Tài liệu: Australia - Các chính sách và sự tiến triển

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào cuối thập kỷ 1960, xuất khẩu và nhập khẩu đóng góp khoảng 28% và GDP, so với con số 42% của thập kỷ 1990.
Australia - Các chính sách và sự tiến triển

Nội dung

Các chính sách và sự tiến triển

Vào cuối thập kỷ 1960, xuất khẩu và nhập khẩu đóng góp khoảng 28% và GDP, so với con số 42% của thập kỷ 1990. Trong vòng hơn nửa thời gian của 40 năm đó, sự bột phát trong mậu dịch quốc tế, một trong những động lực cho sự phát triển, đã không thể có được.

Phương hướng mậu dịch chịu ảnh hưởng nặng nề của các chính sách, chủ yếu là biểu thuế và hạn ngạch. Các mức thuế được thực hiện để hỗ trợ cho những mặt hàng ngoài xe cộ, phụ tùng, vải sợi, quần áo và giày đạp đã hạ xuống vào những thập kỷ 1970, 1980 và 1990. Đối với những mặt hàng cụ thể đó, việc bảo hộ đã lên đến đỉnh điểm vào thập kỷ 1980, nhưng sau đó lại sụt giảm nhanh chóng. Trong giai đoạn cuối cùng đã có sự duy trì liên tục của mặt xuất khẩu trong tổng lượng GDP.

Mức giảm thuế 25% đã đánh dấu sự bắt đầu của việc cải tổ kinh tế vi mô, tác động hầu như tức thời đến nông nghiệp, nghề mỏ và lĩnh vực sản xuất. Lúc đó, biện pháp này không được coi như là một cuộc cải tổ kinh tế, mà được hình thành để làm dịu bớt sự nóng bỏng về kinh tế. Rõ ràng là việc giảm  thuế không đi đôi với những cải tổ nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường hàng hóa. Mãi cho đến thập kỷ 1980 tiến trình này mới được thực hiện.

Tỉ giá hối đoái được thả nổi vào cuối năm 1983, và việc kiểm soát về vốn cũng buông lỏng. Thị trường tài chính được tự do và người ta bắt đầu đề cập đến việc dàn xếp về các mức thuế. Tất cả những điều này lệ thuộc ít nhiều vào sự cải tổ liên tục kể từ đầu đến giữa thập kỷ 1980. Mức thuế của tất cả các mặt hàng đều liên tục giảm kể từ giữa thập kỷ 1980. Vào cuối thập kỷ 1980 và đến thập kỷ 1990, những lĩnh vực hàng  hóa phi mậu dịch được nhắm vào để cải tổ, đặc biệt là các lĩnh vực vận tải, truyền thông và dịch vụ công cộng.

Kể từ cuối thập kỷ 1980, thị trường lao động, quan hệ công nghiệp và ngành giáo dục và đào tạo đã được xem xét để cải tổ. Riêng thị trường lao động được xem xét vào nửa sau của thập kỷ 1990.

Điều quan trọng là ít có sự vấp ngã trong công cuộc cải tổ, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn trong kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn như các mức thuế vẫn được giảm xuống ngay trong thời kỳ khó khăn về kinh tế vào đầu thập niên 1990. Chính phủ cũng không điều chỉnh gì trong lĩnh vực tài chính trong các giai đoạn căng thẳng của cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990.  Thực tế là, dù đang trong hoàn cảnh suy thoái, những cuộc cải tổ kinh tế vi mô vẫn được thai nghén, chẳng hạn như trong lĩnh vực vận tải và truyền thông.

Năm 1995 biện pháp cải tổ từng lĩnh vực trong kinh tế vi mô được bổ sung bằng Chính sách Cạnh tranh Quốc gia, một kế hoạch toàn điện cho việc cải tổ tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính sách này buộc chính phủ liên bang và từng bang phải xem xét lại hệ thống luật pháp hiện hữu và tiến tới hệ thống luật pháp được đề xuất, dưới sự kiểm tra của quần chúng nhân dân, đồng thời các chính phủ phải đảm bảo thái độ trung lập trong cạnh tranh giữa các bộ phận nhà nước và bộ phận tư nhân. Chính sách này cũng đưa ra những chế độ quốc gia cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Những lợi ích về kinh tế vĩ mô của chương trình cải tổ về cấu trúc của Úc cần phải mất một thời gian để thể hiện. Điều chắc chắn và những lợi ích này không mấy rõ ràng trong nửa sau của thập kỷ 1980, và càng không rõ ràng trong thời kỳ suy thoái của đầu thập kỷ 1990. Có nhiều người đã tranh luận quyết liệt về phương hướng của những thay đổi về chính sách. Thập kỷ 1980 cũng là thời gian của nhiều cuộc cải tổ lớn về cẩu trúc ở nhiều quốc gia.

