Khí hậu
Một phần ba phía Bắc của Úc nằm trong vùng nhiệt đới, do đó khí hậu ấm hoặc nóng quanh năm. Phần còn lại ở phía Nam vùng nhiệt đới, có mùa Hè ấm áp và mùa Đông ôn hòa hoặc mát lạnh.
Vào mùa Đông, nhiều vùng ở phía Nam đợi khi có sương giá. Tuy nhiên các vùng núi cao và vùng nội địa của Tasmania là những nơi duy nhất trong cả nước nhiệt độ xuống đến dưới không độ trong vòng khoảng một ngày.
Úc nhận hầu hết hơi ẩm từ mưa. Tuyết chỉ rơi ở Tasmania và những vùng núi cao. Khoảng một phần ba lãnh thổ là sa mạc, nơi đó nhận một lượng mưa chỉ dưới 25 cm một năm. Những vùng sa mạc này quá cằn cỗi, ngay cả việc chăn thả súc vật cũng không thể thực hiện được. Hầu hết phần còn lại của Úc có lượng mưa dưới 51cm một năm. Rất ít loài hoa màu có thể trồng trọt được tại đây nếu không được tưới nước. Những trận mưa lớn nhất xuất hiện dọc theo các bờ biển phía Bắc, phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
Bờ biển phía Đông của Queensland là nơi ẩm ướt nhất của cả lục địa này. Một số nơi dọc theo bờ biển này nhận một lượng mưa khoảng 380 cm một năm. Những vùng ở phía bờ biển phía Đông Nam của Tasmania là khu vực duy nhất của cả lục địa nhận được lượng mưa đều đặn quanh năm. Ngoài ra tất cả các khu vực còn lại của Úc đều có mưa theo mùa.
Úc nằm ở phía Nam bán cầu, nên các mùa ở đây ngược với các mùa ở Bắc bán cầu. Phần phía Nam của lục địa này có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông, mùa ẩm ướt nhất và mát nhất trong năm, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8. Mùa Hạ, là mùa nóng nhất và khô nhất trong năm, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2.
Phần phía Bắc nhiệt đới của Úc chỉ có hai mùa – mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa Hạ ở phía Nam và kéo đài từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa khô trùng với mùa Đông ở phía Nam và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa mưa ở đây có những trận mưa như trút nước và những cơn bão dữ dội, đặc biệt là ở bờ biển phía Bắc. Chẳng hạn như năm 1974, một cơn bão lớn đã hầu như san bằng thành phố Darwin ở bờ biển phía Bắc. Lụt lội xảy ra ở nhiều vùng của Úc trong mùa mưa. Tuy nhiên, hạn hán lại và một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều ở đây. Hầu như bất kỳ khu vực nào ở Úc cũng đều phải trải qua một cơn hạn hán vào mùa khô trong năm.
Úc có những biện pháp dự trữ nước nhằm ngăn chặn những tác hại của nạn hạn hán. Tuy nhiên, ở Úc có những giai đoạn mưa rất ít hoặc thậm chí không có mưa ngay cả vào mùa mưa. Những cơn hạn hán này đã tạo ra nạn thiếu nước trầm trọng.
KHÔNG KHÍ
Bộ Môi trường và Di sản đã có những biện pháp mang tính quyết định trong những năm gần đây nhằm bảo vệ bầu không khí của Úc và sẽ tiếp tục làm việc để cải thiện chất lượng không khí trong các vùng đô thị và đảm bảo việc phÚc hồi tầng ozon.
Những tiêu chuẩn của Úc về chất lượng không khí đã thể hiện mức độ tốt nhất thế giới trong việc đối phó với nạn ô nhiễm không khí đang đe dọa sức khỏe con người. Hiện nay trọng tâm của công tác này là chất lượng xăng dầu và khí thải từ các loại xe cộ, là việc chọn lựa những loại hình vận tải giảm thiểu độ ô nhiễm mà không làm ảnh hưởng tới sự lưu thông, việc quản lý khói từ việc đốt củi và việc giám sát các loại ô nhiễm có hạt rất nhỏ.
Chất lượng không khí ở các thành phố và thị trấn đang được khảo sát qua những chương trình được sự hỗ trợ của những cuộc nghiên cứu và việc giáo dục cộng đồng. Một trong số những chương trình này là Chương trình ô nhiễm Không khí ở Các Thành phố Lớn, do Cơ quan Di sản Thiên nhiên tài trợ.
Mục tiêu của chương trình này là làm giảm bớt sáu loại ô nhiễm chính: ôxit của nirro và lưa huỳnh, các loại hạt nhỏ, các loại khói quang hóa, cacbon monoxit và chì thải từ máy bay. Công việc này được thực hiện qua một số dự án quốc gia về không khí trong lành.
Những chiến lược trọng tâm được tiến hành để cải thiện chất lượng không khí bao gồm Biện pháp Bảo vệ Môi trường Quốc gia về chất lượng không khí, và sự phát triển các chuẩn mực quốc gia về chất lượng xăng dầu. Với các chuẩn mực đã được đặt ra cho xăng và dầu diesel, chính phủ đã thực hiện một chiến lược đi kèm qua Đạo luật Chuẩn mực Chất lượng Xăng dầu năm 2000.
Tác động của các chất độc trong không khí là một vấn đề quan trọng về môi trường. Có những chất ô nhiễm ở dạng khí hoặc dạng hạt xuất hiện trong không khí với mật độ thấp nhưng lại gây nguy hại cho con người, thực vật và động vật. Những chất này thoát ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các quá trình đốt cháy. Các loại xe có động cơ là một nguồn chiếm số lượng nhiều nhất. Trong khi cả nước Úc đều có một độ độc hại nào đó trong không khí, mật độ tập trung cao nhất là ở các vùng đô thị.
Úc vẫn tiếp tục cùng với thế giới trong việc quản lý các chất làm rỗng tầng ozôn. Chẳng hạn như có một bộ phận chuyên thu thập và tiêu hủy một cách an toàn lượng halon dư thừa. Chất halon này trước đây được sử dụng rộng rãi trong các chất chữa cháy. Trong khi đó Úc vẫn duy trì việc dự trữ chất halon đến năm 2030 để dùng cho những công việc thiết yếu.