Nạn muối đe dọa những cánh đồng ở Úc
Nạn muối đã đe dọa những cánh đồng ở phía Tây nước Úc do rò rỉ từ một hồ nước. Nơi mà trước đây có những lùm cây và những khu rừng nhỏ, bây giờ không một sinh vật nào còn sống được. Cách đây đã lâu, những nông dân đã phát quang những cánh rừng kế cận để trồng tỉa hoa màu - và giờ đây thiên nhiên đã phản ứng.
Hồ nước này đã phản ánh một trong những vấn đề thách thức về môi trường, nay đã đổ lên đầu lục địa nhỏ nhất thế giới này, hầu hết gây ra bởi 200 năm định cư của người Âu, và gần đây là sự thiếu hiểu biết về các đặc điểm của đất. Người ta đã đánh giá là nước bị nhiễm mặn do sự khai hoang đến nay đã đe dọa một nửa diện tích của bang Victoria. Nước mặn này đã ảnh hưởng tới việc trồng trọt và chăn nuôi, vốn là hoạt động cột trụ của nền kinh tế đất nước.
Hiểm họa này bắt đầu từ cách đây gần hai thế kỷ, khi người Anh chấm dứt việc sử dụng lục địa này như một nơi lưu đày của phạm nhân, và những nhà thực dần bắt đầu nhập cư với số lượng lớn. Họ muốn tạo ra một vùng quê Anh Quốc với những nông trại trên mảnh đất rộng lớn và lởm chởm này.
Nhưng việc phát quang hàng triệu héc ta rừng để trồng trọt đã có một hậu quả ngoài ý muốn. Nhiều vùng đất rộng lớn của Úc đã có một lớp mỏng chất muối. Ngay dưới lớp muối này là một tầng đất ngậm nước. Trong tình trạng cây lớn không còn để hút lớp nước này, nó đã chuyển nên bề mặt và mang theo lượng muối đó.
Sự thiệt hại là vô cùng to lớn. Khoảng 10% diện tích của vành đai lúa mì ở miền Tây nước Úc - 1,8 triệu héc ta - đã bị nhiễm mặn. Cùng tình trạng đó là 710.000 héc ta ở miền Nam và miền Đông. Cái giá phải trả hàng năm cho hiểm họa này là 130 triệu AUD trong việc thất thu sản lượng hoa màu, 100 triệu AUD trong việc tổn thất về cơ sở hạ tầng, và 40 triệu AUD trong việc mất các tài nguyên môi trường.
Rõ ràng là tình trạng tệ hại nhất vẫn chưa qua khỏi. Các nhà khoa học đánh giá rằng cớ khoảng 12,5 triệu héc ta, trong đó có một số vùng cho năng suất cao nhất nước, sẽ nằm trong vùng đất khô ngập mặn. Riêng trong vùng châu thổ Murray-Darling - khu vực có sản lượng nông nghiệp quan trọng nhất nước Úc - một diện tích từ 3 đến 5 triệu héc ta có khả năng sẽ bị ảnh hướng.
Sự ngập mặn này cũng đe dọa đến cả nguồn nước uống cung cấp cho các thành phố. Việc làm lệch dòng chảy để phục vụ cho tưới tiêu và phục vụ cho các thành phố, cùng với sự bốc hơi, đã làm cho nước ở cửa sông Murray ở phía Nam Adelaide chỉ còn là một dòng chảy yếu ớt.
Bất kể vô số bằng chứng về những tác hại của nó, việc khai hoang vẫn được tiếp tục với tốc độ lớn ở một số vùng. Bang Queensland đang tàn phá thảm thực vật với mức độ trên 300.000 héc ta mỗi năm - có khoảng 40% đất của bang này nằm trong vùng châu thổ Murray-Darling.
Với những nỗ lực tuy không triệt để lắm nhưng lâu dài, để giải quyết vấn đề nhiễm mặn, một số nông dân đã tình nguyện trả lại thảm thực vật nguyên thủy bằng cách trồng lại rừng.