Nửa cuối của thập kỷ 1980 là một giai đoạn thách thức cho nền kinh tế vĩ mô. Vốn đã có một số tiến bộ trong việc giảm thiểu sự bảo hộ thị trường. hàng hóa từ thập kỷ 1970, đến nửa đầu thập kỷ 1980 Úc đã tiến hành một cuộc tự do hoa thị trường vốn. Thị trường lao động và lĩnh vực hàng phi mậu dịch được điều chỉnh rất nhiều. Việc quản trị các công ty và quản trị các cơ sở tài chính vừa được tự do cũng được coi là việc cần thiết.

Các nhà cố vấn về chính sách không hoàn toàn tin tưởng rằng số vốn đưa vào hoạt động kinh tế sẽ mang lại lợi nhuận theo dự đoán của các nhà đầu tư. Người ta cũng ít tin tưởng rằng số vốn nhập khẩu đã được sử dụng một cách hiệu quả. Các nhà cố vấn đã băn khoăn rằng số vốn đầu tư này rất dễ bị tác động bởi những thay đổi bất lợi trong thị trường, có thể gây ra tình trạng cực kỳ bất ổn. Sự bất ổn này sẽ được ghi nhận trong giá cả thị trường - mức lãii suất gia tăng đột biến hay sự mất giá đột biến của đồng tiền, hoặc là cả hai. Ngoài ra người ta cũng băn khoăn 1à sự bất ổn của vốn đầu tư này không dễ dàng điều tiết trong sản phẩm hay trong thị trường lao động.

Các nhà cố vấn chính sách đã phân tích rằng sự bội chi lúc đó phản ánh sự đầu tư nội địa quá mức (của chính phủ, các doanh nghiệp và các gia đình) so với số lượng tiết kiệm nội địa. Sự bội chi này cũng là bằng chứng của vấn đề kinh niên về tiết kiệm quốc gia. Cụ thể hơn, đó là bằng chứng của chính sách tài chính. Do đó, một lượng vốn đầu tư lớn phản ánh một sự bội chi lớn, có nghĩa là đất nước này đang phải chịu một sự rủi ro về những thay đổi trong môi trường đầu tư quốc tế. Phương cách để bảo hiểm cho những rủi ro này là giảm việc kêu gọi tiết kiệm từ nước ngoài bằng cách gia tăng lượng tiết kiệm nội địa. Và điểm bắt đầu sẽ là việc vay tiền của khối nhà nước. Khi bội chi của nhà nước giảm xuống thì sự thặng dư về vốn sẽ giảm theo.

Một nhân tố khác làm hạn chế tốc dộ tăng trưởng trong thập kỷ 1980 và cả trong nửa sau của thập kỷ 1970, là lạm phát. Trong vấn đề này, nền kinh tế vi mô đóng một vai trò quan trọng. Thị trường sản phẩm, vốn linh hoạt và có sức cạnh tranh, chịu trách nhiệm về hiểm họa gia tăng tốc độ lạm phát, vốn đã được giảm bớt, đối với sự tăng trưởng. Và đối với bất kỳ tốc độ lạm phát nào nền kinh tế vẫn có thể tăng trưởng nhanh hơn.

Qua suốt thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, những cơ quan tiền tệ của Úc đã đi tìm một nguồn tin cậy vĩnh viễn cho các hoạt động về tiền tệ, mặc dù không thành công. Đến năm 1993, với mức lạm phát thấp, Ngân hàng dự trữ Úc bắt đầu đặt trọng tâm vào sự lạm phát trong một kế hoạch trung hạn.

Đến lúc này Úc đã có những chiến lược trung hạn cho chính sách tiền tệ, những chiến lược đem lại nhiều sự tín nhiệm đáng kể. Và sự bất ổn tương đối nhỏ của cả sự lạm phát lẫn sự tăng trưởng trong thập niên 1990 đã chứng tỏ là kế hoạch trung hạn này đã thành công. Nhưng việc áp dụng kế hoạch trung hạn này cho các chính sách kinh tế vĩ mô không thể không kết hợp với những lợi ích của việc cải tổ nền kinh tế vi mô qua nhiều năm. Cuộc cải tổ kinh tế vi mô này đã hình thành một nền kinh tế trong đó một kế hoạch về chính sách cho kinh tế vĩ mô sẽ có được sự tín nhiệm của nó.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2284-02-633501626865781250/Kinh-te/Cac-chinh-sach-va-su-tien-trien.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận