi hệ sinh thái của Úc từ khoảng 50.000 năm trước, nhưng tốc độ và qui mô của sự thay đổi đã gia tăng từ khi người Âu đến định cư ở đây, khoảng 200 năm về trước. Các khu vực ôn đới của Úc và hệ sinh thái quanh bờ biển đã bị thay đổi trầm trọng, nhiều vùng đầm lầy đã bị suy thoái, và hầu hết các khu vực trên đất Úc đã bị biến đổi ở một quy mô nào đó, bởi những nhân tố nào đó, trong đó có cả việc đưa các thực vật và động vật ở nơi khác đến. Kết quả là một sự suy thoái trong sự phân phối và số lượng của nhiều loài.

Duy trì sự phong phú về sinh vật không chỉ đơn thuần là bảo vệ đời sống hoang dã và với trường của chúng trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Công việc ở đây còn bao gồm việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên sinh vật và bảo vệ các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của chúng. Việc quản lý hệ sinh thái của tất cả các môi trường đất và biển của Úc là thiết yếu cho việc bảo tồn sự phong phú về sinh vật tại đây.

Lợi ích của việc bảo tồn sự phong phú của sinh vật là rất lớn. Sự phong phú của sinh vật là một nguồn chính để thỏa mãn nhu cầu của con người và tạo cơ sở cho việc thích nghi với những môi trường thay đổi. Một môi trường phong phú về sinh vật cho con người một dải rộng các chọn lựa trong những hoạt động kinh tế, trong việc nuôi dưỡng sự thịnh vượng của con người và trong việc thích nghi với những thay đổi.

Các loài sinh vật trên thế giới đã cung cấp cho con người thực phẩm, nhiều loại thuốc men và các sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn như nghề cá, nghề rừng và ngành công nghiệp về hoa dại lệ thuộc vào việc thu hoạch những nguồn tài nguyên sinh vật trong thiên nhiên. Trong một môi trường phong phú về sinh vật, có một phạm vi rộng cho việc phát triển các loại hoa màu mới hay cải thiện những loại hoa màu cũ.

Tuy nhiên, những lợi ích từ việc bảo vệ sự phong phú về sinh vật của Úc không phải chỉ giới hạn trong nguồn tài nguyên về mùa màng - nó còn bao gồm cả việc dự trữ và duy trì cả một tầm rộng những dịch vụ về sinh thái. Sự bảo trì các chu trình thủy học (việc nạp lại nước ngầm, bảo vệ các đường phân nước), điều chỉnh khí hậu, bảo vệ sự màu mỡ của đất, chống xói mòn, dự trữ và quay vòng chất dinh dưỡng, phá hủy và hấp thu các chất ô nhiễm, là một số các dịch vụ loại này. Những hoạt động này là cơ sở cho chất lượng đời sống và nền kinh tế, nhưng chúng thường chưa được đánh giá đúng mức. Một lợi ích khác của việc bảo tồn là tránh những chi phí ngày một gia tăng qua sự suy thoái hệ thống sinh thái. Mặc dù việc đo lường là khó khăn, người ta cũng đã ước lượng được là sự suy thoái đất gây tốn chi phí khoảng 1 tỉ Đô la mỗi năm.

Úc có chuyên môn cao trong việc quản lý một dải rộng các loài sinh vật, các môi trường sống và hệ sinh thái, từ những vùng đất khô cằn, các khu rừng mưa nhiệt đới đến các rạn san hô. Sự đa dạng về sinh vật và rất quan trọng đối với bản sắc văn hóa của cả nước. Những thổ dân và những người sống ở eo biển Torres có một nền văn hóa phong phú và đa đảng có mối liên kết chặt chẽ với môi trường của họ.

Những giá trị về mặt mỹ học của hệ sinh thái và phong cảnh thiên nhiên đã góp phần cho đời sống tình cảm và tinh thần của người dân đã đô thị hóa cao độ. Lợi ích về cả giải trí tích cực dẫn giải trí thụ động trong hệ sinh thái đã được đánh giá cao bởi số lượng người ngày một gia tăng.

Trong cộng đồng còn có một quan điểm cho trong việc bảo tồn sự phong phú về sinh vật còn có ý nghĩa về mặt đạo đức nữa. Chúng ta chia xẻ trái đất với nhiều dạng sinh vật khác, dù chúng có hay không có ích lợi cho chúng ta. Trái đất thuộc về tương lai cũng như hiện tại; không có một lòai duy nhất nào có quyền nhận và của riêng họ.

            CÁC CÔNG VIÊN, KHU BẢO TỒN VÀ VƯỜN THỰC VẬT

Hiện nay Úc có tất cả 21 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó chia ra:

6 công viên quốc gia liên bang

13 khu bảo vệ biển liên bang

2 vườn thực vật

Ba trong số các công viên quốc gia liên bang, là Công viên Quốc gia Kakadu và Công viên Quốc gia Uluru-Kata Tjuta ở hạt Northern, và Công viên Quốc gia Booderee ở hạt Jervis Bay được đồng quản lý với các chủ sở hữu thổ dân của các khu vực này. Ba công viên quốc gia còn lại bảo vệ các hệ sinh thái của những hòn đảo độc đáo, gồm Đảo Cocos và Đảo Christmas (ở Ấn Độ Dương) và Đảo Norfoik (ở Nam Thái Bình Dương).

Vườn Thực vật Quốc gia Úc ở Canberra là nơi quan trọng nhất tổ chức các hoạt động gieo trồng, nghiên cứu và xúc tiến các loại cây bản xứ của Úc. Một vườn thực vật nhỏ hơn tọa lạc trên đảo Norfolk và một khu vực trong Công viên Quốc gia Booderee cũng làm chức năng của vườn thực vật.

Khoảng 300 nhân viên đang làm công tác quản lý việc bảo tồn ở địa điểm tại Canberra, hạt Northern, hạt Jelvis Bay và các hạt khác. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người đến viếng những khu vực này.

            CÁC KHU VỰC BẢO VỆ Ở BIỂN

Phần lớn các khu vực bảo vệ ở biển của liên bang được quản lý bởi một ban giám đốc các công viên quốc gia. Khu Bảo tồn Đảo Heard và Đảo Mcđonald được quản lý bởi Cơ quan Nam cực Úc, dưới sự ủy quyền của ban giám đốc.

Những công viên và khu bảo tồn này, nằm ở các vùng xa xôi hẻo lánh, bảo vệ các đảo nhiệt đới cũng như các môi trường ôn đới và cận Nam cực. Công viên Biển Dải Đá ngầm lớn được quản lý bởi một nhà đương chức theo một thể chế pháp lý riêng.

            CÁC KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

Mỗi một khu vực bảo vệ đều cớ một kế hoạch quản lý, sử dụng kiến thức của những chủ sở hữu truyền thống, vốn là những thổ dân ở đây, và của cộng đồng để xác định phương hướng cho khu bảo tồn. Một kế hoạch quản lý phải:

+ Xác định được khu vực bảo vệ cần được quản lý như thế nào.

+ Xác định được những đặc điểm thiên nhiên và văn hoa cần được bảo vệ và bảo tồn như thế nào.

+ Xác định được những giới hạn và những điều cấm kỵ đối với Ban Giám đốc và bất kỳ mọi người trong khu vực bảo tồn.

+ Chỉ ra những hoạt động nên và không nên tiến hành.

+ Trình bày cách tiến hành kế hoạch để thích ứng với những thỏa thuận quốc tế.

            DANH SÁCH DI SẢN THẾ GIỚI

Di sản thiên nhiên của Khu Bảo tồn Đảo Heard và Đảo Mcdonaid đã được liệt vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO và là khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới được bảo vệ triệt để

Di sản thiên nhiên của cả Công viên Quốc gia Kakadu và Công viên Quốc gia Uluru-Kata đều có tầm quan trọng thế giới và được chính thức công nhận trong Danh sách Di sản Thế giới cũng như những thìa thuận quốc tế khác.

Các khu đầm lầy của Công viên Quốc gia Kakadu thì được liệt vào danh sách của Hiệp định Đầm lầy (Iran, 1971) như một môi trường sống cho các loài chim nước. Công viên Quốc gia Kakadu cũng được đưa vào Sổ Tài sản Quốc gia do tầm quan trọng của nó đối người dân Úc.

Năm 1994 Công viên Quốc gia Uluru-Kata trở thành công viên quốc gia thứ hai trên thế giới nằm trong danh sách Di sản Thế giới về cảnh quan văn hóa. Nó xứng đáng với danh hiệu này vì người ta đã nhận ra rằng phong cảnh ở đó đã được hình thành từ sự kết hợp giữa thiên nhiên và nỗ lực của thổ dân ở sa mạc phía Tây qua hàng ngàn năm và lưu giữ những giá trị tầm vóc về tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa. Quang cảnh hiện có ngày nay đã được quản lý trong suốt hơn mười ngàn năm bằng các phương pháp truyền thống của thổ dân, được điều hành bởi Tjukurpa (luật của thổ dân, những giá trị và hệ thống tín ngưỡng).

Việc đưa các Công viên Quốc gia Kakadu và Công viên Quốc gia Uluru-Kata Tjuta vào Danh sách Di sản Thế giới đã đảm bảo rằng chúng sẽ được duy trì và những tài sản thuộc hàng thế giới về chất lượng di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Du khách sẽ tiếp tục được thưởng thức một nền văn hóa độc đáo và biết rằng những công viên này đã được quản lý bằng các thực tiễn văn hóa từ mười ngàn năm trước.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2283-02-633501624691093750/Dia-ly/Su-da-dang-ve-sinh-hoc-cua-Uc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận